Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Di Lam
29 tháng 8 2016 lúc 9:24

chỉ kết bài thoy ak bn? ^_^

C1:     Giờ ra chơi đã qua, sân trường lúc này chỉ còn tiếng ru của gió, tiếng hót của chim,...Tiếng đọc bài của thầy cô vang lên...Tiết học mới lại bát đầu!

C2:      Giờ ra chơi thật thoải mái và thú vị. Những kỉ niệm đẹo đó mỗi ngày, mỗi ngày cứ đầy dần trong chặng đời thiếu niên giống như một bài hát hay, một nốt nhạc diệu kì mà chẳng bao giờ tôi quên được...

Khổng Thị Tú Quyên
29 tháng 8 2016 lúc 15:17

Trường em trong giờ ra chơi là thế đấy. Mặc dù thời gian chơi rất ít nhưng nó đem lại cho chúng em những giây phút giải trí khoan khoái thật dễ chịu để tiếp tục các tiết học.

Vũ hồng ngọc
Xem chi tiết
luki my
Xem chi tiết
Đặng Khánh Huyền
1 tháng 7 2020 lúc 19:37

Cách 1 :Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Cách 2 :''Trường của em be bé, nằm ở giữa rừng cây...'' - lời bài hát vang lên có lẽ đã làm thổn thức bao trái tim những cô cậu học trò. Mái trường thân yêu - nơi lưu giữ hết thảy những mảnh ghép trong sáng, tròn trịa nhất của tuổi học trò mỗi con người. Gắn bó với biết bao kỉ niệm buồn vui bên ngôi nhà thứ hai ấy, có lẽ chẳng ai quên mà không nhắc tới hình ảnh ngôi trường vào những giờ ra chơi.

Cách 3 :Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn những tia nắng chói chang như ngọn lửa làm hoa mắt bọn em không còn nữa mà chỉ lập lòe những hòn than. Khi những ngọn gió lay lay cây vừa uốn cong những tàu lá còn trên ngọn gió, thì cũng là tiếng trống trường báo hiệu kết thúc hai tiết học của bọn em.

( Chúc bạn học tốt )

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 3 2021 lúc 21:51

Tham khảo:

Câu 2:

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào xạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà hai tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh.

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm mười que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp năm ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh. Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất. Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiệu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.

Câu 3:

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.

 

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấm áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

nguyễn khánh phương
Xem chi tiết
phan thi ngoc mai
22 tháng 10 2021 lúc 20:16
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơI. Phân tích bài viết tham khảo

1. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ.

- Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ; đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

- Chỉ ra được nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

2. Phân tích bài viết tham khảo: Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go

- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả: “Nhan đề bài thơ… bất diệt”.

- Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ: đồng cảm với tình yêu mẹ tha thiết…

- Các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả: “Em bé được mời gọi đến… vĩnh cửu”.

 

- Nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả: lời thoại và chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa…

II. Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

Bài thơ được chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện (xuất hiện câu chuyện, nhân vật, dù nhân vật chỉ mang một cái tên chung chung), có chi tiết miêu tả bối cảnh không gian, thời gian, con người…

b. Tìm ý

- Cần trả lời các câu hỏi:

Bài thơ gợi lên câu chuyện gì?Đâu là các chi tiết tự sự và miêu tả nổi bật?Các chi tiết ấy sống động, thú vị như thế nào?Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn bày tỏ ra sao?

c. Lập dàn ý

(1) Mở đoạn:

Giới thiệu tác giả và bài thơNêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

(2) Thân đoạn:

Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơLàm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giảĐánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

(3) Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

2. Viết bài

Khi viết bài, cần lưu ý:

Bám sát dàn ý để viết thành đoạn.Thể hiện được cảm xúc chân thành với nội dung và hình thức trữ tình độc đáo của bài thơ.Trình bày đúng hình thức của đoạn văn. 
phan thi ngoc mai
22 tháng 10 2021 lúc 20:16

gửi lộn

Nguyen Thi Bich Hiep
14 tháng 10 2022 lúc 19:57

ưhat sao thấy giống trên mạng vậy

Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
19 tháng 2 2021 lúc 21:33

Câu 4 : Phần kết bài của bài văn miêu tả cần ?

     A. Giới thiệu cảnh được miêu tả

     B. Giới thiệu tình cảm với đối tượng được miêu tả

     C. Nêu cảm nghĩ về cảnh được miêu tả

Nguyễn Trọng Cường
19 tháng 2 2021 lúc 21:35

câu C nhé

Chanh
19 tháng 2 2021 lúc 22:18

Câu 4 : Phần kết bài của bài văn miêu tả cần ?

     A. Giới thiệu cảnh được miêu tả

     B. Giới thiệu tình cảm với đối tượng được miêu tả

     C. Nêu cảm nghĩ về cảnh được miêu tả

Xem chi tiết
Ngô Phương Nhi
5 tháng 2 2018 lúc 20:42

Nêu tình cảm , cảm nghĩ của mình về đồ vật . Nói thêm chuyện này chuyện kia nhưng phải liên quan đến đồ vật đó.

boy not girl
Xem chi tiết
Hồng Trần²ᵏ⁸(leo)
3 tháng 4 2021 lúc 21:02

Trong không khí yên bình của ngôi trường, bỗng vang lên âm thanh của tiếng trống: Tùng… tùng… tùng… Đó là âm thanh báo hiệu một giờ ra chơi vui vẻ được bắt đầu. Cùng lúc đó, từ các cửa lớp, các bạn học sinh ùa ra sân trường như bầy ong vỡ tổ.

Với sự xuất hiện của những bạn học sinh, sân trường mới lúc trước còn rộng rãi đến thế mà giờ đây đã nhanh chóng trở nên chật chội. Góc nào cũng có những cô bé, cậu bé ríu rít trò chuyện. Nhưng chỉ vài phút sau, các bạn ấy lại dàn ra, xếp thành từng hành ngăn nắp. Vì để bắt đầu giờ ra chơi, thì các bạn học sinh cần phải tập thể dục trước đã. Những động tác đơn giản giúp thư giãn cơ thể được thực hiện nghiêm túc trên nền nhạc sôi động, giúp năm phút thể dục trôi qua nhanh chóng. Sau lời nhận xét của thầy tổng phụ trách, các bạn ấy liền tách ra, gộp lại thành từng nhóm nhỏ để bắt đầu vui chơi.

Ở góc sân trống lớn, là những nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt. Cùng với đó, là những nhóm bạn đứng quan sát và cổ vũ nhiệt tình. Mỗi khi một bàn thắng được ghi, là một đợt reo hò ăn mừng không kém gì trong các giải đấu lớn. Ở góc sân có nhiều bóng mát, là những nhóm chơi ô ăn quan, chơi bắn bi… Sự điệu nghệ và tính toán tỉ mỉ của từng bước đi khiến mọi người phải tập trung hết sức để quan sát. Nơi những hàng ghế đá, là các nhóm bạn sôi nổi bàn tán về đủ đề tài lý thú. Đó là về kì thi sắp đến, về chuyến du lịch vừa trải qua, về những bộ phim hấp dẫn, về cả những món ăn, trang phục yêu thích nữa. Dù nói mãi cũng chẳng thể nào hết chuyện được. Cứ như vậy, giờ ra chơi trôi qua một cách nhanh chóng trong sự sung sướng của các bạn học sinh. Bỗng, ba tiếng trống quen thuộc lại vang lên, tuyên bố chấm dứt giờ ra chơi. Tuy tiếc nuối, nhưng các bạn vẫn nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ rồi quay trở lại lớp học. Cả sân trường phút chống rộng thênh thang, cô đơn đến lạ kì. Cả hàng cây, ghế đá lại trầm lắng, chờ đợi giờ giải lao tiếp theo để được hội ngộ với những bạn nhỏ đáng yêu.

Nhờ có giờ giải lao, mà học sinh chúng em được vui chơi, thư giãn sau các tiết học căng thẳng. Và nhờ đó, mà chúng em được thân thiết hơn với bạn bè và có thật nhiều kỉ niệm đẹp trên sân trường.

minh nguyet
3 tháng 4 2021 lúc 21:07

Tham khảo:

Câu 1:

 

Nhắc đến trường học, là nhắc đến những tiết học thú vị, bổ ích, là nhắc đến những giờ kiểm tra căng thẳng. Và tất nhiên, thật thiếu sót khi không nhắc đến những giờ ra chơi vui vẻ. Nhờ những giây phút giải lao ấy, mà chúng em có sự thoải mái, để thêm tập trung cho những giờ học.

Ngay sao tiếng chuông reo báo hiệu giờ ra chơi bắt đầu, từ các phòng học tiếng hò reo của học sinh như là được phóng đại lên gấp trăm lần. Như đàn ong vỡ tổ, các học sinh ùa ra sân trường từ những ô cửa. Sân trường mới phút trước còn vắng vẻ, bỗng nhiên trở nên chật chội và rộn rã. Các bạn học sinh tụm năm, tụm bảy vui chơi và trò chuyện, ríu rít như bầy chim ri.

 

Ở góc này, là các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Khi một bạn nhảy qua được nấc khó, những bạn đứng xem nhiệt tình hò reo, cổ vũ. Ở góc kia, mấy bạn nam đang chơi đá cầu, bắn bi. Mỗi lần vượt qua được thành tích đội đối thủ, các bạn ấy lại có những màn ăn mừng hoành tráng không kém gì các cầu thủ. Ở phía dưới mấy gốc bàng, là các nhóm nhỏ ngồi bàn tán say sưa chuyện gì đó. Nào là bộ phim vừa xem hôm qua, là một chương trình thú vị đã được xem, hay là ca khúc đang nổi tiếng… Chỉ vậy thôi cũng đủ để mọi người hăng say bàn tán. Và cũng có những bạn, không chơi trò chơi, mà ngồi một góc đọc sách, đọc truyện. Vẻ mặt chăm chú, lúc thì nhíu mày lại, lúc thì nhoẻn miệng cười. Trông thật thích chí.

Cứ thế, cả sân trường đông vui và nhộn nhịp vô cùng. Mỗi bạn học sinh lại chọn cách giải trí khác nhau, nhưng điểm chung là bạn nào cũng rất vui tươi và phấn khởi. Tuy không dài, nhưng nhờ những giờ ra chơi như thế này, mà học sinh chúng em được giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ học. Đồng thời, còn được vận động, thư giãn cơ thể, trò chuyện cùng bạn bè nữa.

Những giờ ra chơi tuyệt vời như thế, sẽ là một góc đẹp nhất trong tấm kỉ niệm thời học sinh của em.

Câu 2:

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

 

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa.

Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!

Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.

Huy Xuân
12 tháng 1 2023 lúc 21:22

Sân trường mùa đông im phăng phắc, không có tiếng chim hót hay tiếng tán lá rung rinh xào xạc. Nhưng chỉ sau một hồi trống báo hiệu giờ ra chơi, nơi đây ngay lập tức sẽ trở nên đông đúc, nhộn nhịp.

Giờ ra chơi là giờ sân trường đông vui nhất, vì bạn học sinh nào cũng thích được vui chơi cả. Từ các ô cửa lớp, các bạn ùa ra sân, hào hứng gọi tên nhau, chia thành từng nhóm nhỏ để chơi trò chơi yêu thích. Có bạn thì thích chạy nhảy, nên cùng chơi đá bóng, nhảy dây, đánh cầu lông… Chỉ một lát liền nóng bừng, cởi áo khoác ra hết cả. Có những bạn thì thích ngồi tám chuyện, liền tụm lại ở các gốc cây, ghế đá, hành lang để kể chuyện cho nhau nghe. Thỉnh thoảng đến đoạn bất ngờ thì lại ồ lên, đến đoạn thú vị thì cười to sung sướng. Nhìn từ trên cao xuống, cả sân trường như một khu vui chơi đặc biệt. Khác với mùa hè, các bạn đều mặc áo trắng, thì mùa đông các bạn mặc những chiếc áo len, áo khoác nhiều màu khác nhau. Tựa như một đàn bướm sặc sỡ đang nô đùa vậy.

  

Nhờ sự vui vẻ của các bạn học sinh mà sân trường mùa đông trở nên nhộn nhịp và tràn ngập sức sống.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 8 2017 lúc 7:23

Đáp án A