tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ ( truyền thống...........)
Câu tục ngữ sau nói về truyền thống gì?
+ Lá lành đùm lá rách.
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc.
Tay có làm việc thì hàm mới có cái để nhai, tay mà nghỉ ngơi, trễ nải (quai) thì sẽ chẳng có gì để ăn cả (trễ: sa xuống, tụt xuống thấp hơn, miệng trễ: miệng trễ xuống, để không, vì chẳng có gì để ăn). ... Nó còn được rút gọn, chỉ nói là “tay làm hàm nhai” mà bỏ vế sau đi
- Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc
- “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, câu tục ngữ ấy đã thể hiện quan niệm đúng đắn của người dân lao động về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Nó cũng khuyên người ta phải chăm chỉ lao động hơn và phê phán thói lười biếng lại thích hưởng thụ.
1. Ý nghĩa câu tục ngữ "Lá lành đùm là rách"
- Nghĩa đen: Khi gói bánh nếu chiếc lá bị rách người ta sẽ bọc thêm nhiều lớp lá khác bên ngoài.
- Nghĩa bóng: “Lá lành” là những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” là những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả.
=> Câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người
2. Ý nghĩa câu tục ngữ "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ"
Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc
tay làm miệng nhai tay quai miệng trễ nghĩa là gì
nguyen thu thuy
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”: “Quai” nghĩa là gì vậy? | Lao ...
Làm việc thì có cái ăn , ko làm việc thì ko được ăn
Ca dao là những lời tâm tinh giàu cung bậc. Bên cạnh đó, tục ngữ lại là những khuôn vàng thước ngọc, là túi khôn của nhân loại. Thực vậy , kinh nghiệm thực tế đã giúp ông cha ta rút ra một chân lý, một nguyên tắc công bằng nhất:
“Tay làm hàm nhai, tai quai miệng trễ”
Ta tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên, ta càng hiểu giá trị của lời dạy ấy.
Qua cách nói ẩn dụ, câu tục ngữ nêu lên những hình ảnh giản dị mà gợi được ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh tay làm nói đến những con người chăm chỉ hay làm, tay quai chỉ con người lười biếng, ham chơi. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hàm nhai ý nói là có ăn, là có thu nhập để sống còn tai quai miệng trễ nghĩa là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì không có cái ăn, không có gì để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn. Qua hình ảnh giản dị “ hàm nhai” và “miệng trễ”, câu tục ngữ mói về cuộc sống đầy đủ và cuộc sống thiếu thốn của con người và nhân đó, khuyên ta phải chịu khó lao động, siêng năng làm việc để tạo cho mình cuộc sống ấm no. Đó là lời khuyên thật xác đáng. Thực tế cho thấy mọi thứ của cải vật chất, mọi phương tiện sinh hoạt của ta dùng đều được tạo ra bằng quá trình lao động của con người. muốn có cuộc sống đầy đủ sung túc ta phải làm việc,phải cật lực lao động ngày đêm., phải chịu thương chịu khó, một nắng hai sương như mọi người mới tạo ra được. bằng ngược lại, nếu ta lười biếng, không làm thì cuộc sống của ta sẽ thiếu thốn, gặp khó khăn, túng bần.
Trong xã hội có nhiều kẻ lười biếng không chịu làm thì xã hội đó sẽ lạc hậu, không thể tiến bộ được. Hơn nữa, câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc phân phối thành quả lao động của người xưa thật hợp lý. Có làm thì có hưởng,không làm thì không hưởng, điều đó thật là công bằng.
Câu tục ngữ cho thấy người xưa quan niệm rất đúng đắn về lao động.Biết rằng lao động là vất vả, gian khổ nhưng cũng thật tốt đẹp, cao quý. “tay làm hàm nhai, tai quai miệng trễ” một chân lý thật đơn giản mà ai cũng chấp nhận. do vậy, câu tục ngũ còn có tác dụng động viên mọi người lao động hăng say để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình được no ấm, an vui. Mặc khác, câu tục ngữ còn có tác dụng răn đe thói lười biếng sẽ dẫn đến hậu quả thảm hại, phải chịu đói nghèo. Ước mơ một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc là ước mơ của mọi người nhưng đối với kẻ lười biếng chỉ là điều viễn vông.
Thực tế cuộc sống đã cho ta thấy rõ điều đó. Người nông dân cần cù quanh năm lao động cực nhọc trên đồng ruộng. người công nhân trong nhà máy ngày đêm vất vả lao động sáng tạo đẻ cho sản phẩm ngày càng một hoàn thiện, được nhiều người ưa thích, cuối cùng kết quả tốt đẹp đã mỉm cười với họ. Trong khi đó, nhà nông lười lao động, chỉ lo ăn chơi chỉ chú ý đến ruộng vườn; người công nhân làm việc chỉ trông cho chóng hết giờ thì rất dễ nhận lấy hậu quả tai hại. Cuộc sống đói nghèo sẽ đeo đẳng họ mãi. Trong xã hội mỗi người mỗi việc để tạo ra sản phẩm và trao đổi lẫn nhau. Từ đó, họ sẽ có cuộc sống được phong phú, nâng cao.
Đến đây, chắc hẳn ta đã hiểu sâu sắc lời dạy của ông cha ta. Có lao động mới có cuộc sống đầy đủ, ấm no. Lao động rất cần thiết, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. Do vậy, lao động là thước đo đạo đức, phẩm chất, thước đo tình cảm và năng lực con người.
Càng hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, ta càng phải rèn luyện thói quen lao động, kĩ năng lao động. Ta phải ý thức rõ rằng muốn tồn tại, muốn hạnh phúc phải lao động. Thật là vẻ vang cho những ai sống bằng chính sức lao độngc của mình. Đó là lẽ công bằng của một xã hội lý tưởng. Tóm lại,câu tục ngữ “tai làm hàm nhai,tay quai miệng trễ” là một chân lý muôn đời, dù cho khoa học có thể giải phóng một phần sức lao động con người thì những roboot vẫn không hoàn toàn có thể thay thế được con người lao động.
Điền vào chỗ trống: l hoặc n
- Tay ....àm hàm nhai , tay quai miệng trễ.
- Nhai kĩ ....o lâu , cày sâu tốt ....úa.
l hoặc n
- Tay làm hàm nhai , tay quai miệng trễ.
- Nhai kĩ no lâu , cày sâu tốt lúa.
Tay...hàm nhai quai miệng trễ
Ai biết giúp mk!!!
Câu 4: Ca dao, tục ngữ có câu - Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
- Có thân phải tự lập thân
a. Câu ca dao, tục ngữ trên nói đến truyền thống nào? Ý nghĩa
b. Vận dụng câu ca dao đó trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày.
a,Câu tục ngữ : "Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ" biểu hiện cho đức tính nào của con người?
b,Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
Trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây, câu nào nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ta?
A. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
B. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
Đề bài: Cho đề văn sau: Giải thích câu tục ngữ "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ"
a) Đặt ra những câu hỏi chính cần giải đáp để làm rõ tính chất cần giải thích
b) Tìm các căn cứ lí luận và thực tiễn để lí giải
c) Lập dàn bài cho đề văn trên
Tham khảo:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.
– Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thái độ đối với lao động.
– Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc.
Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc .
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
– Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của cơn người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn (liên hệ với câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho), nói rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì đề ăn. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thôn.
– Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách thái độ lười biếng.
b. Nêu dẫn chứng chứng minh người lao động chăm chỉ sẽ có một cuộc sống no đủ tốt đẹp. (Lây các dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ở xung quanh, có thể nêu lên cụ thể).
– Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ, thu hoạch tốt.
– Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được thưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc.
– Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sổng đầy đủ.
Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong những câu sau: (các từ cần điền: vẻ vang,
quai, nghề, phần, làm)
a) Tay làm hàm nhai, tay... miệng trễ.
b) Có... thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ mang... đến cho.
c) Lao động là....
d) Biết nhiều..., giỏi một....
A. Tay làm hàm nhau, tai quay miệng trễ.
B. Có làm thì mới có ăn.
c. Không dưng ai dễ mang phần đến cho.
d. Lao động là hạnh phúc
g. Biết nhiều nghề, giỏi một nghề
#HT#
a) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
b) Có làm thì mới có ăn, Không dưng ai dễ mang phần đến cho
c) Lao động là vẻ vang
d) Biết nhiều nghề, giỏi một nghề