Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 8 2017 lúc 17:54

- Thuận lợi:

      + Đất: Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê.

      + Khí hậu: cận xích đạo lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè, ..) khá thuận lợi.

      + Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên cạnh cây công nghiệp vào mùa khô.

      + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. Trong rừng còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu.

- Khó khăn:

      + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng.

      + Vùng thưa dân nhất nước ta, phân bố không đều,rất thiếu lao động.

      + Là vùng còn khó khăn của đất nước.

      + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 20:12

+ Những điều kiện thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

-Có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên. Khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo đài, thích hợp để trồng cây công nghiệp trên quy mô lớn. Các cao nguyên cao (trên 1000 m) có khí hậu mát, thích hợp để trồng một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, rau, hoa quả).

- Có các đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

- Còn diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

-Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước.

- Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu ...).

+ Những khó khăn:

- Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị chay.

- Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông - lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.


Bình luận (0)
dương thùy
1 tháng 4 2017 lúc 20:22

- Thuận lợi: + Chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. + Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè). + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. - Khó khăn: + Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. + Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp. + Là vùng còn khó khăn của đất nước. + Việc chặt phá rừng để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Bình luận (0)
Thư Soobin
30 tháng 11 2017 lúc 16:55

+ Những điều kiện thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

-Có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha), phân bố tập trung thành vùng lớn trên bề mặt các cao nguyên. Khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo đài, thích hợp để trồng cây công nghiệp trên quy mô lớn. Các cao nguyên cao (trên 1000 m) có khí hậu mát, thích hợp để trồng một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, rau, hoa quả).

- Có các đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc lớn.

- Còn diện tích rừng lớn nhất nước với nhiều loại gỗ quý, chim, thú quý.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

-Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong và ngoài nước.

- Nhu cầu lớn của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài về các sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu ...).

+ Những khó khăn:

- Mùa khô kéo dài 4-5 tháng, việc làm thủy lợi khó khăn, tốn kém. Rừng dễ bị chay.

- Tài nguyên rừng bị suy thóai do khai thác chưa hợp lí, do mở rộng diện tích đất nông nghiệp tự phát.

- Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông - lâm nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Bình luận (0)
hiếu KS
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 4 2018 lúc 14:55

HƯỚNG DẪN

a) Đối với phát triển cây công nghiệp lâu năm

− Thuận lợi

+ Đất badan có diện tích lớn, giàu chất dinh dưỡng.

+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

+ Khí hậu cận Xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài.

+ Phân hóa theo độ cao.

− Khó khăn

+ Mùa khô thiếu nước.

+ Màu mưa đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.

b) Đối với việc khai thác lâm sản

− Rừng: Độ che phủ tương đối lớn.

− Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều động vật.

Bình luận (0)
Trịnh Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
4 tháng 9 2016 lúc 12:19

* Các nhân tố tự nhiên:

Tài nguyên đấtTài nguyên khí hậuTài nguyên nướcTài nguyên sinh vật

* Nhân tố kinh tế - xã hội:

Dân cư và lao động nông thônCơ sở vật chất kĩ thuậtChính sách phát triển nông nghiệpThị trường trong và ngoài nước

b. Phân tích các điều kiện để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên:

* Điều kiện tự nhiên 

- Thuận lợi:

Đất badan màu mỡ, phân bố thành những cao nguyên xếp tầng, lượn sóng diện tích lớnKhí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, có sự phân hoá theo đai cao

→ Thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm cây công nghiệp.

- Khó khăn: mùa khô kéo dài sâu sắc gây hiện tượng thiếu nước, mùa mưa tập trung gây hiện tượng lũ lụt...

* Kinh tế - xã hội: 

- Thuận lợi:

Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệpCó một số cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp: Plâycu, Buôn Ma Thuột...Được nhà nước quy hoạch là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn

- Khó khăn:

Thiếu lực lượng lao độngCơ sở hạ tầng lạc hậu, công nghiệp chế biến còn thưa thớt...
Bình luận (0)
Hồ Quang Hưng
Xem chi tiết
level max
17 tháng 12 2022 lúc 12:46

_Thuận Lợi:

+ là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2 cả nước, đất phù sa màu mỡ thuận lợi thâm canh lúa nước

+ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp trồng cây ôn đới

+ Khoáng sản: các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên

+ Vùng vịnh bắc bộ giàu tiềm năng và thủy sản, du lịch,...

_ Khó khăn

+ thiên tai ( bão lũ, thời tiết thất thường).

Bình luận (0)
Phuong trang Pham le
17 tháng 12 2022 lúc 19:03

lười ghi quá

 

Bình luận (0)
Lê Tấn Sanh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
28 tháng 1 2016 lúc 11:15

* Giải thích:

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm số 1
ở nước ta vì ngành này có thế mạnh lâu dài, có nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có ở trong nước có khả năng thu hút nhiều
nguồn lao động dư thừa thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đạt hiệu quả kinh tế cao và khi phát triển thì sẽ kích thích nhiều
ngành khác phát triển theo.

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành khá đa dạng và thể hiện như sau:
           + Trong cơ cấu ngành gồm nhiều nhóm ngành trước hết là gồm các ngành chế biến các sản phẩm trồng trọt như xay sát gạo,
chế biến đường, mía, cà phê, cao su...
           + Nhóm ngành chế biến sản phẩm công nghiệp như chế biến thịt, sữa, thức ăn gia súc.

           + Nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản như cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ gỗ, sản xuất bột giấy.
           + Nhóm các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản như chế biến cá hộp, sản xuất bột cá làm nước nước, tôm cá đông
lạnh..
           + Gồm các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước ngọt, bánh kẹo...
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành rất đa dạng.

* Các nguồn lực tự nhiên - xã hội - kinh tế ở nước ta để phát triển các ngành nông - lâm - thuỷ hải sản.
 

- Các nguồn lực tự nhiên.
Thuận lợi:
           + Do nước ta nằm trong vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu cho nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên
nhiệt đới nóng, nắng và có nền nhiệt bức xạ cao. Trước hết rất thuận lợi nhiều nguồn nông lâm thuỷ hải sản nhiệt đới, thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp chế biến phát triển.
           + T/nhiên nước ta gồm có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo mùa, theo Bắc - Nam, theo độ cao, có nguồn
nước tưới phong phú, có tài nguyên đất đai đa dạng về loại hình. (Nhiều loại đất Feralit, đất phù sa) là môi trường cho phép sản xuất
nhiều nguồn nguyên liệu nông, lâm, hải sản, đặc sản như lúa, mía, lạc, cà phê, cao su... chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy nhiều
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp phát triển mạnh.
           + Đất đai nước ta tuy nhỏ hẹp nhưng lại có 3/4 đất đai là đồi núi trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi và nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn rất tốt với nuôi bò sữa bò thịt nổi tiếng như Cao nguyên Mộc Châu, Đức Trọng. Đb có
vùng gò đồi trước núi miền Trung rất thuận lợi để xản xuất với qui mô đàn bò 3,3 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con là nguồn nguyên
liệu thịt sữa thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
           + Nước ta có 450 ngàn ha đầm phá cửa sông với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1 triệu tấn năm trong đó riêng đồng
bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 10 vạn tấn/năm. Chính đó là nguyên liệu thúc đẩy chế biến thuỷ sản tôm, cá đông lạnh phát
triển nhanh.
           + Nước ta có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản từ 3 ® 3,5 tấn/năm với sản lượng đánh bắt hải sản hiện nay đã đạt được
50, 60 ngàn tấn tôm mực chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến hải sản như làm cá hộp, chế biến nước nắm...
           + Ngành công nghiệp gia súc, gia cầm khá phát triển với sản lượng thịt gia súc 1,2 triệu tấn/năm trong đó 3/4 là thịt lợn
chính là cơ sở phát triển công nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu.
 

Khó khăn:
           + Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệp nhiều thiên tai... đã làm cho năng suất và sản
lượng các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh, chất lượng thấp
           + Tài nguyên môi trường nước ta nhiều năm qua đã được khai thác sử dụng bừa bãi hiện nay đang cạn kiệt, suy thoái nhanh
làm giảm nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ hải sản.

* Các nguồn lực kinh tế - xã hội.
Thuận lợi :
          + Nguồn lao động nước ta dồi dào vừa là động lực chính để thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển vừa là thị trường tiêu
thụ lớn những sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản. Mặt khác nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất và chế biến những sản phẩm nông lâm thuỷ hải sản nên ngày nay năng suất nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm chế biến liên tục được nâng cao.
          + Cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Trước hết là xây dựng được nhiều vùng chuyên canh lương thực
thực phẩm cây công nghiệp, nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như xay xát gạo, đường, mía, cà phê, cao su... Chính là
những thị trường để kích thích sản xuất các nguồn nguyên liệu phát triển đồng thời có thể sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng và
xuất khẩu có giá trị.
          + Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách hợp với lòng dân, kích thích sản xuất
phát triển như chính sách khoàn 10, thu mua nông sản và giá khuyến nông và đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường xuất, nhập
khẩu.
 

Khó khăn:
          + Trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề của người lao động Việt Nam vẫn còn hạn chế nên năng suất và sản lượng các
ngành công nghiệp chưa cao, chất lượng các sản phẩm chế biến chưa tốt, làm giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
          + Kỹ thuật chế biến lạc hậu, phương tiện già cỗi, cũ kỹ, đổi mới chưa kịp cũng là nhân tố làm giảm năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm chế biến.
         + Đảng và Nhà nước đổi mới chậm với duy trì cơ chế bao cấp mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp quá lâu, nên làm giảm tốc
độ tăng trưởng của các ngành nông lâm thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
3 tháng 2 2016 lúc 16:02

a. Thuận lợi 
- Vị trí địa lí :
+Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng  trong quá trình phát triển
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông-tây mở lối giao lưu với Lào  và Đông Bắc Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở
-Điều kiện tự nhiên :
+Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômít, thiếc,sắt, đá vôi và sét làm xi măng,đá quí
+Rừng  có  diện  tích  tương  đối  lớn,  độ  che  phủ  rừng  chỉ  đứng  sau  Tây Nguyên
+Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu ) và tiềm năng thủy điện
+Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn,có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng,chăn nuôi gia súc lớn
+Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+Tài nguyên du lịch đáng kể : các bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò,Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô,Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-KẻBàng,Di sản văn hóa thế giới  Di tích cố đô Huế,  Nhã nhạc  cung đình Huế
b.  Khó khăn 
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phần hạn chế do các đồng bằng nhỏ hẹp,chỉ có đồng bằng Thanh-Nghệ- Tĩnh là lớn hơn cả
- Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc.Về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây  Nam thời  tiết nóng  và khô. Nhiều hạn hán,bão,mưalớn,nước lũ, triều cường
- Mức sống của dân cư còn thấp,hậu quả chiến tranh còn để lại
-Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo,việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế.

* Giải thích: 

-Lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có rừng.
-Góp phần tạo cơ cấu ngành ở Bắc Trung Bộ là dao khai thác được tối đa lợi thế về nguồn tài nguyên.
-Tỉ trọng CN của vùng còn nhỏ bé, đẩy mạnh CNH – HĐH phải dựa trên thế mạnh từ nông - lâm – ngư nghiệp. 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Khang
3 tháng 2 2016 lúc 16:43

1. Những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế ở Bắc  Trung Bộ.

a) Thuận lợi :

- Vị trí địa lí :

+ Bắc giáp với Đồng bằng sông Hồng và khu vực Tây Bắc thuộc miền núi Bắc Bộ

+ Nam giáp với vùng kinh tế Nam Trung Bộ, đây là khu vực được coi là cầu nối hai miền Bắc - Nam

+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược mở cửa phát triển kinh tế - xã hội.

+ Có biên giới chung với Lào, nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu

- Tài nguyên thiên nhiên :

+ Đất ferali ở miền đồi núi phía Tây chủ yếu là đất phong hóa từ đá vôi, đá phiến, mắcma núi lửa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển rừng, đồng cỏ chăn nuôi, trồng cây công nghiệp (dài và ngắn ngày)....Ở đồng bằng đất phù sa có thể trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích rừng lớn (chỉ sau Tây nguyên) với nhiều loại gỗ quý (lim, lát, gụ, dẻ...), nhiều loài thú quý.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại có giá trị kinh tế cao : quặng sắt (Hà Tĩnh), crom ( Thanh Hóa), thiếc, boxits, đá quý (Nghệ An), titan có mặt ở hầu hết khu vực ven biển của các tỉnh....

+Tài nguyên biển phong phú, vùng biển có điều kiện để phát triern kinh tế biển : giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác nuôi trồng thủy sản biển...

+ Địa hình đa dạng, nhiều hang động caxto, nhiều di tích lịch sử văn hóa là cơ sở để phát triển hoạt động du lịch ( PHong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế là hai di sản tự nhiên và văn hóa thế giới)

- Dân cư - lao động :

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.

+ Người lao động cần cù chịu khó

+ Có kinh nghiệm trong việc trinh phục thiên nhiên, phòng chống thiên tai (bão; lũ lụt, hạn hán...)

- Cơ sở vật chất :

+ Một số trung tâm công nghiệp, cảng biển, đầu mối giao thông đã được xây dựng ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế : Thanh Hóa - Vinh - Đồng Hới - Huế

+ Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xây dựng trong tương lai gần sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của vùng.

b) Khó khăn

- Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào, cát bay.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở lãnh thổ phía Đông

- Trong chiến tranh, đây là vùng bị tàn phá nặng nề, hậu quả vẫn còn tồn tại.

- Lực lượng có tay nghề mỏng.

- Những khó khăn về tự nhiên, kinh tế- xã hội gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư.

2. Phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ vì các lí do sau :

- Phát huy hết các thế mạnh về tự nhiên của vùng, tạo cơ sở ban đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Góp phần tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian lãnh thổ : đồi núi phía Tây, đồng bằng ven biển phía Đông và vùng biển rộng, giàu tiềm năng. Mỗi khu vực đều có thế mạnh riêng :

+ Núi phía Tây : thế mạnh về lâm nghiệp

+ Đồng bằng phía Đông : thế mạnh về trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Vùng đồi trước núi : chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày.

+ Vùng biển : phát triển tổng hợp kinh tế biển trong đó có : khai thác nuôi trồng thủy sản - hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển du lịch.

- Sự kết hợp phát triển nông - lâm - ngư nghiệp sẽ là cơ sở để phát triển cả ba ngành :

+ Phát triển lâm nghiệp : vứa khai thác thế mạnh của tài nguyên rưng, vừa có tác dụng hạn chế xói mòn đất, giảm lũ lụt,ổn định mực nước ngầm, giảm tác hại của gió Tấy Nam khô nóng.

+ Trồng rừng phi lao ven biển giảm thiên tai do gió báo gây ra, đồng thời hạn chế sự di chuyển của các cồn cát di động lấn vào diện tích đất nông nghiệp.

+ Phát triển rừng ngập mặn ven biển, ngoài việc giữ phù sa còn tạo điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển, thúc đẩy việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 11 2018 lúc 9:08

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

Bình luận (0)