Hướng dẫn soạn bài Thuốc cùa Lỗ Tấn
Hướng dẫn soạn bài : "Thuốc" - Lỗ Tấn
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại sa sút. Bố mất từ năm 13 tuổi, ông mong ước được học nghề y từ đó. Ông từng học nghề hàng hải để được đi đây đó mở mang tầm mắt. Sau đó ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ
Tác phẩm chính : " Gào thét", " Bàng hoàng", " Chuyện cũ viết lại", các tạp văn " Nấm mồ", "Gió nóng", "Hai lòng"...
2. Tác phẩm
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đới hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. " Thuốc" ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh tỉnh những ai còn ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như con bệnh trầm kha chỉ có thể tiêu diệt hết thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứ được con bệnh thập tử nhất sinh ấy.
"Thuốc" được viết ngày 25-4-1919 và được đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" dúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra
II. Trả lời câu hỏi
1. Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ tử tù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại bởi nó gợi đến suy tưởng về lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm là lịch sử " nhân nhục nhân" - người ăn thịt người. Và vì thế, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành biểu tượng cho sự u mê, tăm tối vì mê tín, dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.
2. Hạ Du là một nhà văn cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động. Nhưng trong cuộc bàn luận trong quán trà, những người nông dân Trung Quốc lại lên án Hạ Du, coi Hạ Du như một thứ giắc cỏ rác. Hành động của những người nông dân Trung Quốc cho thấy họ chưa được giác ngộ về cách mạng, chưa hiểu hết về những người như Hạ Du. Và vì thế , họ chưa ủng hộ cách mạng, cái chết của Hạ Du dường như có điều gì oan ức.
Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho quần chúng nhân dân.
3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch lạc suy tư lạc quan của tác giả.
Thời gian nghệ thuật của truyện được khuôn vào trong hai thời điểm của mùa thu và mùa xuân. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu còn cảnh sau xảy ra vào mùa xuân. Hai con người ra đi vào mùa thu như sự đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa. Hai cái chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cái cách họ chết cũng không giống nhau. Thế nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau khổ dường như đã đồng cảm với nhau. Đặt câu chuyện vào thời gian của hai mùa : một mùa có tính chất tàn tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh, tác giả dường như muốn gửi gắm vào đó một niềm hi vọng. Hi vọng về một sự hồi sinh. Dù không có những biểu hiện thật rõ ràng, song với cách kết cấu thời gian nghệ thuật như thế và với hình ảnh " những cây dương liễu mới đâm ra được chồi non bằng nửa hạt gạo" ở phần sau của truyện, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận tối tăm, đau khổ trong tác phẩm
Mùa xuân Thanh minh, người mẹ Hạ Du đến mọ con kinh ngạc về vòng hoa trên mộ con. Không phải vòng hoa của họ hàng. Không phải vòng hoa của hàng xóm.... Vậy ắt hẳn, đó là vòng hoa của những người đồng chí của Hạ Du. Vậy là những người cách mạng vẫn còn. Hình ảnh vòng hoa là hiện thân của phong trào cách mạng vẫn đang âm thầm sống và sẽ sống mãnh liệt trong cái mùa xuân tràn trề sức sống ấy.
Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8
Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8
I.Tìm hiểu chung:
1.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:
- Bố cục: Gồm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS
=>Thông báo
+ Phần 2: Tiếp ... con đường phạm luật
=>Tác hại
+ Phần 3: Còn lại
=>Kiến nghị
- Phương thức: thuyết minh
- Nhan đề: có dấu phẩy để nhấn mạnh, gây ấn tượng và có thể hiểu đó như là tiếng chửi rủa.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Thông báo về nạn dịch:
- Nghệ thuật: lập ý theo lối gián tiếp: từ xa đến gần, biện pháp so sánh
=>Qua đó, chúng ta thấy ôn dịch, thuốc lá đang đe dọa tới sức khỏe của con người – đó chính là một hiểm họa to lớn.
2.Tác hại của thuốc lá:
a. Tác hại đối với sức khỏe con người”
* Đối với người hút: gây ra nhiều bệnh tật
* Đối với người xung quanh: thuốc lá rất độc hại đối với những người xung quanh đặc biệt là thai nhỉ và trẻ nhỏ.
b. Tác hại tới đạo đức con người:
- Ăn trộm
- Nghiện thuốc lá -> Ma túy
=>Thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách của con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.
3. Kiến nghị chống thuốc lá:
- Với các biện pháp đưa ra ví dụ, số liệu và phương pháp so sánh từ đó tác giả muốn nói lên chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới.
- Từ đó, khiến người đọc tin ở chiến dịch chống thuốc lá, hành động không hút thuốc lá và tuyên truyền tới mọi người.
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Phương pháp: thuyết minh
- So sánh, liệt kê
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục
2.Nội dung:
- Hiểu được tác hại của thuốc lá và chống lại nạn ôn dịch này.
P/s: Bạn đọc qua bài đi nữa nhé thì khi hok bạn sẽ hiểu bài hơn đó !!!
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Nguyễn Khắc Viện)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về vấn đề nêu trong văn bản:
"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đồng.
2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:
a) Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.
b) Có thể hình dung bố cục của bài viết này theo bốn phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến "nặng hơn cả AIDS"), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".
Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến "tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...
Từ những tác hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người, của người hút thuốc lá, đến phần ba (Từ "Có người bảo" đến "con đường phạm pháp"). Tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội. Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!", tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.
c)Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.
Ví dụ: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!". "Xin đáp lại...."
Hướng dẫn soạn bài " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" - Văn lớp 6
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Hồ Nguyên Trừng)
I. VỀ TÁC GIẢ
Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.
Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.
Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.
2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.
3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.
4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòngcòn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".
2. Lời kể:
Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:
- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.
- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.
- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.
- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.
3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.
4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.
I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở ở tấm lòng rõ ràng làchính xác hơn
I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:
Soạn bài: Cố Hương (Lỗ Tấn)
Hướng dẫn soạn bài Lượm ?
Soạn bài Lượm của Tố Hữu I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu. Qua hình ảnh, cử chỉ, lời nói của Lượm ta hình dung ra một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, dễ thương lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau đó, người chú nghe tin Lượm đã hi sinh. Chú bé đã bình tĩnh là công việc thường ngày là chuyển những bức thư quan trọng trên chiến tường ác liệt. Chú bé bị bắn trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa mà bàn tay cháu vẫn nắm chặt những bông lúa. - Bố cục : + 5 khổ đầu : Người chú bất ngờ gặp cháu trong tư thế người lính. + 7 khổ tiếp : Hành động đi liên lạc và cái chết của Lượm. + 2 khổ cuối : Lượm không chết trong lòng của chú. Câu 2. - Hình ảnh Lượm rất đáng yêu đáng mến. + Ngoại hình : loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân. - > Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời. + Cử chỉ : Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí. - > Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy. + Lời nói : Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à - > Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này. - Những yếu tố nghệ thuật láy : khổ 2 ; + vần : cách khoảng. + dòng 1 và 3 ; dòng 2 và 4. + nhịp đa dạng, so sánh : Như con chim chích, má đỏ bồ quân. + đã có tác dụng dựng chân dung rất sinh động của một nhân vật nhỏ tuổi. Câu 3. a. - Lượm làm nhiệm vụ nguy hiểm là đi lại giữa hai làn đạn của một trận đánh. Lượm phải đi rất nhanh (vượt qua) mặt trận để đưa thư thượng khẩn trong lúc đạn bay vèo vèo. Tuy nhiên « chú đồng chí nhỏ » này bất chấp, chú thi hành nhiệm vụ rất khẩn trương. Hình ảnh « Calô chú bé, nhấp nhô » trên đồng lúa cao ngang tầm Lượm đã cho thấy điều đó. - Lượm đã bị kẻ thù phát hiện và nòng súng đã bắn trúng Lượm. Lượm ngã xuống trên đồng lúa tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa. - Hình ảnh Lượm gợi cho ta sự khâm phục, kính trọng và xúc động. b. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt. - Ra thế Lượm ơi !... + Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người. - Thôi rồi, Lượm ơi ! Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết. - Lượm ơi, còn không ? Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào « không tin được dù đó là sự thật ». Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn. - Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vằng. Câu 4. Quan hệ của chú cháu trong một gia đình : Cháu cười híp mí. - Quan hệ xã hội : + Chú đồng chí nhỏ (cả hai đều tham gia kháng chiến). + Lượm ơi, còn không ? (Cách gọi tên biểu hiện sự ngang vai, bè bạn). Xem lại câu 3 và phần Ghi nhớ trang 77. II. Luyện tập. Câu 2. Trận đánh diễn ra một cách ác liệt. Lượm vừa truyền đạt mệnh lệnh của chỉ huy xuống các chiến hào, các ụ súng thì được lệnh phải băng qua mặt trận đỏ lừ những viên đạn bay vèo vèo đang cày xới ruộng lúa trước mặt để đưa thư thượng khẩn. Chú bé cẩn thẩn để thư vào cái xách vắt chéo ngực rồi chạy như bay về phía trước. Phía bên kia, kẻ thù đã rê nòng súng theo chiếc mũ ca lô đang nhấp nhô lại gần. Một tiếng nổ đang tai chát chúa, Lượm đã ngã xuống. Đồng quê thơm mùi sữa lúa đang chín trở thành cái nôi êm ru Lượm vào giấc ngủ vĩnh hằng.
- Nhân vật Lượm để lại trong em niềm thán phục ra sao?
Hướng dẫn soạn bài : " Phát biểu tự do"
Trả lời câu hỏi :
1. Em hãy tìm một vài ví dụ trong đời sống chứng tỏ rằng : trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn
Trả lời:
- Trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu
- Được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một việc nào đó
- Được yêu cầu cho ý kiến trong một cuộc nói chuyện
2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, em hãy trả lời câu hỏi : Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do
Trả lời : Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Mặt khác, việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.
3. Những ví dụ trên ây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị phát biểu. Vậy phải làm thế nào để đạt được thành công ? Hãy chọn các phương án sau đây những câu trả lời đúng
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu và thích thú
b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề
c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời
Trả lời : Các phương án nêu trên đều hợp lí
4. Em hãy tưởng tượng tình huống sau ?
Em đang có mặt giữa đông đảo bạn bè, mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về vấn đề (hiện tượng, câu chuyên,..) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ. Em có những ý kiến riêng về một chủ đề này khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn nghe.
Hãy cho biết
a) Em định phát biểu về chủ đề cụ thể nào ?
Trả lời : Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hình đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi - trường thị đại học...
b) Vì sao em lại lựa chọn chủ đề ấy ?
Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp. Đó là vấn đề bản thân quan tâm, ván đề được sự chú ý của dư luận, vấn đề đang gây bức xúc...
c) Em đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào ?
Trả lời :
- Nêu thực trạng của vấn đề : vấn đề đó đang diễn ra như thế nào ? Sự quan tâm của dư luận ra sao/tính cấp thiết của vấn đề như thế nào ?
- Thực trạng đó cần được biểu dương/nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào ? tại sao ?
- Phương pháp để nhân rộng/ngăn chặn những sự việc trên ?
d) Em định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe
Trả lời :
- Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu
- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng
- Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn
- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong mọi hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hài hước
- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ
- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe
Nên áp dụng tất cả các phương án trên
Hướng dẫn soạn bài " Truyện Kiều" - Nguyễn Du
I. Tác giả
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao. Sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ nghệ thuật cổ điển, đặc biệt là Truyện Kiều.
Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm, sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người.. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
Những sáng tác của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực với cái nhìn sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người. Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn. Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu và công lí,... Nguyễn Du được ca ngợi là người có "con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cho nên, thơ của ông “như có máu thấm nơi đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường chủ nhân).
Sáng tác của Nguyễn Du đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy của văn chương trung đại Việt Nam. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều là đỉnh cao rực rỡ của văn học tiếng Việt. Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học dân tộc.
II. Trả lời câu hỏi
1. Em có nhận xét gì về cuộc đời Nguyễn Du? Điều đó có thể góp phần lí giải sáng tác của nhà thơ như thế nào?
- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ truyền thống ấy.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng Nguyễn Du ít nói, lúc nào cũng trầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có những mâu thuẫn phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Du phần nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao.
2. Cho biết những sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.
a. Những sáng tác của Nguyễn Du gồm:
- Ba tập thơ chữ Hán:
+ Thanh Hiên thi tập (Viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc).
+ Nam trung tạp ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).
+ Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc).
- Thơ chữ Nôm:
+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tiểu thuyết bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.
+ Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu. Ngoài ra còn một số sáng tác khác.
b. Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.
+ Giá trị hiện thực:
Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn...). Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội.
+ Giá trị nhân đạo:
- Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh Kí, Sở kiến hành; Văn chiêu hồn,...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.
- Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).
c. Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du.
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa - Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết bằng thơ Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.
- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục vừa trang nhã diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú biến hoá, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
3. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du.
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Du sống giữa một thời đại lịch sử đầy biến động. Bi kịch riêng và bi kịch thời đại, năng khiếu bẩm sinh cùng truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Bao trùm sáng tác của ông là tư tưởng nhân đạo. Thơ ông là kết tinh những thành tựu văn hoá chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc đặc biệt là truyện Kiều một kiệt tác của văn học tiếng Việt đã được dịch ra tới hơn hai mươi thứ tiếng trên thế giới.
Hướng dẫn soạn ngữ văn bài "Cô Tô"
CÔ TÔ
(Nguyễn Tuân)
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).
Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.
2. Tác giả
Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...
Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).
Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).
Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.
- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.
- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:
- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;
- Cây thêm xanh mượt;
- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;
- Cát lại vàng giòn hơn;
- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.
Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.
3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.
4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:
- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);
- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);
- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);
Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Cách đọc
Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.
2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.
Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):
- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).
- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo)
Hướng dẫn soạn bài " Bài toán dân số" - Văn lớp 8
BÀI TOÁN DÂN SỐ
(Thái An)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về vấn đề nêu trong văn bản:
Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà giàu kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng tóc "nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.
2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:
a) Đề cập về một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..." cho đến "...sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới và Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.
b) Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.
Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.
Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".
c) Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"...
c) Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Văn bản ngắn gọn, trong đó các con số nói lên được nhiều điều. Cần đọc to, rõ ràng các con số để làm tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận của tác giả.
Tóm tắt :
Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.
Bố cục :
- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.
+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.
+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.
+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.
- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.
Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): (bố cục như đã chia phần trên)
Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra : sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.
- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.
Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.
Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.
- Các nước thuộc châu Phi có Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.
Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.
Luyện tậpCâu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.
Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :
- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.
- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.
- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.
Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.
Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người
⇒ gấp gần 2,5 lần so với Việt Nam.