Đặt một câu nghi vấn với mục đích đưa ra lời yêu cầu, đề nghị
3 bạn nhanh nhất mik sẽ k!
đặt một câu nghi vấn với mục đích đưa ra lời yêu cầu, đề nghị
Em có thể lấy cho chị cốc nước được không ?
Bạn có thể đóng hộ mình cái cửa sổ được không?
Lan ơi, cho mình mượn một cái bút mực nhé!
Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
8. Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).
tham khảo
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
Đặt một câu hỏi với mục đích yêu cầu đề nghị, mong muốn của bản thân.
Cậu có thể làm bài tập ngày cho mình được không?
Cậu có thể dạy tớ chơi cờ vua không?
Viết một đoạn văn (thể loại, chủ đề tự chọn) có sử dụng 4 kiểu câu chia theo mục đích nói mà em đã được học (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật). Khoảng nửa trang tập. Giúp mik với!
tham khảo
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp... Ôi quê hương sao đẹp quá !Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ? Câu trả lời tất nhiên là không rồi . Nếu bạn yêu quê hương thì hãy phát triển nó thật giàu mạnh nhé
- Câu nghi vấn :Thử hỏi có ai là không yêu quê hương không ?
- Câu cầu khiến : Nếu yêu quê hương thì hãy phát triển quê hương mình cho giàu đẹp nhé!
- Câu cảm thán :Ôi quê hương sao đẹp quá !
- Câu trần thuật :Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.
b) đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu sau
(1)gạch chân những câu nghi vấn trong đoạn trích trên
(2) chỉ ra các từ nghi vấn trong những câu đó
(3)các câu nghi vấn trong đoạn trích trên được dùng vs mục đích j
1. Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau :
Để khen ngợi
..........................................................................................................................................
Để thể hiện yêu cầu mong muốn
..........................................................................................................................................
Để phủ định
...........................................................................................................................................
Mong các giúp mk . Bạn nào lm nhanh nhất mk sẽ tick cho nhé ! "."
Để khen ngợi: Sao Lan học giỏi thế?
Để thể hiện yêu cầu mong muốn: Bác chỉ đường giúp cháu đc ko ạ?
Để phủ định: Em làm bài tập thế này mà bảo là đúng à?
#Chúc bạn học tốt!#
Để khen ngợi: Sao bạn Ngôn đẹp trai thế
Để thể hiện yêu cầu mong muốn: Chú cho con vài tỷ được không ạ
Để phủ định: Anh đánh em chảy máu mồm rồi mà bảo nhẹ à
P/s kết bạn với mình nhé
đặt câu hỏi với mục đích khen ngợi yêu cầu và phủ địch
ai giúp mình,mình sẽ tick bạn đó
1.Khen ngợi:
- Em gái anh khéo tay quá nhỉ?
2.Yêu cầu:
- Con có thể lấy giúp mẹ cục sạc dự phòng trên gác không?
3.Phủ định:
- Chơi diều chắc cũng thú vị đấy chứ.
Đề thi thử hả bạn?
khen ngợi: Chiếc áo mua ở đâu mà đẹp vậy ?
yêu cầu: Bạn có thể đóng cửa lại không ?
phủ định: Bạn chắc đó là ý kiến hay chứ ?
theo mk là vậy, chúc bn học tốt :)))
Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 nói về mục đích của học tập có sử dụng câu cầu khiến, nghi vấn,cảm thán.
nhanh giúp mik vs , mai kiểm tra r
làm nhanh mà đúng thì mik t cho
Khi bước chân vào lớp một, chúng ta thường chỉ có suy nghĩ đơn giản: Học để được điểm chín, điểm mười, để về nhà được bố mẹ khen thưởng. Nhưng khi lớn dần, học cao lên, khó đi, mỗi chúng ta dù có ý thức hay vô thức, đều tự xác định cho mình mục đích của việc học, để từ đó có cơ sở phấn đấu vươn lên. Vậy, mục đích học tập như thế nào là đúng? Trước nhất, học là để hiểu biết, để có tri thức. Một đứa trẻ, từ chưa biết gì đến trường học đc học chữ, biết đc vì sao trái đất quay quanh mặt trời, hiểu đc lịch sử phát triển ''ngàn năm văn hiến'' của đất nước. Đứa trẻ ấy sẽ biết đc rằng, bể tri thức của con người thật bao la, rộng lớn biết bao, sẽ càng hăng say học tập,tìm hiểu để trở thành người có ích. Mục đích trước mắt, thực tế nhất là học để sau này ra ngoài xã hội có thể kiếm đc việc làm tốt, có thể tự lập, tự nuôi sống bản mình mà ko phải dựa vào người khác. Chúng ta bằng chính công sức, chính tri thức mà mình học đc từ trong nhà trường và trong cuộc sống, làm giàu cho chính mình và cx làm giàu cho xã hội. Có tri thức, chúng ta có thể tự khẳng định mình. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, đó là điều ai cx mong muốn. Nhưng để làm được điều ấy ko phải dễ dàng. Đó là cả một quá trình rèn luyện, ko chỉ về trí tuệ mà còn cả về nhân cách.
~Chúc học tốt~
Ôi! Học tập là gì? Đó là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.