Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Nguyên Khang

Hướng dẫn soạn bài " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" - Văn lớp 6

Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 14:35

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(Hồ Nguyên Trừng)

I. VỀ TÁC GIẢ

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.

Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.

Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.

2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.

3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh. 

4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòngcòn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".

2. Lời kể:

Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:

- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.

- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.

- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.

- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.

3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.

4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.

 

tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 15:35

I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở ở tấm lòng rõ ràng làchính xác hơn





 

sakura
24 tháng 2 2016 lúc 12:56

I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:

 

khánh nhung trần thị
12 tháng 3 2017 lúc 20:41

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. - Giới thiệu : + Là quan Thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương. + Dùng tiền của mua thuốc và tích trữ thóc gạo. + Chữa những kẻ cơ khổ chu đáo không lấy tiền + Năm đói, dựng nhà cho kẻ đói khát bệnh tật. = > Rất được người đời trọng vọng. - Câu chuyện : Có người mời đi chữa cho người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối. = > Ngài theo ngay. + Ngay lúc đó được lệnh vào cung thăm quý nhân bị sốt. Thái y lệnh đã từ chối. + Quan Trung sứ tức giận đe dọa mạng sống của ông. + Ông chấp nhận chịu tội để đi cứu người đàn bà. + Bị vua quở trách, ông bày rõ tấm lòng thành. + Nhà vua khen ông là lương y. - Kết chuyện : con cháu ngài đều làm quan lương y được mọi người khen. a. Từ những chi tiết trên ta thấy vị Thái y lệnh là một người lương y nhân đức, đặc biệt là ông giành tình thương cho những người cơ khổ, bệnh tật. - Trong những hành động của ông, điều làm cho ta cảm phục và suy nghĩ chính là lựa chọn dứt khoát việc chữa bệnh cho người đàn bà nghèo nguy kịch chứ chưa chữa bệnh cho vị quý nhân ở trong cung. Vị Thái y lệnh sẵn sàng chấp nhận chịu tội, chịu chết chứ không để con bệnh chết. Ngoài tấm lòng vị lương y này còn có dũng khí. b. Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh : - Biết rằng mình làm Thái y lệnh là phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói : « Tôi có mắc lội ». - Chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất là cái chết : « Tội tôi xin chịu ». - Khẳng định cứu tính mạng người đang nguy kịch mà không cần quan tâm tới tính mạng của mình. + Giữa 2 người bệnh, chỉ có sự lựa chọn duy nhất : « Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu ». + Đối với mình, Thái y lệnh hi vọng « trong cậy vào chúa thượng, may ra thoát ». - Nhận xét : + Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mực. +Ông quyết tâm cứu sống người bệnh bất chấp cả mạng sống của mình. Câu 2. Vị Thái y lệnh vào chầu : vua quơ trách vì không làm tròn nhiệm vụ của quan Thái y. - Sau khi tạ tội và trình bày sự việc vua Trần Anh Vương rất vui mừng. Vua ca ngợi Thái y lệnh là người vừa giỏi chuyên môn, lại là người có nhân đức với dân lành nghèo khổ. Đó là vị lương y « xứng với lòng ta mong mỏi ». - Qua đây ta thấy Trần Anh Vương là vị vua nhân đức. + Biết thương dân. + Biết ưu ái người có tài đức. Câu 3. Câu chuyện đã cho ta rút ra bài học về nghề y. - Không chỉ tu luyện thành tài năng hành nghề y phải bằng tấm lòng nhân hậu. - Phải biết thương và hết lòng vì người nghèo. Câu 4. - Thái y lệnh và thầy Tuệ Tĩnh (trang 44) đều là hai người có y đức, có tôn chí « chữa bệnh cứu người » dựa trên tấm lòng rất nhân hậu. - Cả hai đều gặp tình huống truyện như nhau. Một lúc có hai người bệnh : một người nguy cấp và một người bị nhẹ hơn, một người nghèo khổ và một người giàu có, địa vị. - Cả hai đều chịu sức ép từ phía quyền lực nhưng họ đã làm theo mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng. - Sự khác nhau chỉ là tình tiết : + Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiên thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. + Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. + Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn. + Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc. II. Luyện tập. Câu 1. - Bậc lương y chân chính theo Trần Anh Vương. + Giỏi nghề. + Thương dân. - Những chi tiết ở câu chuyện cho thấy Thái y lệnh đã thực hiện lời thề Hi-cô-pờ-lat bằng hành động. Câu 2. Hai tiếng cốt nhất nhấn mạnh y đức, tấm lòng của người thầy thuốc giỏi. Nhưng nó không tuyệt đối cái yếu tố này. Ngoài y đức thì phải có cả chuyên môn giỏi. Cách đặt tên như văn bản là hợp lí.

Chillwithme
12 tháng 12 2017 lúc 19:30
Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Câu 1: Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm.

+ Đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.

+ Năm đói kém dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng, đói khát và bệnh tật đến ở, cứu sống hàng vạn người.

+ Trả lời quan Trung sứ: bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đến vương phủ.

- Nhận xét về nhân vật Thái y:

+ Thái y là người toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp cứu người.

+ Là một thái y đặt mục đích cứu người lên trên hết, không sợ quyền uy.

+ Giàu lòng nhân hậu, yêu thương mà chữ tâm và tài đều tỏa rạng.

- Điều cảm phục nhất về hành động của ông: Đem hết của cải trong nhà mà mua thuốc, mua gạo chữa bệnh cho người nghèo, bệnh có dầm dề máu mủ cũng không hề né tránh.

=> Điều đó thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.

b. Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh :

- Biết rằng mình làm Thái y lệnh là phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói: "Tôi có mắc tội".

- Chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất là cái chết: "Tội tôi xin chịu".

- Khẳng định cứu tính mạng người đang nguy kịch mà không cần quan tâm tới tính mạng của mình.

+ Giữa 2 người bệnh, chỉ có sự lựa chọn duy nhất : "Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu".

+ Đối với mình, Thái y lệnh hi vọng "trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát"

- Nhận xét:

+ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mực.

+ Ông quyết tâm cứu sống người bệnh bất chấp cả mạng sống của mình.

Câu 2:

Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.

Câu 3:

Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.

Câu 4: Thái y lệnh và thầy Tuệ Tĩnh (trang 44) đều là hai người có y đức, có tôn chí "chữa bệnh cứu người" dựa trên tấm lòng rất nhân hậu.

- Giống nhau:

+ Cả hai đều gặp tình huống truyện như nhau. Một lúc có hai người bệnh : một người nguy cấp và một người bị nhẹ hơn, một người nghèo khổ và một người giàu có, địa vị.

+ Cả hai đều chịu sức ép từ phía quyền lực nhưng họ đã làm theo mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng.

- Khác nhau về tình tiết:

+ Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiên thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến.

+ Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt.

+ Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.

+ Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc.

Chillwithme
12 tháng 12 2017 lúc 19:30

Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. - Giới thiệu : + Là quan Thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương. + Dùng tiền của mua thuốc và tích trữ thóc gạo. + Chữa những kẻ cơ khổ chu đáo không lấy tiền + Năm đói, dựng nhà cho kẻ đói khát bệnh tật. = > Rất được người đời trọng vọng. - Câu chuyện : Có người mời đi chữa cho người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối. = > Ngài theo ngay. + Ngay lúc đó được lệnh vào cung thăm quý nhân bị sốt. Thái y lệnh đã từ chối. + Quan Trung sứ tức giận đe dọa mạng sống của ông. + Ông chấp nhận chịu tội để đi cứu người đàn bà. + Bị vua quở trách, ông bày rõ tấm lòng thành. + Nhà vua khen ông là lương y. - Kết chuyện : con cháu ngài đều làm quan lương y được mọi người khen. a. Từ những chi tiết trên ta thấy vị Thái y lệnh là một người lương y nhân đức, đặc biệt là ông giành tình thương cho những người cơ khổ, bệnh tật. - Trong những hành động của ông, điều làm cho ta cảm phục và suy nghĩ chính là lựa chọn dứt khoát việc chữa bệnh cho người đàn bà nghèo nguy kịch chứ chưa chữa bệnh cho vị quý nhân ở trong cung. Vị Thái y lệnh sẵn sàng chấp nhận chịu tội, chịu chết chứ không để con bệnh chết. Ngoài tấm lòng vị lương y này còn có dũng khí. b. Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh : - Biết rằng mình làm Thái y lệnh là phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói : « Tôi có mắc lội ». - Chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất là cái chết : « Tội tôi xin chịu ». - Khẳng định cứu tính mạng người đang nguy kịch mà không cần quan tâm tới tính mạng của mình. + Giữa 2 người bệnh, chỉ có sự lựa chọn duy nhất : « Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu ». + Đối với mình, Thái y lệnh hi vọng « trong cậy vào chúa thượng, may ra thoát ». - Nhận xét : + Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mực. +Ông quyết tâm cứu sống người bệnh bất chấp cả mạng sống của mình. Câu 2. Vị Thái y lệnh vào chầu : vua quơ trách vì không làm tròn nhiệm vụ của quan Thái y. - Sau khi tạ tội và trình bày sự việc vua Trần Anh Vương rất vui mừng. Vua ca ngợi Thái y lệnh là người vừa giỏi chuyên môn, lại là người có nhân đức với dân lành nghèo khổ. Đó là vị lương y « xứng với lòng ta mong mỏi ». - Qua đây ta thấy Trần Anh Vương là vị vua nhân đức. + Biết thương dân. + Biết ưu ái người có tài đức. Câu 3. Câu chuyện đã cho ta rút ra bài học về nghề y. - Không chỉ tu luyện thành tài năng hành nghề y phải bằng tấm lòng nhân hậu. - Phải biết thương và hết lòng vì người nghèo. Câu 4. - Thái y lệnh và thầy Tuệ Tĩnh (trang 44) đều là hai người có y đức, có tôn chí « chữa bệnh cứu người » dựa trên tấm lòng rất nhân hậu. - Cả hai đều gặp tình huống truyện như nhau. Một lúc có hai người bệnh : một người nguy cấp và một người bị nhẹ hơn, một người nghèo khổ và một người giàu có, địa vị. - Cả hai đều chịu sức ép từ phía quyền lực nhưng họ đã làm theo mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng. - Sự khác nhau chỉ là tình tiết : + Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiên thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. + Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. + Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn. + Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc. II. Luyện tập. Câu 1. - Bậc lương y chân chính theo Trần Anh Vương. + Giỏi nghề. + Thương dân. - Những chi tiết ở câu chuyện cho thấy Thái y lệnh đã thực hiện lời thề Hi-cô-pờ-lat bằng hành động. Câu 2. Hai tiếng cốt nhất nhấn mạnh y đức, tấm lòng của người thầy thuốc giỏi. Nhưng nó không tuyệt đối cái yếu tố này. Ngoài y đức thì phải có cả chuyên môn giỏi. Cách đặt tên như văn bản là hợp lí.

Chillwithme
12 tháng 12 2017 lúc 19:31

Câu 1: Hãy kể ra những, chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Từ đó hãy trả lời các câu hỏi:

a) Vị Thái y lệnh là người thế nào? Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất?

b) Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".

Trả lời:

* Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải ra mua các loại thuổc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo khổ.

+ Không quản ngại bệnh có dầm dề máu mủ.

+ Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém, dịch bệnh nổi lên.

+ Đi chữa bệnh cho dân thường trước rồi mới chữa bệnh cho nhà vua, dù có lệnh vua gọi.

a) Thái y lệnh là người hết lòng vì người bệnh, lương y như từ mẫu. Trong những hành động của ông, diều làm người đọc cảm phục nhất là Thái y nhận lời đi chữa bệnh cho người dân thường rồi mới đi chữa bệnh cho vua.

b) Lời đốì đáp của vị Thái y với quan trung sứ: "Tôi có tộiịịế tôi xin chịu tội" vừa khiêm nhường vừa thấm thìa lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuôc.

Câu 2. Trước cách xử sự của vị Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thê nào? Qua đó, nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Trả lời:

- Nhà vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe Thái y lệnh tường trình dã không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y lệnh. Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một ông vua có lòng nhản đức.

Câu 3: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Trả lời:

Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu; cùng với việc tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi. Vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.

Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh (tr. 44).

Trả lời:

Cả hai văn bản đều biểu dương y đức cao dẹp của người thầy thuốc trước những quyền lực của xã hội thông qua hai tình huống gần giống nhau.

- Tuy nhiên, so văn bản thứ nhất với văn bản thứ hai thì ở văn bản thứ nhất nội dung y đức được kể lại phong phú, sâu sắc hơn, cụ thể:

+ Với vị Thái y lệnh người họ Phạm, ngoài câu chuyện nhà vua cho quan trung sứ gọi vào cung chữa bệnh cho vị quý nhân, còn có những chuyện trước và sau đó của ông, trong khi với Tuệ Tĩnh, chỉ kể chuyện xử sự của ông khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh.

+ Tình huống gay cấn xảy ra đối với Thái y lệnh cũng gắt hơn so với Tuệ Tĩnh vì đây là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền lực tối cao có liên quan đến đạo làm tôi, đến tính mệnh của mình. Còn ở trường hợp Tuệ Tĩnh, mới chỉ là cuộc đụng độ giữa y đức với quyền thế của một vị quý tộc, thấp hơn vua nhiều.

+ Cuộc đụng độ trực tiếp giữa Thái y lệnh với vị quan trung sứ gay gắt hơn cuộc đụng độ giữa Tuệ Tĩnh với con nhà quý tộc.


nguyenvankhoi196a
12 tháng 12 2017 lúc 19:54

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. - Giới thiệu : + Là quan Thái y lệnh phụng sự Trần Anh Vương. + Dùng tiền của mua thuốc và tích trữ thóc gạo. + Chữa những kẻ cơ khổ chu đáo không lấy tiền + Năm đói, dựng nhà cho kẻ đói khát bệnh tật. = > Rất được người đời trọng vọng. - Câu chuyện : Có người mời đi chữa cho người đàn bà nguy kịch, máu chảy như xối. = > Ngài theo ngay. + Ngay lúc đó được lệnh vào cung thăm quý nhân bị sốt. Thái y lệnh đã từ chối. + Quan Trung sứ tức giận đe dọa mạng sống của ông. + Ông chấp nhận chịu tội để đi cứu người đàn bà. + Bị vua quở trách, ông bày rõ tấm lòng thành. + Nhà vua khen ông là lương y. - Kết chuyện : con cháu ngài đều làm quan lương y được mọi người khen. a. Từ những chi tiết trên ta thấy vị Thái y lệnh là một người lương y nhân đức, đặc biệt là ông giành tình thương cho những người cơ khổ, bệnh tật. - Trong những hành động của ông, điều làm cho ta cảm phục và suy nghĩ chính là lựa chọn dứt khoát việc chữa bệnh cho người đàn bà nghèo nguy kịch chứ chưa chữa bệnh cho vị quý nhân ở trong cung. Vị Thái y lệnh sẵn sàng chấp nhận chịu tội, chịu chết chứ không để con bệnh chết. Ngoài tấm lòng vị lương y này còn có dũng khí. b. Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh : - Biết rằng mình làm Thái y lệnh là phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói : « Tôi có mắc lội ». - Chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất là cái chết : « Tội tôi xin chịu ». - Khẳng định cứu tính mạng người đang nguy kịch mà không cần quan tâm tới tính mạng của mình. + Giữa 2 người bệnh, chỉ có sự lựa chọn duy nhất : « Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu ». + Đối với mình, Thái y lệnh hi vọng « trong cậy vào chúa thượng, may ra thoát ». - Nhận xét : + Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mực. +Ông quyết tâm cứu sống người bệnh bất chấp cả mạng sống của mình. Câu 2. Vị Thái y lệnh vào chầu : vua quơ trách vì không làm tròn nhiệm vụ của quan Thái y. - Sau khi tạ tội và trình bày sự việc vua Trần Anh Vương rất vui mừng. Vua ca ngợi Thái y lệnh là người vừa giỏi chuyên môn, lại là người có nhân đức với dân lành nghèo khổ. Đó là vị lương y « xứng với lòng ta mong mỏi ». - Qua đây ta thấy Trần Anh Vương là vị vua nhân đức. + Biết thương dân. + Biết ưu ái người có tài đức. Câu 3. Câu chuyện đã cho ta rút ra bài học về nghề y. - Không chỉ tu luyện thành tài năng hành nghề y phải bằng tấm lòng nhân hậu. - Phải biết thương và hết lòng vì người nghèo. Câu 4. - Thái y lệnh và thầy Tuệ Tĩnh (trang 44) đều là hai người có y đức, có tôn chí « chữa bệnh cứu người » dựa trên tấm lòng rất nhân hậu. - Cả hai đều gặp tình huống truyện như nhau. Một lúc có hai người bệnh : một người nguy cấp và một người bị nhẹ hơn, một người nghèo khổ và một người giàu có, địa vị. - Cả hai đều chịu sức ép từ phía quyền lực nhưng họ đã làm theo mệnh lệnh của trái tim, của tấm lòng. - Sự khác nhau chỉ là tình tiết : + Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiên thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. + Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. + Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn. + Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc. II. Luyện tập. Câu 1. - Bậc lương y chân chính theo Trần Anh Vương. + Giỏi nghề. + Thương dân. - Những chi tiết ở câu chuyện cho thấy Thái y lệnh đã thực hiện lời thề Hi-cô-pờ-lat bằng hành động. Câu 2. Hai tiếng cốt nhất nhấn mạnh y đức, tấm lòng của người thầy thuốc giỏi. Nhưng nó không tuyệt đối cái yếu tố này. Ngoài y đức thì phải có cả chuyên môn giỏi. Cách đặt tên như văn bản là hợp lí.

chúc bn hok tốt @_@

Nguyễn Hồng Hạnh
27 tháng 11 2018 lúc 20:43
Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 164 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các chi tiết nói về Thái y lệnh:

+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ

+ Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.

+ Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.

+ Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y

→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng

b, Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh:

- Biết bản thân là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói “tôi có mắc tội”

- Qủa cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”

- Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.

→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân

Câu 2 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:

+ Từ trách giận sang mừng rỡ

+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta”

→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.

Câu 3 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những bài học về người làm nghề y:

- Thương yêu, giúp đỡ người bệnh

- Có tấm lòng bao dung, rộng lượng.

- Coi trọng con người, tính mạng con người.

- Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào

- Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.

Câu 4 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:

- Thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.

- Người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.

- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:

- Có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh

- Giỏi về nghề nghiệp

→ Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém.

Bài 2 (trang 119 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:

- Nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y.

- Đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.

Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết
Khoa Nguyen Xuan Dang
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Love Football
Xem chi tiết
Cô bé áo xanh
Xem chi tiết
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Kirigaya Kazuto
Xem chi tiết
Kim Dung
Xem chi tiết
li saron
Xem chi tiết