Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Pro Hùng Anh
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
25 tháng 2 2016 lúc 21:29

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn Câu 1.  a. Mua bánh: Buổi sáng mùa thu, lão Hoa Thuyên cầm nắm bạc dành dụm đi mua thuốc. • Ngã ba Cổ… Đình Khẩu: không gian pháp trường, thời gian trước bình minh – khoảng năm giờ sáng. Những chi tiết được miêu tả: - Trời còn tối và lạnh. Mọi người còn ngủ say! - Những người đi trên đường ánh mắt cú vọ ngời lên như người đói lâu ngày. - Bao nhiêu người kì dị, đi lại như bóng ma. - Tiếng bước chân, tiếng xô đẩy ào ào vì nhiều người tranh mua bánh. - > Khung cảnh âm thầm ma quái rung rợn, giống như chuẩn bị ăn thịt người. - Một người quần áo đen ngòm, mắt sắc như lưỡi dao -> hình ảnh đao phủ quái đản, có dáng dấp thần chết. - Tay hắn cầm chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Lão Hoa Thuyên sợ, không dám cầm -> tên đao phủ trao chiếc bánh là trao cái chết nhưng lão Hoa Thuyên nhận nó đầy mừng rỡ và hi vọng. - > Cách xử tử và cảnh người đi mua bánh là một không gian mê muội thứ nhất. - Cuối cùng cũng mua được bánh - > lão Hoa Thuyên sung sướng tin tưởng. a. Ăn bánh - Bánh nướng lên trong quán trà với mùa thơm quái đản. - Hoa Thuyên ăn bánh theo quán tính. - > Hoa Thuyên là bệnh nhân sinh lí. - > Ông bà Hoa Thuyên thương con, nhưng quá mê muội. Họ đang bị bệnh tinh thần, u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoạn. Căn bệnh thâm canh cố đế, kết đọng từ sự ngu muội truyền kiếp. Sơ kết: cả gia đình đang bị bệnh. Họ đang ăn thịt, uống máu đồng loại mà không biết nên vừa đáng tôi, vừa đáng thương. b. Bánh bao tẩm máu Hạ Du – người bị hành hình lúc tờ mờ sáng. Hạ Du là ai? Câu 2. Hình tượng Hạ Du. - Khi ngồi tù, Hạ Du kiên trì tuyên truyền: thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta - > Đây là người chiến sĩ cách mạng có lập trường kiên định, lí tưởng chiến đấu rõ ràng, vì nhân dân Trung Hoa nghèo khổ. Tâm hồn chiến sĩ ấy thật cao cả. - Ra pháp trường, Hạ Du bị biến thành trò “thị chúng” tầm thường vô nghĩa, sự hi sinh cao thưởng của Hạ Du bị biến thành trò cười, để nhiều người hưởng lợi. Thật đau xót và mỉa mai. - Dư luận của quần chúng trước cái chết của Hạ Du: + Là tên tội phạm không biết con nhà ai. + Thằng quỷ sứ, thằng nhãi con, thằng khốn nạn, thằng giặc. + Thằng điên (phép điệp có ý nghĩa nhấn mạnh) - > Dân chúng ngơ ngác, không ai hiểu Hạ Du, họ chỉ biết lí giải là Hạ Du điên. Họ cũng tin tưởng rằng, thằng Thuyên ăn bánh sẽ lành bệnh. Quán trà là không gian mê muội thứ hai. - Gia đình Hạ Du + Cụ Ba bán đứng đứa cháu, được hai mươi lạng bạc trắng xóa. Mọi người trong quán đề khen cụ Ba khôn. + Người mẹ thăm mộ con thì xấu hổ. - > Người thân trong nhà không ai hiểu Hạ Du. = > Bi kịch của Hạ Du (Hạ Du >< đại chúng) Hạ Du chiến đấu cho quần chúng nhưng quần chúng xem Hạ Du là giặc. Nhân dân đáng thương còn Hạ Du thì đáng trách. Hạ Du là người chiến sĩ cô đơn, một người giác ngộ sớm, là người hùng thức dậy trước bình minh. Anh trở thành hình tượng điên nên không ai thấu hiểu. Từ đó tác giả vạch ra căn bệnh mê muội không hiểu cách mạng của quần chúng, căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng như Hạ Du. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hạ Du bằng bút pháp “hư tả” – nhân vật xuất hiện thông qua nhân vật khác. Câu 3. Quan hệ giữa cái chết và nội dung ý nghĩa toát ra từ nghệ thuật chơi chữ của nhà văn. - Hoa Thuyên chết vì bệnh nan y và sự lạc hậu về khoa học. - Hạ Du chết vì bệnh tinh thần mù quáng của nhân dân. - > Lời cảnh tỉnh về những căn bệnh của xã hội Trung Hoa đương thời. - Thuyên nghĩa là lành bệnh nhưng lại chết. - Du là ngọc đẹp, ngọc quý nhưng lại bị chôn vùi. - > Sự vô lí do đâu? Vì những căn bệnh mê muội trên. - Hoa Thuyền là Hoa lành - Hạ Du là Hạ Quý - > Những đứa con trai duy nhất của hai gia đình Hoa – Hạ, là tương là hi vọng của gia đình và đất nước Trung Hoa nhưng vì bệnh tật mà chỉ còn lại nấm mồ. Hoa – Hạ là tên gọi của đất nước Trung Hoa thời cổ (người Trung hoa tự hào mình là người Hoa Hạ) vậy thì hai cái chết ấy cho thấy Trung Hoa sẽ mất hết tương lai. Đó là lời cảnh tỉnh, một tiếng kêu cứu. Mùa thu có hai cái chết như hai hạt ngọc bị sự ngu muội chôn vùi để mùa đông cùng thao thức chuẩn bị cho một mùa xuân nối kết vòng hoa đồng cảm hiểu biết, để cùng hi vọng một tương lai cách mạng tươi sáng. Cách viết, nghệ thuật thể hiện ngắn gọn, hàm súc, trí tuệ sâu sắc. Câu 4. Cảnh viếng mộ của hai người mẹ vào mùa xuân năm sau. - Nghĩa địa ngoại thành phía Tây chi làm hai phần bởi con đường mòn nhỏ hẹp, cong queo. + Bên phải, chôn người chết đúng lẽ phải, có một Hoa Thuyên. + Bên trái, chôn người chết do sai trái, có mộ Hạ Du. - > So với mùa thu trước, xã hội Trung Quốc còn phẳng lặng chưa có thay đổi gì, quần chúng chưa biết làm cách mạng. - Mộ khít dày như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, lại bánh bao, sẽ còn nhiều người chết vì bánh bao – nghĩa là vì ngu muội, để vun đắp cho hạnh phúc cho bọn nhà giàu (phép chiếu ứng nội tại trong nghệ thuật kết cấu của văn chương Trung Hoa). Bọn nhà giàu (như lão Nghĩa mắt cá chép) sẽ được hưởng lợi bởi sự ngu dốt của người nghèo. - Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa. - > Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người. Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. Nhà thơ Tây Ban Nha là An-tô-ni-ô Ma-ca-đô cũng nói: Đầu tiên nào có đường! Cứ đi sẽ thành đường. - Mẹ Hạ Du viếng mộ nhưng xấu hổ không dám bước, sau đánh liều bước tới nấm mộ bên trái - > Chứng tỏ bà chưa hiểu con. Nhưng khi nhìn thấy hoa trên mộ thì bà khóc than: Oan con lắm, Du ơi! - > Bà mẹ đã bắt đầu hiểu. - Mẹ Hoa Thuyên động lòng trắc ẩn đứng dậy, niềm đồng cảm của người mẹ mất con thúc đẩy bà bước qua bên kia đường mòn -> lòng người sẽ không còn cô đơn chia cắt, trong quần chúng đã bắt đầu có sự đồng cảm và nhận thức về thế giới xung quanh. - Cuối cùng là câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ? Hứa hẹn sẽ có câu trả lời, sẽ có sự giác ngộ trong quần chúng. - Vòng hoa trên mộ Hạ Du - > đã có người hiểu Hạ Du, đã có quần chúng được giác ngộ và tiếp bước theo con đường của Hạ Du, con đường cách mạng sẽ lạc quan. Vòng hoa cũng là tấm lòng tri ân kính cẩn của nhà văn đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Câu 5. Ý nghĩa nhan đề Thuốc - Nghĩa đen: Truyện đề câp đến món thuốc quái đản: bánh bao tẩm máu người để trị bệnh lao (cũng như tất cả các bệnh khác). - Nghĩa bóng: Qua việc sử dụng bài thuốc mê tín đó, Lỗ Tấn muốn vạch ra những căn bệnh tinh thần của Trung Quốc lúc bấy giờ, cần có phương pháp, bài thuốc chữa chạy: + Căn bệnh u mê về khoa học, bệnh mê tín dị đoan. + Căn bệnh mê muội về chính trị của quần chúng. + Căn bệnh xa rời quần chúng của những người làm cách mạng. Nhà cách mạng Tôn Trung Sơn nói: Xã hội Trung Quốc là con bệnh trầm trọng. Cần chữa trị nhưng phương thuốc ấy ở đâu? Trung Quốc đang đi tìm.

mega RUKARIO
26 tháng 2 2016 lúc 19:27

banhbucquaNgữ văn lớp 12

Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
13 tháng 11 2017 lúc 23:05

Hướng dẫn soạn bài " Ôn dịch, thuốc lá" - Văn lớp 8

I.Tìm hiểu chung:

1.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

- Bố cục: Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu ... nặng hơn cả AIDS

=>Thông báo

+ Phần 2: Tiếp ... con đường phạm luật

=>Tác hại

+ Phần 3: Còn lại

=>Kiến nghị

- Phương thức: thuyết minh

- Nhan đề: có dấu phẩy để nhấn mạnh, gây ấn tượng và có thể hiểu đó như là tiếng chửi rủa.

II.Tìm hiểu văn bản:

1.Thông báo về nạn dịch:

- Nghệ thuật: lập ý theo lối gián tiếp: từ xa đến gần, biện pháp so sánh

=>Qua đó, chúng ta thấy ôn dịch, thuốc lá đang đe dọa tới sức khỏe của con người – đó chính là một hiểm họa to lớn.

2.Tác hại của thuốc lá:

a. Tác hại đối với sức khỏe con người”

* Đối với người hút: gây ra nhiều bệnh tật

* Đối với người xung quanh: thuốc lá rất độc hại đối với những người xung quanh đặc biệt là thai nhỉ và trẻ nhỏ.

b. Tác hại tới đạo đức con người:

- Ăn trộm

- Nghiện thuốc lá -> Ma túy

=>Thuốc lá hủy hoại lối sống nhân cách của con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

3. Kiến nghị chống thuốc lá:

- Với các biện pháp đưa ra ví dụ, số liệu và phương pháp so sánh từ đó tác giả muốn nói lên chiến dịch chống hút thuốc lá trên thế giới.

- Từ đó, khiến người đọc tin ở chiến dịch chống thuốc lá, hành động không hút thuốc lá và tuyên truyền tới mọi người.

III.Tổng kết:

1.Nghệ thuật:

- Phương pháp: thuyết minh

- So sánh, liệt kê

- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

2.Nội dung:

- Hiểu được tác hại của thuốc lá và chống lại nạn ôn dịch này.

P/s: Bạn đọc qua bài đi nữa nhé thì khi hok bạn sẽ hiểu bài hơn đó !!!

Nguyễn Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 13:41

 

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

(Nguyễn Khắc Viện)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về vấn đề nêu trong văn bản:

"Hút thuốc lá là có hại cho sức khoẻ". Thông điệp ấy được ghi trên hầu hết các vỏ bao thuốc lá, những người hút thuốc lá đều biết nhưng không phải ai cũng ý thức được tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cộng đồng.

2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:

a) Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Nó được ví một cách rất thoả đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người và rất dễ lây lan. Hơn nữa, từ ôn dịch còn mang sắc thái biểu cảm. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt, đến mức nó đáng trở thành một đối tượng để nguyền rủa.

b) Có thể hình dung bố cục của bài viết này theo bốn phần. Phần thứ nhất (từ đầu cho đến "nặng hơn cả AIDS"), tác giả nêu vấn đề đồng thời với nhận định về tầm quan trọng và tính nghiêm trọng của vấn đề: "Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS".

Tác giả bắt đầu phần thứ hai bằng cách dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về cách đánh giặc (từ "Ngày trước"... cho đến "tổn hao sức khoẻ"). So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối. Thuốc lá gặm nhấm sức khoẻ của con người tựa như tằm ăn dâu. Nguy hiểm, đáng sợ hơn, sự gặm nhấm của thuốc lá lại vô hình, không nhìn thấy ngay được. Chỉ có hậu quả của nó, những căn bệnh hiểm nghèo là sờ sờ trước mắt chúng ta. Và, không chỉ có thế, tác giả tiến hành phân tích cả những ảnh hưởng thiệt hại của thuốc lá đến đời sống kinh tế của con người, dù chỉ là bệnh viêm phế quản...

Từ những tác hại trực tiếp đến sức khoẻ của con người, của người hút thuốc lá, đến phần ba (Từ "Có người bảo" đến "con đường phạm pháp"). Tác giả đặt ra vấn đề mang tính xã hội. Bằng giả định: "Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!", tác giả tiến tới lập luận về tác hại của thuốc lá đối với cả những người không hề hút thuốc lá. Phủ nhận nhận định trong giả định, chứng cứ khoa học cho thấy hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động đều dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Chống hút thuốc lá không còn là vấn đề chỉ của riêng cá nhân mà, vì nó trực tiếp làm hại cả cộng đồng, cho nên, chống thuốc lá là việc của toàn xã hội.

c)Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản nghị luận khoa học sắc sảo, nghệ thuật lập luận và thuyết minh đạt đến một trình độ điêu luyện. Vì thế nó mang tính thuyết phục cao, truyền tải được ở mức tối ưu thông điệp chống nạn bệnh hút thuốc lá.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Nêu ra những tấm gương bài trừ tệ nghiện thuốc lá, tác giả kêu gọi mọi người đồng sức đồng lòng chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

Bài viết có tính chất chính luận, tác giả sử dụng nhiều câu ngắn, nhịp nhanh, cấu trúc lặp khá phổ biến. Do đó khi đọc cần rõ ràng, rành mạch, từng câu từng chữ. Một số từ ngữ cần phải đọc nhấn giọng để làm rõ ý tranh luận.

Ví dụ: "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!". "Xin đáp lại...."

Mai Nguyên Khang
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
22 tháng 2 2016 lúc 14:35

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(Hồ Nguyên Trừng)

I. VỀ TÁC GIẢ

Hồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện kể về Phạm Bân - một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.

Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.

Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ "trọn đạo làm tôi" để bỏ mặc người bệnh.

2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng - bất kể địa vị của họ như thế nào.

3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh. 

4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòngcòn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông "đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức".

2. Lời kể:

Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:

- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.

- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.

- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.

- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.

3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.

4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rõ ràng là chính xác hơn.

 

tiểu thư họ nguyễn
22 tháng 2 2016 lúc 15:35

I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:- Giọng của người đến cầu cứu: cầu khẩn, van nài.- Giọng sứ giả (quan Trung sứ): hách dịch, doạ nạt.- Giọng Thái y: khảng khái, kiên quyết.- Giọng Trần Anh Vương: mừng rỡ, chân thành.3. Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người “đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta”. So sánh nội dung này với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát (một dang y nổi tiếng của Hi Lạp thời cổ đại) thì quả thức đã có sự gặp nhau về tư tưởng giữa các bậc đại danh y trên thế giới. Dù có những khoảng cách về không gian và thời gian nhưng giữa họ có một điểm chung đó là sự thương yêu người bệnh, sự đùm bọc đối với những người nghèo.4. Chữ Hán vốn rất hàm súc và cô đọng. Cụm từ Y thiện dụng tâm nếu được dịch thành Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì chưa rõ nghĩa. Việc thêm vào trong câu hai từ cốt nhất sẽ làm cho câu rõ nghĩa hơn. Bởi để trở thành một thầy thuốc giỏi, người ta phải cần rất nhiều phẩm chất tốt (ví dụ nếu như tay nghề không giỏi thì chắc chắn không thể trở thành thầy thuốc giỏi được). Song phẩm chất cần được nhấn mạnh nhất đó là cái tâm của người chữa bệnh. Như thế, cách dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở ở tấm lòng rõ ràng làchính xác hơn





 

sakura
24 tháng 2 2016 lúc 12:56

I. VỀ TÁC GIẢHồ Nguyên Trừng (1374-1446) tự Mạnh Nguyên, biệt hiệu Nam Ông, người Diễn Châu, Nghệ An, con trưởng của Hồ Quý Ly, làm quan dưới triều vua cha, từng hăng hái chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt (cùng cha, em và cháu) đem về Trung Quốc. Nhờ có tài chế tạo vũ khí (súng thần) nên ông được làm quan trong triều nhà Minh tới chức Thượng thư. Ông mất tại Trung Quốc.II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Truyện kể về Phạm Bân – một lương y chân chính, nhân đức. Ông không những đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo, chữa trị, cấp cơm cháo cho kẻ tật bệnh cơ khổ mà còn dựng nhà cho những người đói khát và bệnh tật, cứu sống hơn nghìn người.Trong hoàn cảnh cụ thể, ông không ngại nguy hiểm đến tính mạng, đi chữa cho người đàn bà bệnh nặng trước, cho quý nhân ở trong cung sau, không ngại mắc tội với Trần Anh Vương. Bởi thế, ông đã không bị trách mắng mà còn được Trần Anh Vương khen ngợi.Việc Thái y lệnh từ chối vào cung, đi khám và chữa cho người bệnh nặng trước, bất chấp lời đe doạ của quan Trung sứ thật đáng cảm phục. Với ông, việc cứu cho người bệnh nặng phải được đặt lên hàng đầu; còn sự nguy hiểm cho bản thân, Thái y lệnh tự chịu trách nhiệm, ông hi vọng là Vương sẽ hiểu và tha thứ. Ông đã dám nhận phần nguy hiểm về mình để cứu người bệnh, không vin cớ “trọn đạo làm tôi” để bỏ mặc người bệnh.2. Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: “Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”. Sự việc này cho thấy: Trần Anh Vương là một người sáng suốt, rộng lượng. Đồng thời, những người làm nghề y hôm nay và mai sau đọc truyện này có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích về lòng tận tuỵ thương yêu, ý thức cứu người như cứu mình, cần ưu tiên chữa trị người bệnh nặng – bất kể địa vị của họ như thế nào.3. Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau sau bài học: Một thầy thuốc giỏi không phải là người chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là phải có lòng yêu thương sâu sắc và quyết tâm hết mức để cứu chữa cho người bệnh.4*. So với câu chuyện về Tuệ Tĩnh, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng tuy có một vài chi tiết khác nhau nhưng đều khắc hoạ nổi bật hình ảnh của một vị lương y chân chính, hết lòng vì người bệnh. Trong cả hai trường hợp, người nào bệnh nặng cần giúp thì được ưu tiên chữa trước, khi cứu giúp người bệnh không mong trả ơn. Tuy nhiên, truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng còn có tình huống vị lương y bị đặt trong hoàn cảnh ngặt nghèo hơn do trái lệnh vua có thể nguy hại đến tính mạng nhưng ông vẫn kiên quyết đặt nhiệm vụ cứu sống người bệnh lên trên hết.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Tóm tắt:Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì sứ giả của vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông “đã giỏi nghề nghiệp lại có lòng nhân đức”.2. Lời kể:Kể câu chuyện này, cần chú ý sắc thái lời nói của các nhân vật vì nó gắn với tính cách, thái độ của từng người. Ngoài giọng kể, khi đọc các câu đối thoại:

 

seohyun111
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
13 tháng 3 2016 lúc 13:01
1. Có thể hình dung bố cục của truyện thành ba phần:- Phần đầu là hành trình trở về làng quê của nhân vật "tôi" (Tấn) – ngư­ời kể chuyện (từ đầu cho đến "đang làm ăn sinh sống").- Phần giữa là những ngày "tôi" ở làng quê để từ biệt (từ "Tinh mơ sáng hôm sau" cho đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như­ quét").- Phần cuối là "tôi" và gia đình trên đường ra đi (từ "Thuyền chúng tôi thẳng tiến" cho đến hết).2. Tác giả phản ánh từ đó phê phán sự sa sút của nông thôn phong kiến chủ yếu thông qua hai nhân vật Nhuận Thổ và Hai Dư­ơng. Niềm hi vọng đ­ợc gửi gắm vào hình tượng hai cháu bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Câu chuyện về chuyến từ biệt làng quê được kể từ nhân vật Tấn -  x­ưng "tôi". Câu chuyện thấm đẫm những trạng thái cảm xúc buồn vui của "tôi", đồng thời thể hiện một quan điểm mới về cuộc sống qua những chiêm nghiệm, suy ngẫm giàu tính triết lí của nhân vật này.Không phải khi gặp lại và chứng kiến những thay đổi của Nhuận Thổ nên Tấn mới buồn mà cái buồn đã bao trùm ngay từ đầu truyện, trong chặng đư­ờng trở về quê h­ương. Có vẻ buồn của một người trở về "vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu, đem gia đình đến nơi đất khách", song nỗi buồn trĩu nặng tâm can là nỗi buồn tr­ớc cảnh làng quê: "thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm d­ưới vòm trời vàng úa". Khung cảnh ấy làm dấy lên nỗi nghi hoặc thầm dự cảm về những chuyện buồn rồi đây sẽ gặp ở quê h­ương: "hẳn làng cũ của mình vốn chỉ như­ thế kia thôi, tuy chư­a tiến bộ hơn x­ưa, như­ng cũng vị tất đến nỗi thê l­ương nh­ư mình t­ưởng. Chẳng qua là tâm mình đã đổi khác...". Sự t­ương phản giữa "tôi" xư­a và tôi "nay" trong cảm nhận còn xuyên suốt thiên truyện.3. Có thể thấy sự thay đổi sa sút của quê hư­ơng "tôi" ở sự biến dạng của Nhuận Thổ. Tác giả tạo ra sự t­ương phản trong thời gian quá khứ và hiện tại để lột tả những thay đổi đáng buồn của Nhuận Thổ, ng­ười đã từng là bạn với Tấn từ thủa thiếu thời. Trong kí ức "tôi" sống dậy những hình ảnh tuyệt đẹp của quá khứ thần tiên hơn hai m­ươi năm tr­ước, trong đó nổi bật hình ảnh một Nhuận Thổ khoẻ khoắn, lanh lợi "cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba", "n­ước da bánh mật" với biết bao chuyện lạ, bao điều kì thú. Đối lập với một Nhuận Thổ hiện tại già nua, thô kệch, nặng nề, da dẻ "vàng xạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm". Nhuận Thổ bây giờ sống trong một tình cảnh bi đát: "Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm c­ướp, quan lại, thân hào đày đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!". Khi xưa, lúc hai ng­ời bạn phải chia tay: "Lòng tôi xốn xang, tôi khóc to lên", Nhuận Thổ "cũng khóc mà không chịu về". Bây giờ gặp lại bạn cũ Nhuận Thổ "Bẩm ông!" khiến Tấn điếng ng­ời và cảm thấy đã có "một bức t­ường khá dày ngăn cách". Bức t­ường ngăn cách ấy khiến ngư­ời khổ không thể giãi bày, ng­ời sư­ớng hơn không thể chia sẻ. Cuộc sống buồn thảm, con ngư­ời buồn thảm, tình bạn cũng buồn thảm!4. Duy chỉ có vẻ chân thật trong Nhuận Thổ là thoát đ­ược sự sa sút, biến dạng: "Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...". Giá như­ không có cái điệu bộ khúm núm, không có những sáo ngữ thưa gửi thì đã không đáng buồn đến thế.Thực trạng thê thảm của làng quê còn đ­ược tác giả phơi bày khi ông xây dựng nhân vật Hai Dư­ơng. Thái độ của ng­ười kể chuyện lộ rõ sự châm biếm khi nói về con ng­ười này. Đó là một ng­ười đàn bà "trên dư­ới năm m­ươi tuổi, l­ưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính", với bộ dạng "hai tay chống nạnh, không buộc thắt l­ưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí". Người đàn bà đã từng đ­ược mệnh danh là "nàng Tây Thi đậu phụ" này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc. Và còn những con ngư­ời khác của cái làng quê ấy cũng thật đáng buồn: "Kẻ đến đư­a chân, ngư­ời đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đư­a chân, vừa lấy đồ đạc.". Tất cả đ­ược bày ra như­ biểu thị sự tha hoá của con ngư­ời.Cho nên, ta mới hiểu tại sao kẻ từ biệt quê h­ương ra đi mà lòng lại không chút l­ưu luyến nh­ư thế. Làng quê x­a đẹp đẽ là vậy, những con người khi x­a đáng yêu là vậy mà hiện tại chỉ còn là những hình ảnh biến dạng, sa sút. Ng­ười ra đi chỉ còn thấy lẻ loi, ngột ngạt trong bốn bức t­ường vô hình, cao vọi. Ấn t­ượng đẹp đẽ về quê hư­ơng đã tan vỡ, hình ảnh ngư­ời bạn "oai hùng, cổ đeo vòng bạc" vốn rõ nét là thế mà trong thời khắc từ biệt đã trở nên mờ nhạt, ảo não.Nh­ưng đó không phải là những hình ảnh khép lại thiên truyện. Những triết lí sâu sắc về hi vọng trong cuộc sống con ngư­ời vốn đã đ­ợc ­ươm mầm từ khi tác giả xây dựng hình tượng hai bé Hoàng và Thuỷ Sinh. Khi Tấn sống với dòng hồi ức tuổi thơ, anh đã nhận ra: "Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê h­ương tôi đẹp ở chỗ nào rồi.". Quê h­ương đẹp ở những kỉ niệm của thời niên thiếu oai hùng, thần tiên. Bây giờ, Hoàng và Thuỷ Sinh thấy khoan khoái khi ở bên nhau, chúng thân thiết với nhau, không "cách bức" nh­ư Tấn và Nhuận Thổ. Cuộc sống mới phải đư­ợc bắt đầu từ những tấm lòng trẻ trong trắng, hoà đồng. Tấn nghĩ đến cuộc sống t­ương lai và khẳng định: "Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi ch­a từng đ­ược sống". Thực tại còn u ám, thê l­ương. Nhuận Thổ xin chiếc lư­ hư­ơng và đôi đèn nến để thờ cúng, cũng là để cầu nguyện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Còn "tôi" cũng đang hi vọng và mong ­ước những điều đẹp đẽ cho tương lai thế hệ trẻ. Những câu văn kết thúc thiên truyện chợt trở nên thâm trầm, triết lí: "đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư­. Cũng như­ những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đư­ờng. Ng­ười ta đi mãi thì thành đư­ờng thôi."5. Cái hi vọng là cái chư­a có, không ai hi vọng cái đang có bao giờ! Cái hi vọng cũng không là cái đã từng có, ngư­ời ta phải hư­ớng tới những cái mới, tốt đẹp hơn. Cảnh tượng đẹp đẽ có phần giống những hình ảnh trong hồi ức tuổi thơ của Tấn với Nhuận Thổ hiện ra khi anh đang mơ màng là thực. Trong cuộc đời mới của thế hệ Hoàng - Thuỷ Sinh ngay cả vẻ đẹp ấy cũng sẽ khác. Cuộc đời mới ấy còn ở phía tr­ước, có thể là xa vời, nh­ưng con người cứ mong ư­ớc, mongư­ớc mãi để có đư­ợc nó. Rồi cuộc sống mới ấy cũng sẽ đến, đúng nh­ư chân lí về sự hình thành của những con đư­ờng trên mặt đất vậy.
Kiên NT
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 21:33
I. VỀ TÁC GIẢNhà thơ Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội.Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ trên báo từ những năm 1937-1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam.Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000).Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắcxinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.Lượm tự hào, bởi công việc của mình.- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.Vụt qua mặt trậnSợ chi hiểm nghèo?Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:Cháu nằm trên lúaTay nắm chặt bôngLúa thơm mùi sữaHồn bay giữa đồngHình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân củaLượm:Cháu nằm trên lúaTay nắm chặt bôngLúa thơm mùi sữaHồn bay giữa đồngĐến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
nguyễn thị thúy
26 tháng 2 2017 lúc 19:00

Soạn bài Lượm của Tố Hữu I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu. Qua hình ảnh, cử chỉ, lời nói của Lượm ta hình dung ra một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, dễ thương lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Sau đó, người chú nghe tin Lượm đã hi sinh. Chú bé đã bình tĩnh là công việc thường ngày là chuyển những bức thư quan trọng trên chiến tường ác liệt. Chú bé bị bắn trên cánh đồng lúa thơm mùi sữa mà bàn tay cháu vẫn nắm chặt những bông lúa. - Bố cục : + 5 khổ đầu : Người chú bất ngờ gặp cháu trong tư thế người lính. + 7 khổ tiếp : Hành động đi liên lạc và cái chết của Lượm. + 2 khổ cuối : Lượm không chết trong lòng của chú. Câu 2. - Hình ảnh Lượm rất đáng yêu đáng mến. + Ngoại hình : loắt choắt, xinh xinh, ca-lô đội lệch, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má đỏ bồ quân. - > Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời. + Cử chỉ : Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy hoạt bát trên đường, cười híp mí. - > Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc đã tạo nên những nét như vậy. + Lời nói : Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à - > Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với cái chết này. - Những yếu tố nghệ thuật láy : khổ 2 ; + vần : cách khoảng. + dòng 1 và 3 ; dòng 2 và 4. + nhịp đa dạng, so sánh : Như con chim chích, má đỏ bồ quân. + đã có tác dụng dựng chân dung rất sinh động của một nhân vật nhỏ tuổi. Câu 3. a. - Lượm làm nhiệm vụ nguy hiểm là đi lại giữa hai làn đạn của một trận đánh. Lượm phải đi rất nhanh (vượt qua) mặt trận để đưa thư thượng khẩn trong lúc đạn bay vèo vèo. Tuy nhiên « chú đồng chí nhỏ » này bất chấp, chú thi hành nhiệm vụ rất khẩn trương. Hình ảnh « Calô chú bé, nhấp nhô » trên đồng lúa cao ngang tầm Lượm đã cho thấy điều đó. - Lượm đã bị kẻ thù phát hiện và nòng súng đã bắn trúng Lượm. Lượm ngã xuống trên đồng lúa tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa. - Hình ảnh Lượm gợi cho ta sự khâm phục, kính trọng và xúc động. b. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt. - Ra thế Lượm ơi !... + Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người. - Thôi rồi, Lượm ơi ! Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết. - Lượm ơi, còn không ? Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào « không tin được dù đó là sự thật ». Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn. - Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vằng. Câu 4. Quan hệ của chú cháu trong một gia đình : Cháu cười híp mí. - Quan hệ xã hội : + Chú đồng chí nhỏ (cả hai đều tham gia kháng chiến). + Lượm ơi, còn không ? (Cách gọi tên biểu hiện sự ngang vai, bè bạn). Xem lại câu 3 và phần Ghi nhớ trang 77. II. Luyện tập. Câu 2. Trận đánh diễn ra một cách ác liệt. Lượm vừa truyền đạt mệnh lệnh của chỉ huy xuống các chiến hào, các ụ súng thì được lệnh phải băng qua mặt trận đỏ lừ những viên đạn bay vèo vèo đang cày xới ruộng lúa trước mặt để đưa thư thượng khẩn. Chú bé cẩn thẩn để thư vào cái xách vắt chéo ngực rồi chạy như bay về phía trước. Phía bên kia, kẻ thù đã rê nòng súng theo chiếc mũ ca lô đang nhấp nhô lại gần. Một tiếng nổ đang tai chát chúa, Lượm đã ngã xuống. Đồng quê thơm mùi sữa lúa đang chín trở thành cái nôi êm ru Lượm vào giấc ngủ vĩnh hằng.

Hoa Thạch Thảo
3 tháng 3 2017 lúc 20:48
I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ trên báo từ những năm 1937-1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000). Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm. Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần. - Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế. - Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc. - Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước. 2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp. Lượm tự hào, bởi công việc của mình. - Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang. - Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà). Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến. Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc. 3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn:Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn. Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo? Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục. Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm. 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động. 5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý: - Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm); - Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1; - Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên); - Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối ("Cháu đi xa dần") đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước; - Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động; - Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng; - Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng - đặc biệt câu "Đạn bay vèo vèo" ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu "Nhấp nhô trên đồng" đọc chậm; - Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ "lòe", câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng; - Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước; - Đoạn 13 ("Lượm ơi, còn không ?") ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu; - Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh... với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử. 3. Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. Gợi ý: Khi viết cần chú ý miêu tả kĩ các chi tiết: - Lượm chuẩn bị cho chuyến đi liên lạc cuối cùng như thế nào? - Hành động, ý chí của Lượm khi gặp gian nguy thể hiện ra sao? - Khi ngã xuống vì bị trúng đạn của kẻ thù, Lượm đã làm gì? Ý nghĩa của hành động ấy?

- Nhân vật Lượm để lại trong em niềm thán phục ra sao?
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
16 tháng 2 2016 lúc 16:04

Trả lời câu hỏi :

1. Em hãy tìm một vài ví dụ trong đời sống chứng tỏ rằng : trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn

Trả lời:

- Trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu

- Được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một việc nào đó

- Được yêu cầu cho ý kiến trong một cuộc nói chuyện

2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, em hãy trả lời câu hỏi : Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do

Trả lời : Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Mặt khác, việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một  hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.

3. Những ví dụ trên ây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị phát biểu. Vậy phải làm thế nào để đạt được thành công ? Hãy chọn các phương án sau đây những câu trả lời đúng

a) Không phát biểu những gì mình không hiểu và thích thú

b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề

c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý

d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh

e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị

g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời

Trả lời : Các phương án nêu trên đều hợp lí

4. Em hãy tưởng tượng tình huống sau ?

Em đang có mặt giữa đông đảo bạn bè, mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về vấn đề (hiện tượng, câu chuyên,..) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ. Em có những ý kiến riêng về một chủ đề này khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn nghe.

Hãy cho biết

a) Em định phát biểu về chủ đề cụ thể nào ?

Trả lời : Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hình đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi - trường thị đại học...

b) Vì sao em lại lựa chọn chủ đề ấy ?

Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp. Đó là vấn đề bản thân quan tâm, ván đề được sự chú ý của dư luận, vấn đề đang gây bức xúc...

c) Em đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào ?

Trả lời :

- Nêu thực trạng của vấn đề : vấn đề đó đang diễn ra như thế nào ? Sự quan tâm của dư luận ra sao/tính cấp thiết của vấn đề như thế nào ?

- Thực trạng đó cần được biểu dương/nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào ? tại sao ?

- Phương pháp để nhân rộng/ngăn chặn những sự việc trên ?

d) Em định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe

Trả lời :

- Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu

- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng

- Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn

- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong mọi hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hài hước

- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ

- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe

Nên áp dụng tất cả các phương án trên

Nguyễn Đình Hồng
Xem chi tiết
Đào Thành Lộc
18 tháng 2 2016 lúc 11:04

I. Tác giả 

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao. Sáng tác của Nguyễn Du đạt đến trình độ nghệ thuật cổ điển, đặc biệt là Truyện Kiều.

Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm, sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người.. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

Những sáng tác của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực với cái nhìn sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người. Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn. Nguyễn Du ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu và công lí,... Nguyễn Du được ca ngợi là người có "con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời", cho nên, thơ của ông “như có máu thấm nơi đầu ngọn bút” (Mộng Liên Đường chủ nhân).

Sáng tác của Nguyễn Du đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy của văn chương trung đại Việt Nam. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa. Thơ Nôm của ông, đặc biệt là Truyện Kiều là đỉnh cao rực rỡ của văn học tiếng Việt. Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học dân tộc.

II. Trả lời câu hỏi

1. Em có nhận xét gì về cuộc đời Nguyễn Du? Điều đó có thể góp phần lí giải sáng tác của nhà thơ như thế nào?    

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ, Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thía bao nỗi ấm lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng Nguyễn Du ít nói, lúc nào cũng trầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có những mâu thuẫn phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Du phần nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương với giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo lớn lao.

2. Cho biết những sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.

a. Những sáng tác của Nguyễn Du gồm:

- Ba tập thơ chữ Hán:

             + Thanh Hiên thi tập (Viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc).

             + Nam trung tạp ngâm (Viết trong khoảng thời gian làm quan nhà Nguyễn).

             + Bắc hành tạp lục (Viết trong thời gian đi sứ Trung Quốc).

- Thơ chữ Nôm:

             + Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), một tiểu thuyết bằng thơ lục bát dài 3254 câu, được viết trong một thời gian dài, một kiệt tác của văn học Việt Nam.

             + Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), một kiệt tác viết theo thể song thất lục bát dài 184 câu. Ngoài ra còn một số sáng tác khác.

b. Giá trị tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

+ Giá trị hiện thực:

Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phản ánh thực tế đời sống, cảnh đói cơm rách áo của bản thân, sự đối lập giàu nghèo... (Sở kiến hành, Phản chiêu hồn...). Truyện Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền. Văn tế thập loại chúng sinh phản ánh cuộc sống khốn khổ của những con người "dưới đáy" xã hội.

+ Giá trị nhân đạo:

- Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người (Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh Kí, Sở kiến hành; Văn chiêu hồn,...). Cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn.

- Ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí,... Nguyễn Du đã vượt qua một số ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định giá trị tự thân của con người. Tác phẩm của Nguyễn Du đã đạt đến tầm của tiếng nói "hiểu đời" (Cao Bá Quát). Nguyễn Du có "con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" (Mộng Liên Đường chủ nhân).

c. Giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du.

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa - Thơ Nôm Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ. Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát). Truyện Kiều của Nguyễn Du được nâng lên hàng tiểu thuyết bằng thơ Nguyễn Du có công đổi mới nghệ thuật truyện Nôm: nghệ thuật tự sự, miêu tả tâm lý nhân vật, tả cảnh tả tình đều tài hoa.

- Nguyễn Du đóng góp lớn cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học tiếng Việt, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục vừa trang nhã diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú biến hoá, vận dụng các phép tu từ đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

3. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du.

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Du sống giữa một thời đại lịch sử đầy biến động. Bi kịch riêng và bi kịch thời đại, năng khiếu bẩm sinh cùng truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Bao trùm sáng tác của ông là tư tưởng nhân đạo. Thơ ông là kết tinh những thành tựu văn hoá chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc đặc biệt là truyện Kiều một kiệt tác của văn học tiếng Việt đã được dịch ra tới hơn hai mươi thứ tiếng trên thế giới.

 

Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Selina Moon
29 tháng 2 2016 lúc 18:14

CÔ TÔ

              (Nguyễn Tuân)

I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1. Thể loại

Kí là "một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể - chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,..." (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi: Từ điển thuật ngữ văn học, sđd).

Các bài học: Cô Tô (của Nguyễn Tuân), Cây tre Việt Nam (của Thép Mới), Lòng yêu nước (của I.Ê-ren-bua), Lao xao (của Duy Khán) thuộc thể loại kí.

2. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Tuân (còn có các bút danh khác: Ngột Lôi Quất, Thanh Hà, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc) sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội. Quê quán: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là phường Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội; mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội; Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

Thời thanh, thiếu niên, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh miền Trung: Khánh Hoà, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh và Thanh Hoá. Ông học đến bậc trung học ở thành phố Nam Định. Năm 1929, do tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học và sau đó, do phản đối chế độ thuộc địa, ông đã hai lần bị bắt, bị tù (một lần tại Băng Cốc - Thái Lan và bị giam tại Thanh Hoá (1930) và lần thứ hai bị bắt tại Hà Nội, giam tại Nam Định (1941).

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo, chủ yếu đăng trên các báo, tạp chí: Trung Bắc tân văn, Đông Tây, An Nam tạp chí, Tao đàn, Hà Nội tân văn, Thanh nghị, Tiểu thuyết thứ bảy. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết văn và nổi tiếng từ 1938, 1939 với Một chuyến đi, Vang bóng một thời,...

Sau Cách mạng, năm 1946, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại Khu Năm (Trung Bộ). Năm 1947, ông phụ trách một đoàn kịch lưu động. Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam. Thời gian này, ông đã tham gia nhiều chiến dịch và về các vùng sau lưng địch để sáng tác. Sau 1954, Nguyễn Tuân sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Từ năm 1958, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

Những tác phẩm đã xuất bản: Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự, 1939); Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tùy bút, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); Tuỳ bút II (tuỳ bút, 1943); Nguyễn (truyện ngắn, 1945); Chùa Đàn (truyện, 1946); Đường vui (tuỳ bút, 1949); Tình chiến dịch (bút kí, 1950); Thắng càn (truyện, 1953); Chú Giao làng Seo (truyện thiếu nhi, 1953); Đi thăm Trung Hoa (bút kí, 1956); Tuỳ bút kháng chiến (tuỳ bút, 1955); Tùy bút kháng chiến và hoà bình (tuỳ bút, 1956); Truyện một cái thuyền đất (truyện thiếu nhi, 1958); Sông Đà (tuỳ bút, 1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (tuỳ bút, 1972); Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982).

Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu luận phê bình văn học và dịch giới thiệu văn học. Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.

2. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Cách đọc

Khi đọc bài văn, chú ý nhấn giọng thể hiện sắc thái miêu tả qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh có tính gợi cảm; các liên tưởng độc đáo của tác giả khi tái hiện cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo.

2. Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên sông, trên núi hay ở đồng bằng) mà em quan sát được.

Gợi ý: Khi miêu tả, cần tập trung vào các chi tiết sau (chú ý vào những nét riêng ở mỗi miền):

- Quang cảnh lúc mặt trời chưa lên? (cả không gian trong một mầu mờ mờ trắng đục).


- Mặt trời nhú dần lên như thế nào? (suy nghĩ để lựa chọn được những hình ảnh so sánh độc đáo)

Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
22 tháng 2 2016 lúc 13:41

 

BÀI TOÁN DÂN SỐ

(Thái An)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về vấn đề nêu trong văn bản:

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà giàu kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng tóc "nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

2. Về cấu trúc và giá trị nội dung của văn bản:

a) Đề cập về một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, văn bản Bài toán dân số được cấu trúc thành ba phần: Phần mở bài (từ đầu cho đến "sáng mắt ra"...), tác giả nêu ra vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại; Phần thân bài (từ "Đó là câu chuyện từ bài toán cổ..." cho đến "...sang ô thứ 31 của bàn cờ"), tác giả làm rõ vấn đề đã được nêu ra: Tốc độ gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới và Phần kết bài (từ "Đừng để cho..." đến hết): kêu gọi loài người cần kiềm chế tốc độ gia tăng dân số.

b) Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang "mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ".

c) Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ "có thể phủ kín bề mặt Trái Đất"...

c) Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

 

Văn bản ngắn gọn, trong đó các con số nói lên được nhiều điều. Cần đọc to, rõ ràng các con số để làm tăng thêm sức thuyết phục cho các lập luận của tác giả.

Nguyễn Văn Sang
15 tháng 12 2017 lúc 18:31
Soạn bài: Bài toán dân số Hướng dẫn soạn bài

Tóm tắt :

Bài toán dân số là một vấn đề không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì thừ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. Trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

Bố cục :

- Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.

- Phần 2 (tiếp … ô thứ 31 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.

+ Luận điểm 1 (Đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.

- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): (bố cục như đã chia phần trên)

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Vấn đề chính tác giả muốn đặt ra : sự gia tăng dân số thế giới tốc độ chóng mặt, con người cần hạn chế sự gia tăng dân số để tồn tại.

- Điều làm tác giả sáng mắt ra là sự gia tăng dân số trong thời buổi nay đã được đặt trong một bài toán cổ đại.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, sự liên tưởng đến số thóc với dân số thật bất ngờ, thú vị, tạo nên hình dung cụ thể.

Câu 4 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con là bằng chứng rõ ràng cho thấy tỉ lệ sinh của phụ nữ Á, Phi vô cùng mạnh.

- Các nước thuộc châu Phi có Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a, Ma-đa-gát-xca. Các nước Việt Nam, Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này có tỉ lệ các nước kém phát triển cao, nghèo, và tỉ lệ gia tăng dân số mạnh.

Câu 5 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số đáng báo động trên thế giới và Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.

Luyện tập

Câu 1 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là giáo dục phụ nữ.

Câu 2 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng to lớn với tương lai nhân loại, nhất là với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu vì :

- Dân số tăng kèm theo nhu cầu kinh tế để nuôi dạy con cái.

- Gia đình đông con dễ dẫn đến sự giáo dục, chăm sóc thiếu chu đáo, thất học.

- Đất chật người đông, đời sống con người càng thêm khó khăn.

Câu 3 (trang 132 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dân số tăng mỗi năm (từ năm 2000 đến 2010) là 77 258 877. Vậy từ năm 2000 – 2003, sau 3 năm dân số sẽ tăng 77 258 877 x 3 = 231 776 631.

Dân số Việt Nam theo số liệu thống kê vào năm 2016 là 94 104 871 người

⇒ gấp gần 2,5 lần so với Việt Nam.