Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:50

- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Vị trí địa lí:

 

+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.

+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

- Thuận lợi:

+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.

+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.

+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.

- Khó khăn:

+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...

+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.

Bình luận (0)
Shan darren
Xem chi tiết
ERROR
5 tháng 5 2022 lúc 21:34

* Thuận lợi:

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Vì thế, người dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa nước và nhiều loại cây ăn quả khác.

- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa.

- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

* Khó khăn:

- Khí hậu: Nóng ẩm thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phá hoại phát triển.

- Địa hình: bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, không thể sản xuất theo mô hình tập trung, quy mô lớn.

- Thiên tai: hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Bình luận (2)
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
Trương Văn Châu
27 tháng 1 2016 lúc 12:47

*Đặc điểm tài nguyên đất:
Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó
có 2 nhóm đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit và phù sa.
- Nhóm đất feralit có những đặc điểm chính sau:
+ Nhóm đất feralit chiếm S lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung du.
+ Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ (đá gốc).
+ Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê
khá cao.
+ Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loạI sau đây:
· Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc,
mía.
· Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng
Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà phê, cao su, tiêu, điều.
· Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt
và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa.
· Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích hợp nhất trồng các cây dược liệu
(tam thất,..) và các cây ăn quả (đào, mận…) cận nhiệt và ôn đới.
· Đất phù sa cổ (đất xám) phân bố nhiều nhất ở vùng ĐNB, đất này có thể sử dụng để trồng cao su, lạc, mía…nhưng phải
đầu tư cải tạo.
· Ngoài các loại đất feralit nêu trên nước ta còn một số loại đất feralit khác có chất lượng xấu: đất trống đồi trọc, đất trơ
sỏi đá, đất đá ong hoá…
- Nhóm đất phù sa gồm những đặc điểm chính sau đây:
+ Đất phù sa chiếm S nhỏ và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.
+ Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông.
+ Đất phù sa của nước ta rất màu mỡ trong đó có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao và rất thích hợp với trồng các cây ngắn
ngày.
+ Trong nhóm đất phù sa gồm những loại đất chính sau:
· Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, ven biển, ngoài đê. Đất này rất tốt nhưng vì bị
ngập nước thường xuyên vào mùa mưa nên chỉ được sử dụng để trồng hoa màu vào mùa khô.
· Đất phù sa không được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, biển, trong đê. Đất này rất tốt vì được
con người chăm bón thường xuyên và hiện nay đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước.
· Đất phù sa ngập mặn ven biển phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam nhưng nhiều nhất là ở ven biển ĐBSH và
ĐBSCL. Đất này phù hợp với trồng: cói, sú, vẹt, bần đước và rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
· Đất phù sa nhiễm phèn phân bố trên diện S lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất này cần phải cải
tạo mới có ý nghĩa với phát triển nông nghiệp.
· Đất cát ven biển phân bố dải rác dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. . Đất này có thể sử dụng để trồng một số cây công
nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu...) và các loại hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn.
- Ngoài các loại đất nêu trên trong hệ phù sa còn nhiều loại đất xấu khác: đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu
Qua chứng minh trên ta khẳng định tài nguyên đất đai của nước ta rất đa dạng về loại hình với nhiều tính chất đặc điểm và
giá trị khác nhau.
* Thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội.
- Thuận lợi:
+ Vì tài nguyên đất của nước ta rất đa dạng về loại hình trong đó có nhiều loại đất feralit và nhiều loại đất phù sa. Chính đó
là những địa bàn cho phép phát triển một hệ thống cây trồng gồm nhiều cây dài ngày (chè, cà phê, cao su,…) và nhiều cây ngắn
ngày (lạc, mía, đậu tương,…). Vì vậy nhân dân ta mới có câu ngạn ngữ “Đất nào cây nấy”.
+ Nước ta có một số loại đất rất tốt: đất đỏ bazan, đất đỏ phù sa được bồi và không bồi hàng năm; những loại đất này lại
phân bố trên S rộng, trên địa hình khá bằng phẳng ở Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSH và ĐBSCL. Chính đó là những địa bàn rất tốt với
hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn: cung cấp cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở ĐNB, chuyên canh lúa ở ĐBSH và ĐBSCL.
+ Đất trung du miền núi có S rộng chiếm tới ắ S cả nước trên đó lại có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng = giữa núi
nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), cao nguyên Đức Trọng (Lâm Đồng) và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi các tỉnh
miền Trung với nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn là những địa bàn rất tốt với nuôi gia súc lớn: bò sữa, bò thịt…
+ Đất trung du miền núi còn là địa bàn rất quan trọng để phát triển lâm nghiệp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ
môi trường.
+ Dọc bờ biển nước ta với đường bờ biển dài từ Móng Cái ® Hà Tiên là 3260 km, trên đó lại có hàng trăm ngàn ha đầm
phá, cửa sông, vũng, vịnh, bãi, triều nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Tây, đầm Dơi…là những địa bàn rất tốt với
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ như nuôi tôm, cá, rong câu.

+ Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 trên đó lại có hơn 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn lớn: như Cát Bà, Thổ Chu, Phú
Quốc…và 2 quần đảo lớn: HSa, TSa thì ở trên các đảo và ven đảo này là nơi trú ẩn của tàu thuyền rất tốt, đánh bắt, chế biến, nuôi
trồng hải sản đặc biệt là cơ sở để bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta điển hình là HSa.
- Khó khăn:
+ Khó khăn lớn nhất trong khai thác và sử dụng đất của nước ta là S đất đai nhỏ hẹp đặc biệt là đất nông nghiệp rất ít, bình
quân đầu người chỉ đạt khoảng 0,1 ha cho nên nhân dân ta trong phát triển nông nghiệp không những phải tiết kiệm đất mà còn phải
chi phí lớn để thâm canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất. Chính vì thế mà bao đời nay người dân Việt Nam quanh năm
phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
+ Đất đai nước ta nhiều năm qua đã bị con người khai thác sử dụng bừa bãi bởi: du canh du cư, đốt nương làm rẫy, phá
rừng dẫn tới nhiều vùng đất phì nhiêu đang bị thoái hoá nhanh, xấu, đất trống đồi trọc, đất đá ong hoá,…

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Tuấn
Xem chi tiết
Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hồng
27 tháng 1 2016 lúc 12:58

· Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về loại hình với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn
nhỏ ở cả nước. Nhưng tất cả khoáng sản có thể được gộp làm 3 nhóm chính sau đây:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng gồm:

+ Than đá: ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ
như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
+ Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất
ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300 ® 1000m.
+ Than mỡ: ta chỉ có một mỏ than mỡ duy nhất ở làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên).
+ Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất là ở rừng U Minh (Cà Mau).
+ Dầu mỏ và khí đốt: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
· Bể trầm tích phía Đông ĐBSH đã phát hiện có nhiều mỏ khí đốt nằm dọc ven biển Thái Bình trong đó nổi tiếng là mỏ
khí đốt Tiền Hải.
· Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng đã phát hiện có trữ lượng dầu mỏ khí đốt khá lớn nhưng chưa khai thác.
Nhưng hiện nay ta đang xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1 để đón trước sự khai thác dầu khí ở vùng này.
· Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo đã phát hiện nhiều dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn nổi tiếng như Bạch Hổ, Đại Hùng,
Mỏ Rồng…và đặc biệt mới tìm thấy 2 mỏ khí đốt lớn là Lan Tây, Lan Đỏ.
· Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long có trữ lượng dầu khí lớn nhưng rất khó khai thác vì các mỏ này nằm ở vùng nước
sâu.
· Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai đã tìm thấy nhiều mỏ dầu khí có trữ lượng khá lớn như Rạng Đông, Chiến Thắng, Hữu
Nghị…nhưng chưa khai thác.
+ Năng lượng thuỷ điện (than trắng): Tổng công suất thuỷ điện của nước ta từ 20 triệu ® 30 triệu kW tương đương 260 -
270 tỉ kWh trong đó nguyên hệ thống sông Hồng chiếm 11 triệu kW » 37% tổng trữ năng thuỷ điện cả nước và sông Đồng Nai
chiếm 19%. Nhờ vậy trên sông ngòi nước ta đã xây dựng nhiều thuỷ điện công suất lớn như: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An…
- Nhóm khoáng sản kim loại gồm:
+ Quặng sắt: ta có mỏ Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên BáI (ven sông
Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).

+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Mỏ Măngan: ta có mỏ lớn nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
+ Mỏ Crôm duy nhất cả nước ở Cổ Định (Thanh Hoá).
+ Mỏ Titan có nhiều ở ven biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà
Nẵng ® Bình Thuận.
+ Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với TQ và mới phát hiện dưới lòng đất Lâm Đồng có trữ
lượng bôxit khá lớn.
+ Thiếc: có nhiều ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).+ Mỏ Chì - Kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
+ Mỏ Đồng: ta có mỏ đồng lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
+ Mỏ Vàng: ta có mỏ vàng trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
- Nhóm khoáng sản phi kim gồm:
+ Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
+ Cát thuỷ tinh: ta có nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt có trữ lượng cát
rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
+ Đá vôi: rất phong phú ở trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình nổi tiếng với
núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôI và chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
+ Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An).
+ Ngoài các khoáng sản nêu trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao lanh, cát đen, cát
vàng, đa ốp lát..
Tóm lại qua chứng minh trên ta thấy tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và rất đa dạng về loại hình.
* Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng khoáng sản để phát triển kinh tế xã hội.
- Thuận lợi:
+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại
tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại
chưa có.
+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát
triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi. Các mỏ
khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác.
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản
dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.

 

 

Bình luận (0)
NBQ2k8
Xem chi tiết
Long Sơn
17 tháng 3 2022 lúc 20:01

Tham khảo

- Thuận lợi: + Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. + Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. + Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. + Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. - Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Giải pháp: 

- Phát triển nghề  trồng cây lúa ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên,...

- Phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.

- Khai thác nguồn khoáng sản sẵn có

- ...

Bình luận (0)
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
5 tháng 2 2016 lúc 20:49

a/ Thuận lợi:

– Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

– Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

b/ Khó khăn:

– Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.

+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.

+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

– Đối với phát triển xã hội:

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.

– Đối với tài nguyên môi trường:

+ Sự suy giảm các TNTN.

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Không gian cư trú chật hẹp.

 

 – Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng .

 – Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mổi năm dân số tăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.

Bình luận (0)
Liên Hồng Phúc
5 tháng 2 2016 lúc 16:10

-  Đông dân

+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..

-  Có nhiều thành phần dân tộc:

+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

-  Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.

Bình luận (0)
Bảo Trâm
Xem chi tiết
︵✰Ah
7 tháng 2 2022 lúc 15:04

Tham Khảo 

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn: 

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Bình luận (0)
Long Sơn
7 tháng 2 2022 lúc 15:04

Tham khảo

* Thuận lợi:

- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật...

=> Đem lại nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài, là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang diễn ra gay gắt => phải luôn chú ý bảo vệ đất nước và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,...).

Bình luận (0)
Rhider
7 tháng 2 2022 lúc 15:07

TK

Thuận lợi

Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.
Bình luận (0)
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:41

Dân số đông và trẻ của Việt Nam:

Thuận lợi:

- Dân số đông có thể cung cấp nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giúp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lực lượng lao động.

- Dân số trẻ mang lại tiềm năng cho sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia, với khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới.

Khó khăn:

- Dân số đông và trẻ cũng có thể tạo ra áp lực lớn trên các nguồn tài nguyên như giáo dục, y tế, việc làm và hạ tầng.

- Cần đảm bảo rằng dân số trẻ được đào tạo và phát triển kỹ năng để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tránh tình trạng thất nghiệp.

Bình luận (0)
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 19:43

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ:

Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên tại Bắc Trung Bộ có sự đa dạng về địa hình, từ núi cao đến vùng đồng bằng, tạo ra tiềm năng phát triển nhiều loại nông nghiệp và nguồn tài nguyên đa dạng.

- Vùng này có lợi thế về du lịch với biển cả, bãi biển đẹp, và di sản văn hóa độc đáo.

Khó khăn:

- Bắc Trung Bộ thường gặp các vấn đề liên quan đến thiên tai như lũ lụt và cạn hạn nước, gây khó khăn cho nông nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân.

- Vùng này có sự cạnh tranh với các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Bình luận (0)