Những câu hỏi liên quan
Phương
Xem chi tiết
hi2312
29 tháng 10 2021 lúc 20:59

qua câu chuyện cái tết của mèo con em rút ra cho bản thân bài học nào

Bình luận (0)
Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
19 tháng 1 2020 lúc 20:04

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

– Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không? 

– Thưa Bác, vâng ạ!

– Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

– Dạ thưa Bác, cháu không có ạ! 

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

 – Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn…

 Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ…

 Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

– Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

nhung-cau-chuyen-ve-bac-va-rut-ra-bai-hoc-1

Vị cha gia của dân tộc – Hồ Chí Minh

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

– Hôm nay chú có áo mới rồi.

– Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

– Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác. 

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá. 

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

Bài học kinh nghiệm rút ra: 

– Câu chuyện này tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng khi thấy người chiến sĩ cảnh vệ canh gác dưới chân lán bị ướt và lạnh, Bác đã đôn đốc quân nhu chóng tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm cơ thể, ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt.

– Như trong lời bài hát Thuận Nguyễn có viết: “Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất. Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.”

$Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thiên Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Anh Thư
12 tháng 1 2018 lúc 22:32

Phần truyện:
Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế, nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm “Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn.
Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp (La-tu-sơ Tơ-rê-vin, dưới các tên Văn Ba) mỗi lúc rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.
Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc tích.
Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí. Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.
Phần bài học rút ra:
Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là do cách học tập kiên trì như vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Bác đã thành công!
=> Chúng ta cần phải học theo tấm gương đạo đức học tập của người.

Bình luận (0)
Thiên Nhi
12 tháng 1 2018 lúc 22:28

đây là câu truyện mk tra mạng các bn đọc thử nha

Bình luận (0)
Thiên Nhi
12 tháng 1 2018 lúc 22:29

Đầu năm 1946, cả nước ta tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên. Gần đến ngày bầu cử, tại Hà Nội – là nơi Bác Hồ ra ứng cử – có 118 Chủ tịch ủy ban nhân dân và đại biểu các giới hàng xã đã công bố một bản đề nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới. Chúng tôi suy tôn và ủng hộ vĩnh viễn cụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa”.

Từ nhiều nơi trong cả nước, đồng bào viết thư đề nghị Bác không cần ra ứng cử ở một tỉnh nào, nhân dân cả nước đồng thanh nhất trí cử Bác vào Quốc hội.

Trước tình cảm tin yêu đó của nhân dân, Bác viết một bức thư ngắn cảm tạ đồng bào và đề nghị đồng bào để Bác thực hiện quyền công dân của mình: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt khỏi thể lệ của Tổng tuyển cử đã định. Tôi ra ứng cử ở Hà Nội nên cũng không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Xin cảm tạ đồng bào đã có lòng yêu tôi và yêu cầu toàn thể đồng bào hãy làm tròn nhiệm vụ người công dân trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới”.

Sau ngày hòa bình lập lại, có lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư chủ trì ra đón và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa. Bác không đồng ý và lặng lẽ làm đúng những quy định như khách thập phương đến lễ chùa. Trên đường từ chùa về, khi vào đến thành phố, xe Bác đến một ngã tư thì vừa lúc đèn đỏ bật, sợ phố đông, xe dừng lâu, đồng chí bảo vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác hiểu ý ngăn lại:

– Các chú không được làm thế, phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Không được bắt luật pháp dành quyền ưu tiên riêng cho mình.

Bình luận (0)
Cô Bé Cá Tính
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Đạt
29 tháng 3 2016 lúc 19:59

h cho mình đã rồi cho

Bình luận (0)
()
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
29 tháng 8 2019 lúc 20:33

Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.

Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tậm tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tâp của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều".  Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam                         có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.

Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn nghành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Măc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường  bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.

Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Là một thầy giáo gương mẫu, luôn ý thức và đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo". Học tập và làm theo tấm gương của Bác, Thầy là tấm gương để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo. Khi giao tiếp với thầy tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách thầy giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình thầy dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái Tâm của thầy với nghề, với trò và đồng nghiệp. Thầy là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được. Thầy vừa được Chủ Tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là giáo viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2008-2013. Đây là phần thưởng vô cùng ý nghĩa với sự nghiệp "Trồng Người" của Thầy.

k mình nha Daredevil 

Bình luận (0)
Trà Ngô
29 tháng 8 2019 lúc 20:33

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.
Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.
Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.
Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.
Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
29 tháng 8 2019 lúc 20:34
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tác động đến tất cả Cán bộ, Đảng viên và nhân dân giúp cho mỗi người nhận thức đúng hơn những giá trị cao đẹp của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ khi triển khai cuộc vận động đến nay đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương.Hưởng ứng cuộc thi viết về gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban chỉ đạo cuộc vận động Huyện Nhà Bè phát động tôi xin được viết về chị Phạm Kim Tuyến, hiện đang công tác tại Phòng Y Tế Huyện Nhà Bè.Tôi và chị quen biết nhau đã lâu lắm rồi, từ khi còn công tác chung tại Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, không phải vì quen nhau lâu mà tôi lại khen ngợi chị, tôi nghỉ bất kỳ ai nếu có sự quen biết và tiếp xúc lâu với chị thì đều có cảm nhận  giống tôi.Ở chị, tôi học tập được rất nhiều điều trong cuộc sống cũng như trong công việc đặc biệt  là sự tận tuỵ hết lòng, hết sức vì công việc, sống tiết kiệm, giản dị, không sa hoa, lãng phí.Đối với công việc tôi luôn thấy chị lúc nào cũng quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Với cương vị là người cán bộ lãnh đạo nhưng chị luôn trực tiếp bắt tay vào cùng làm việc với nhân viên . Chị thường đến cơ quan sớm hơn mọi người và về sau mọi người khi công việc đã hoàn thành xong chi mới an tâm. Chị luôn gánh vác những công việc nặng nhọc cho cấp dưới. Có những hôm chị ở cơ quan làm việc đến 8 giờ tối mới về nhà.Đối với cán bộ cơ sở chị cũng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ để anh chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chị cũng thường xuyên xuống cơ sở nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời kiến nghị đề xuất với lãnh đạo những chủ trương, chính sách phù hợp. Khi được cơ sở mời dự họp hoặc truyền thông, tuyên truyền về những nội dung có liên quan đến hoạt động do ngành quản lý dù trời mưa gió chị cũng đến nơi đúng giờ không để mọi người chờ lâu.Chị luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, khi trong cơ quan hoặc gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, tang chế chị đều đến thăm hỏi, động viên an ủi tận tình.Hiện nay, chị còn đang theo học chương trình Đại học Luật vào các buổi chiều trong tuần. Đối với một người bước vào tuổi năm mươi mà có tinh thần làm việc và học tập như chị thật đáng trân trọng.Trong gia đình, chị là một người phụ nữ đảm đang, chu toàn mọi công việc, hai cháu con của chị đều chăm ngoan, học giỏi, gia đình hạnh phúc được mọi người yêu quí và kính trọng.Đối với tôi, chị không những là người bạn, người đồng nghiệp tốt mà tôi còn xem chị như người thân trong gia đình. Bất kỳ khi có chuyện  không giải quyết được tôi đều tham khảo ý kiến chị và lúc nào cũng được chị cho những lời khuyên bổ ích. Tôi học tập được ở chị sự tận tình hết lòng hết sức vì công việc không ngại khó khăn gian khó, bất kỳ công việc gì được giao cũng cố gắng hoàn thành tốt.Nhân cuộc thi viết về gương điển hình “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , tôi xin được bày tỏ sự ngưởng mộ chị và sẽ phấn đấu học tập tấm gương của chị cũng như học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xứng đáng là người cán bộ, đảng viên gương mẫu trong đơn vị.Qua bài viết này, tôi cũng rất mong mọi người sẽ cảm nhận và hình dung được sự tận tuỵ, hết lòng, hết sức vì công việc của chị, xứng đáng là tấm gương học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bình luận (0)
phambaoanh
Xem chi tiết
phambaoanh
22 tháng 4 2016 lúc 16:25

ukm

Bình luận (0)
Ngô nguyên bắp :)
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
7 tháng 3 2022 lúc 22:30

Tên sách: Đề cương học tập chủ đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh "là đạo đức, là văn minh": Tài liệu học tập chủ đề năm 2010 Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
7 tháng 3 2022 lúc 22:31

THAM KHẢO TÀI LIỆU:

Tên sách: 

Đề cương học tập chủ đề tư tưởng,

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh "là đạo đức, là văn minh": Tài liệu học tập chủ đề năm 2010 Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

Bình luận (0)

1 số sách là:(giá cả cũng rất phải chăng, bạn tìm mua nhé! có 4k một quyển bé bé thôi nhưng rất hữu dụng)

-Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân

-Tài liệu học tập chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lang phí, quan liêu

-Vận động học tập, làm theo tư tưởng của Người

.....................

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nghĩa Nguyễn Lâm
15 tháng 5 2016 lúc 21:47

ngu

Bình luận (0)
Hà Thị Ngọc Giang
28 tháng 5 2017 lúc 10:28

ngu vãi

Bình luận (6)
Huỳnh Châu
28 tháng 5 2017 lúc 14:56

Hà Thị Ngọc Giang,Nghĩa Nguyễn Lâm s các pn lại chửi Nguyễn Ngọc Ánh ngu? chỉ tại pn ấy k pit nên ms hỏi thoy mà.gianroi

Bình luận (1)
Vũ Hoàng Tường Vi
Xem chi tiết
🕊 Cαʟɪѕα Rσαηα
7 tháng 5 2021 lúc 20:57

                                                                                                     Bài làm

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm cần thiết đối với thế hệ trẻ chúng ta.Như chúng ta đã thấy,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại,là tấm gương sáng để mọi người dân Việt Nam noi theo.Thế hệ trẻ ngày nay may mắn được sinh ra trong thời bình,lớn lên trong một đất nước hòa bình,ấm no,hạnh phúc.Cho nên,ta cần sớm định hướng được con đường học tập để có một tương lai tốt đẹp.Trước tiên,phải học ở Bác đức tính giản dị.Trong học tập,trong công việc,luôn tụ giác,việc gì mình tự làm được thì làm,không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác .Học tập và làm việc hết mình sẽ đem lại hiệu quả cao.Trong mối quan hệ với mọi người,luôn thân thiện,quan tâm gần gũi,không chia bè phái.Chọn cho mình lối sống giản dị trong cả việc ăn mặc,không nên cầu kì,nói năng rõ ràng súc tích,sống chan hòa,giúp đỡ và biết yêu thương với mọi người.Bên cạnh đó,còn có những người sống ỷ lại,không tự giác,sống xa hoa,lãng phí,không biết tiết kiệm,chúng ta cần lên án và phê phán.Tóm lại,việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết.Bản thân là một học sinh,cần tích cực tham gia các phong trào học tập,rèn luyện,tu dưỡng đạo đức để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp,văn minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Hà Thiện Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 18:27
chupapipupapo
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cristiano Ronaldo ⚽
6 tháng 8 2021 lúc 16:28

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, đồng thời lại là tấm gương đạo đức của một con người bình thường, có thực trong cuộc đời trần thế và ai cũng có thể học tập, noi theo, làm theo. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, trong lãnh đạo, quản lý, Hồ Chí Minh đã thật sự đạt đến "đức nhân", xứng đáng được xếp vào vị trí của sao Bắc Đẩu - một ngôi sao sáng được các vì sao khác tự nguyện hướng tới. Uy quyền đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, trong đông đảo quần chúng nhân dân bắt nguồn từ nhân cách hoàn thiện, đạo lý sống ở đời và làm người của Bác: Tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.  Ở người sáng lên những phẩm chất của một người chiến sĩ cách mạng trung kiên, không bao giờ chùn bước trước khó khăn nghịch cảnh. Có thể nói, Tấm gương đạo đức vì dân, vì nước Hồ Chí Minh trong sáng như pha lê, không hề có một vết gợn, có sức truyền cảm mạnh mẽ và lay động tới nhiều thế hệ mai sau.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa