Cho tam giác ABC cân tại A, phân giác BM;biết AB=15cm,BC=10cm. a,Tính độ dài AM, CM b,Đường vuông góc với BM tại B cắt AC kéo dài tại N.Tính NC.
cho tam giác abc cân tại a bm và cn lần lượt là tia phân giác của abc và acb
a chứng minh bm =cn amn là tam giác cân
b mn //bc
c ao là tia phân giác của bac
a: Xét ΔABM và ΔACN có
\(\widehat{A}\) chung
AB=AC
\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)
Do đó: ΔABM=ΔACN
Suy ra: BM=CN và AM=AN
hay ΔAMN cân tại A
b: Xét ΔABC có
AN/AB=AM/AC
Do đó: MN//BC
cho tam giác ABC cân tại A đường phân giác BM từ M vẽ MD vuuong góc BM cắt BC tại D . chứng minh BD =2 MC
Cho tam giác ABC cân tại B đường phân giác BM
a, Chứng minh tam giác BMA = tam giác BMC
b,Chứng minh góc BMA = góc BMC = 90 độ
c, Cho AM = 5cm, AC = 8cm.Tính độ dài tia phân giác BM.
a) Vì tam giác ABC là tam giác cân nên tia phân giác của góc B cũng là đường cao của tam giác ABC => góc BMC = góc BMA
Xét tam giác BMA và tam giác BMC, ta có:
Góc BMA = góc BMC ( cmt )
AB = CB ( gt )
Góc ABM = Góc CBM ( gt )
Vậy tam giác BMA = tam giác BMC ( cạnh huyền góc nhọn )
b) Theo câu a đã chứng minh, tia phân giác của góc B cũng là đường cao của tam giác ABC. Vậy góc BMC = góc BMA
c) Câu này chắc AB = 8cm mà bạn ghi nhầm AC = 8cm
Áp dụng đính lý Pi - ta - go vào tam giác ABM, ta có:
AM2 + BM2 = AB2
52 + BM2 = 82
BM2 = 82 - 52
BM2 = 39
BM gần = 6
a) Do tam giác ABC cân tại B và BM là đường phân giác của góc B nên
BM là đường cao,đường trung tuyến,và đường trung trực của,đường cao của tam giác ABC(tính chất tam giác cân)
Xét tam giác BMA và tam giác BMC có
BA=BC(vì tam giác ABC cân tại B)
Góc BMA=góc BMC=90 độ(vì BM là đường cao của tam giác ABC)
Cạnh chung BM
Suy ra tam giác BMA= tam giác BMC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
b) Vì BM là đường cao của tam giác ABC nên
Góc BMA=BMC=90 độ
c) Do BM là đường trung trực của tam giác ABC nên(cmt ở câu a)
Nên AM=CM=8:2=4 CM
Áp dụng định lí Py-ta-go vào tam giác vuông ABM có
AB^2=AM^2+BM^2
Hay 5^2+BM^2=8^2
25+BM^2=64
BM^2=64-25=39
BM= căn bậc hai của 39=xấp xỉ 6
Vậy BM=~6
cho tam giác ABC cân tại A có hai đường phân giác BM và CN cắt nhau tại I
a,Chứng minh tam giác AMN là tam giác cân
b,Biết góc BAC =40 độ tính góc BIC
Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM, CN.
a) Chứng minh nếu tam giác ABC cân tại A thì BM = CN.
b) Ngược lại nếu BM = CN, chứng minh:
i) GB = GC, GN = GM;
ii) BN = CM;
iii) tam giác ABC cân tại A.
Cho tam giác ABC cân tại A có góc A nhọn Vẽ tia phân giác của góc A cắt BC tại K a, Chứng minh tam giác ABK bằng tam giác ACK và AK vuông BC b, Vẽ trung tuyến BM của tam giác ABC cắt AK tại G chứng minh G là trọng tâm của tam giác ABC c, Cho AB = 30 cm BC = 18 cm Tính độ dài AG
d)Qua K vẽ đường thẳng song song với AC cắt BA tại D. Chứng minh ba điểm C,G,D thẳng hàng
giúp mình với
a: Xét ΔAKB và ΔAKC có
AB=AC
góc BAK=góc CAK
AK chung
=>ΔAKB=ΔAKC
ΔABC cân tại A
mà AK là phân giác
nên AK vuông góc CB
b: Xét ΔACB có
BM,AK là trung tuyến
BM cắt AK tại G
=>G là trọng tâm
c: BK=CK=18/2=9cm
=>\(AK=\sqrt{30^2-9^2}=3\sqrt{91}\left(cm\right)\)
=>\(AG=2\sqrt{91}\left(cm\right)\)
Câu 1.Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ đường phân giác BM và CN (M ∈ AC, N ∈ AB). Chứng minh tứ giác MNBC là hình thang cân
Câu 2.Cho tam giác ABC kẻ đường phân giác BM, trên cạnh AB lấy điểm N sao cho NM=NB. Chứng minh tứ giác MNBC là hình thang cân
Helppp
Câu 1:
Xét ΔABC có
BM là đường phân giác ứng với cạnh AC
nên \(\dfrac{AM}{MC}=\dfrac{AB}{BC}\left(1\right)\)
Xét ΔABC có
CN là đường phân giác ứng với cạnh AB
nên \(\dfrac{AN}{NB}=\dfrac{AC}{BC}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(\dfrac{AN}{NB}=\dfrac{AM}{MC}\)
hay MN//BC
Xét tứ giác BNMC có MN//BC
nên BNMC là hình thang
mà \(\widehat{NBC}=\widehat{MCB}\)
nên BNMC là hình thang cân
Cho tam giác ABC cân tại A, phân giác BM, biết AB=15cm, BC=10cm. Đường vuông góc với BM tại B cắt AC kéo dài tại N. Tính NC.
a: Xét ΔABC có BM là phân giác
nên AM/AB=CM/BC
=>AM/15=CM/10
=>AM/3=CM/2=(AM+CM)/(3+2)=15/5=3
=>AM=9cm; CM=6cm
b: BM vuông góc BN
=>BN là phân giác góc ngoài tại B
=>NC/NA=BC/BA
=>NC/(NC+15)=10/15=2/3
=>3NC=2NC+30
=>NC=30cm
Cho tam giác ABC cân tại A ( góc A < 40 độ) có BM,CN là hai đường phân giác của tam giác ABC.
a) Chứng minh BCMN là hình thang cân
b) BE,CF là hai đường cao của tam giác ABC. Chứng minh EMNF là hình thang cân.
Cho tam giác ABC cân tại A (góc A<40 độ), BE, CF là 2 đường cao, BM, CN là 2 phân giác của tam giác ABC. Chứng minh BCEF và EMNF là các hình thang cân
Góc BEC=góc BFC=90 độ
=>BCEF LÀ TỨ GIÁC NỘI TIẾP
=>Góc AFE=gócC (1)
Tam giác BNC đồng dạng với tam giác BMC(g.c.g)
=>Góc BNC=góc BMC
=>BCMN là tứ giác nội tiếp
=>Góc ANM=góc AMN=góc C (2)
Từ 1 và 2
Có EF song song với MN và góc ANM=góc AMN
=>EMNF là hình thang cân