lập chương trình hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của lớp em
lập chương trình cho hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của lớp em
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.
II. Nội dung thực hiện : .
a/ Đoàn viên - Đội viên :
- Tham gia dọn vệ sinh khu vực Nghĩa Trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận theo sự phân công của thầy cô giáo chủ nhiệm.
- Có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, trồng cây, tuyên truyền sâu rộng cho các bạn đội viên tham gia thực hiện theo kế hoạch.
- Tổ chức thành lập câu lạc bộ tình nguyện ngày Chủ nhật “ Xanh, sạch, đẹp ”, tổ chức thảo luận, đăng ký, cam kết thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với TPT để thực hiện kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc. Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để chỉ đạo trong các buổi học sinh làm vệ sinh ở nghĩa trang, đền Bà Quận và vệ sinh môi trường, đảm bảo sự an toàn trong lao động của học sinh.
b. Biện pháp:
* Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
- Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
- Phối hợp với xã thực hiện theo kế hoạch
* Đối với các Chi Đội:
- Giáo viên chủ nhiệm phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
- Đem đầy đủ dụng cụ
- Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện.
c. Thực hiện trong năm học 2015 – 2016
- Dọn vệ sinh khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ, đền Bà Quận: Mỗi tháng 01 lần
- Vệ sinh khu vực sân học thể chất mỗi tuần 1 lần
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVCN, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
TPT
Quế Thanh Hải Nguyễn Đức Trọng
Bn tham khảo thôi nha !!!!
lập chương trình cho hoạt động tổ chức trồng và chăm sóc vườn hoa của chi đội em
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LIÊN ĐỘI THCS DIỄN HOÀNG Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc
Diễn Hoàng, ngày tháng năm 2015
KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC NGHĨA TRANG LIỆT SĨ – ĐỀN BÀ QUẬN
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG XÃ DIỄN HOÀNG NĂM HỌC 2015 - 2016
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực của PGD&ĐT huyện Diễn Châu;
Thực hiện theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu về việc chăm sóc các Di tích lịch sử của địa phương;
Căn cứ phương hướng kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của trường THCS Diễn Hoàng;
Thực hiện phương hướng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THCS Diễn Hoàng;
Liên Đội trường THCS Diễn Hoàng lập kế hoạch chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng năm học 2015 - 2016 với các nội dung sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
Đây là hoạt động ngoại khóa nhằm thực hiện kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bộ GD&ĐT.
Thông qua đó giúp cho các em Đội viên hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta và biết thêm về các di tích ở địa phương của các em. Đồng thời qua đó thấy rõ hơn các tấm gương anh dũng đã hi sinh trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Qua đó bổ trợ đắc lực cho môn lịch sử. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để từ đó giúp các em phấn đấu trong học tập để có kết quả tốt hơn.
Yêu cầu đội viên tham gia phải nắm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động, đảm bảo tốt kế hoạch đề ra.
II. Nội dung thực hiện : .
a/ Đoàn viên - Đội viên :
- Tham gia dọn vệ sinh khu vực Nghĩa Trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận theo sự phân công của thầy cô giáo chủ nhiệm.
- Có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, trồng cây, tuyên truyền sâu rộng cho các bạn đội viên tham gia thực hiện theo kế hoạch.
- Tổ chức thành lập câu lạc bộ tình nguyện ngày Chủ nhật “ Xanh, sạch, đẹp ”, tổ chức thảo luận, đăng ký, cam kết thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với TPT để thực hiện kế hoạch đề ra một cách nghiêm túc. Giáo viên chủ nhiệm phải có mặt để chỉ đạo trong các buổi học sinh làm vệ sinh ở nghĩa trang, đền Bà Quận và vệ sinh môi trường, đảm bảo sự an toàn trong lao động của học sinh.
b. Biện pháp:
* Đối với TPT
-Tham mưu với BGH nhà trường tổ chức thực hiện
- Phối hợp với các Chi Đội thực hiện nội dung chương trình
- Phối hợp với xã thực hiện theo kế hoạch
* Đối với các Chi Đội:
- Giáo viên chủ nhiệm phải bám sát, hướng dẫn các em lao động an toàn
-Tham gia đầy đủ số lượng, đúng thành phần, đảm bảo thời gian
- Đem đầy đủ dụng cụ
- Phải nắm bắt kế hoạch và nội dung thực hiện.
c. Thực hiện trong năm học 2015 – 2016
- Dọn vệ sinh khuôn viên nghĩa trang liệt sỹ, đền Bà Quận: Mỗi tháng 01 lần
- Vệ sinh khu vực sân học thể chất mỗi tuần 1 lần
Trên đây là kế hoạch chăm sóc nghĩa trang Liệt Sĩ, đền Bà Quận xã Diễn Hoàng đề nghị các tổ chức đoàn, đội, GVCN, các Chi Đội, các bộ phận tài vụ, hành chính và các bộ phận liên quan nghiêm chỉnh thực hiện.
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
TPT
Nhằm đẩy mạnh phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người người trồng cây - Nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của chúng ta, Ban giám hiệu liên đội Trường Tiểu học La Bằng đã phát động nhiều hoạt động nhằm cuốn hút các em học sinh phát huy vai trò nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường như, trồng và chăm sóc cây xanh, vườn hoa, cây cảnh…Thông qua những hoạt động đó nhằm giáo dục cho các em học sinh hiểu rằng: con người không thể sống tách rời thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ và phải biết quý trọng những giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Trong tháng 9/2017 lớp 5B đã tham gia rất nhiều phong trào, trong đó có phong trào xanh - sạch - đẹp trường học, lớp học, tổ chức cho các em chăm sóc vườn cây măng non nhằm giáo dục kĩ năng sống và đạt được những kết quả khá khả quan.
Dưới đây là một số hình ảnh:
Liên đội trường Tiểu học Xuân Hòa phát động mô hình “Vườn rau của em” với sự tham gia nhiệt tình của tất cả các em thiếu niên – nhi đồng trong toàn Liên đội. Sau thời gian triển khai mô hình “Vườn rau của em” đã thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành một phong trào thi đua trong thiếu niên – nhi đồng toàn Liên đội.
Sau mỗi giờ học, giờ ra chơi các em học sinh dành thời gian cho việc chăm sóc vườn rau của mình với những công việc quen thuộc là tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, vun luống,... Tham gia phong trào các em được thực hành các kiến thức đã học về TV&XH, về kĩ thuật chăm sóc rau, cùng nhau “Học đi đôi với hành” từ đó các em biết trân trọng thành quả lao động do chính tay mình làm ra.
Nêu ý nghĩa của việc chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
-Thể hiện lòng biết ơn, quý mến với những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc
Câu 1: Ý nào sau đây là hoạt động cộng đồng
A. Đưa bạn đến trường mỗi ngày
B. Hàng ngày tập thể dục đều đặn
C. Giúp mẹ dọn cỏ trong vườn nhà em
D. Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Câu 1: Ý nào sau đây là hoạt động cộng đồng
A. Đưa bạn đến trường mỗi ngày
B. Hàng ngày tập thể dục đều đặn
C. Giúp mẹ dọn cỏ trong vườn nhà em
D. Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
Câu hỏi: Nhân ngày 27/7, hoc sinh lớp 10A tổ chức chăm sóc vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ thành phố Z. Hoạt động đó thể hiện trách nhiêm nào dưới đây của công dan đối với cộng đồng?
A. Nhân nghĩa
B. Hòa nhập
C. Hợp tác
D. Nhân ái
Câu hỏi: Nhân ngày 27/7, hoc sinh lớp 10A tổ chức chăm sóc vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ thành phố Z. Hoạt động đó thể hiện trách nhiêm nào dưới đây của công dan đối với cộng đồng?
A. Nhân nghĩa
B. Hòa nhập
C. Hợp tác
D. Nhân ái
Lập bản chương trình về hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ
GD&TĐ - Giữa những ngày Tháng bảy nghĩa tình này, nhắc nhở những người con đất Việt ở khắp mọi miền đất nước đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”,“Đền ơn đáp nghĩa”.
Đây là trách nhiệm, tình cảm và nét đẹp nhân văn của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ hằng năm là dịp tri ân những anh hùng, liệt sĩ, người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần thân thể ở chiến trường.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc đã chứng kiến lớp lớp thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi; với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã không tiếc máu xương, công sức của cải để giữ gìn độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, xây đắp giang sơn. Với sự hy sinh của đông đảo quần chúng, của chiến sĩ, anh hùng kế tiếp nhau trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.
Chứng kiến những hy sinh, mất mát lớn của dân tộc, Người không chỉ dành tình cảm đặc biệt đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với Tổ quốc “xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.
Kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc ta, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước; với Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đổ ách thực dân, giải phóng một nửa giang sơn. Và với ý chí “không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ gian khổ, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc ta, mà phần lớn là thanh niên đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước. Họ ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ và những người con đã mãi mãi không thể gặp lại người thân yêu nhất của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi…, tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam”. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi mãi ghi tạc và đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn đó. Các thế hệ người Việt Nam sẽ luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.
Cứ đến tháng bảy hàng năm, cả nước lại tràn ngập không khí tri ân những người có công với nước. Ngày càng có nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm đời sống các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc phần mộ các liệt sĩ, tổ chức những hoạt động về nguồn đầy xúc động... Tri ân những người hy sinh vì nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội. Những việc làm đó còn có ý nghĩa giáo dục cho lớp trẻ hôm nay về một thời oanh liệt của đất nước, về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Hiện nay, mọi người được sống trong thanh bình, chúng ta càng nhớ tới công lao và sự hy sinh to lớn của các thương binh và liệt sĩ. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công.
Các cấp, các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đã thể hiện bằng những việc làm thiết thực để chăm sóc sức khỏe, tạo công ăn việc làm, giúp đỡ về nhà ở; con em của họ được ưu tiên xét tuyển, giảm tiền đóng góp xây dựng trường, được tặng học bổng, trợ cấp…
Không những chăm lo người còn sống, chúng ta còn có nhiều hoạt động quan tâm chăm sóc nơi an nghỉ của những người đã khuất như: xây dựng, tu sửa các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, cầu siêu cho hương hồn các liệt sĩ được ấm lòng nơi chín suối… phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang lan tỏa sâu rộng ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phụng dưỡng 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đến nay, hơn 96% gia đình chính sách có mức sống trung bình trở lên so với dân cư cùng địa bàn cư trú và xuất hiện nhiều tấm gương người có công làm kinh tế giỏi, giúp đỡ ngày càng nhiều đối tượng con thương binh, liệt sĩ có việc làm ổn định, đóng góp xứng đáng vào xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ không chỉ góp phần ổn định và nâng cao mức sống của thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, mà còn có tác dụng giáo dục toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về lòng yêu nước, truyền thống ân nghĩa bằng trách nhiệm và tấm lòng nghĩa tình, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự quan tâm này được thể hiện sinh động bằng những hoạt động hết sức thiết thực, phù hợp với đạo lý truyền thống nhân văn ngàn đời của dân tộc Việt Nam và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng.
Tuy nhiên, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở một số địa phương vẫn còn chưa làm thật tốt chính sách đối với các đối tượng có công, có biểu hiện chạy theo hình thức, phát động phong trào theo “thời vụ”. Có địa phương thiếu sự quan tâm, hằng năm chỉ đến dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 hoặc lễ, Tết mới cử cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà.
Việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo và vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta… đang để lại nỗi thương đau khắc khoải trong lòng những người thân.
Đền ơn đáp nghĩa không chỉ thực hiện một ngày, một tháng, mà phải được tiến hành thường xuyên, quanh năm. Từ thực tiễn công tác thương binh, liệt sĩ và người có công những năm qua cho thấy, các ngành, đoàn thể và địa phương cần có nhiều hình thức, biện pháp và cách làm sáng tạo trong việc chăm lo cuộc sống gia đình có công với cách mạng nhằm thiết thực phát huy truyền thống và đạo lý dân tộc, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc đó.
1. Chuẩn bị.
- Chọn sự việc đã tham gia hoặc chứng kiến (ví dụ: thăm viện bảo tàng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi gia đình thương binh – liệt sĩ, tặng quà người già, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam,...).
- Nhớ lại những hoạt động, việc làm chính và sắp xếp theo đúng trình tự.
2. Lập dàn ý.
3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
1. Bài tham khảo:
- Chọn sự việc: thăm lăng Bác
- Các hoạt động:
+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.
+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:
- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
- Thân bài:
+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng.
+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây.
+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.
+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
Trong kì nghỉ hè vừa qua , nhân kỉ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ . Địa phương em đã tổ chức 1 số hoạt động như : thăm hỏi bà mẹ việt nam anh hùng , thăm các gia đình thương binh liệt sĩ , chăm sóc tu sửa thương binh liệt sĩ , thắp nến chi ân các anh hùng liệt sĩ . Hãy kể 1 trong những hoạt động có ý nghĩa mà em được tham gia và chứng kiến
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em hai căn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn. Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, ... Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình. Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “. Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay. Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị. Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.
Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ: - Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? An mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép ... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Oi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất mục lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về. Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Ơ khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm. Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà: - Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi! Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười: - Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé! Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó. Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc. Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân”