Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
0o0_However_0o0
Xem chi tiết
Tiểu Băng Băng
14 tháng 12 2018 lúc 21:39

1. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   

2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính - Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua, v.v...).

3. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

    - Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

    - Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

4. Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

5. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :

    - Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;

    - Dạy cho con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;

    - Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

   Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.

   Tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

6. Đoạn văn :

Mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnhtiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp các ca đẻ khó, đẻ non, mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.

Nguyễn Ngọc Lan
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 15:37

Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.



nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 15:39

Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

nguyen minh ngoc
13 tháng 1 2018 lúc 15:41


Câu 3: Em thấy mẹ thầy Mạnh Tử trong truyện mẹ hiền dạy con có những phẩm chất nào đáng quý. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản
Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

- Hai lần thấy con bắt chước những việc không phù hợp với việc học ở ngoài đời, bà mẹ rất băn khoăn: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”, “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Nhưng lần thứ ba, người mẹ nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. Hai câu đầu cần thể hiện với giọng điệu băn khoăn, không yên tâm của bà mẹ. Câu sau cùng nhẹ nhàng như trút được mối lo về tương lai của con qua môi trường sống mà bà đã lựa chọn.

- Trong sự việc thứ tư, ban đầu bà mẹ chỉ muốn nói đùa với con. Ngay sau đó bà đã ân hận, cần thể hiện bằng giọng điệu ân hận, sau đó là hành động dứt khoát.

- Lần thứ năm, kể về hành động cắt tấm vải và lời nói của bà với đứa con, cần thể hiện bằng giọng điệu kiên quyết, dứt khoát.



Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 3 2019 lúc 12:14

a, Khi muốn truyền đạt một vấn đề nào đó cho cấp dưới, cho mọi người nhằm phổ biến nội dung thì người ta dùng văn bản hành chính.

b, Mỗi văn bản có mục đích riêng:

- Mục đích thông báo nhằm phổ biến một nội dung

- Mục đích đề nghị nhằm đề xuất một nội dung, yêu cầu

- Mục đích của báo cáo là để thông tin trình bày cho cấp trên biết

c, Ba loại văn bản này có sự giống nhau ở cách thức trình bày, cụ thể là về hình thức với các mục đích và trình tự giống nhau.

d, Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…

Trần Diệu Linh
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
1 tháng 7 2019 lúc 16:38

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 13:46

tham khảo

- Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.

- Các thể loại văn học đều đã được tìm hiểu ở lớp 6.

- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:

+ Văn bản truyện:

* Người đàn ông cô độc giữa rừng: Nhân vật Võ Tòng.

* Dọc đường xứ Nghệ: Thời thơ ấu của Bác Hồ.

* Buổi học cuối cùng: Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ.

* Bố của Xi-mông: Tình yêu thương, lòng thông cảm, sự vị tha….

* Bạch tuộc: trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.

* Chất làm gỉ: Viên trung sĩ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh.

* Nhật trình Sol 6: Ghi lại tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa.

* Một trăm dặm dưới mặt đất: Giuyn Véc- nơ kể về cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất.

* Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch kém hiểu biết lại tự kiêu, tự phụ.

* Đẽo cày giữa đường: Người thợ mộc chỉ biết làm theo ý người khác.

* Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: Cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng với Bụng dẫn đến kết cục xấu.

* Thầy bói xem voi: Cách xem và phán về voi của năm ông thầy mù dẫn đến việc nhìn nhận đánh giá sự vật phiến diện.

+ Văn bản thơ:

* Mẹ: Những xúc động bang khuâng khi tác giả nghĩ về mẹ.

* Ông đồ: Thông qua hình ảnh ông đồ viết chữ Nho để nói lên tâm trạng buồn bã xót xa, thảng thốt đối với cả thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên.

* Tiếng gà trưa: Tâm sự giản dị, xúc động của tác giả khi nghe “tiếng gà trưa”.

* Một mình trong mưa: Thông qua hình ảnh con cò thể hiện tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con.

* Những cánh buồm: Tình cảm cha con sâu nặng khi đứng trước biển cả.

* Mây và sóng: Ca ngợi tình mẹ con xúc động sâu nặng.

* Mẹ và quả: Tâm trạng xót xa, lo lắng khi tác giả nghĩ về người mẹ đã già.

* Rồi ngày mai con đi: Lời tâm sự chân tình và sâu lắng của người cha miền cao khi tiễn con xuống núi.

+ Văn bản kí:

* Cây tre Việt Nam: Cảm xúc, suy nghĩ về hình ảnh cây tre- biểu tượng cho con người Việt Nam.

* Trưa tha hương: Nỗi nhớ quê nhà da diết khi tác giả bất ngờ nghe được tiếng ru con xứ Bắc trên đất khách quê người.

* Người ngồi đợi trước hiên nhà: Sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.

* Tiếng chim trong thành phố: Kỉ niệm đẹp một thời của thành phố Hà Nội.

tuan
11 tháng 9 2023 lúc 19:54

ko bt

leuleu

Trương Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Long
5 tháng 9 2023 lúc 18:45

tick cho mình đi 

 

Sách Ngữ văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại mới mà em chưa được học ở lớp 6, đó là:

Truyện ngắn Thơ lục bát Kí

Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản "Lão Hạc" của Nam Cao hấp dẫn với mình nhất.

Trước hết, nội dung của văn bản "Lão Hạc" rất cảm động, lay động lòng người. Lão Hạc, một người nông dân nghèo khổ, đã phải bán đi con chó Vàng thân thiết của mình để lo cho con trai sắp đi làm phu đồn điền cao su. Lão Hạc sống trong cảnh cô đơn, buồn tủi, cuối cùng đã tự kết liễu đời mình.

Thứ hai, nhân vật lão Hạc được khắc họa rất thành công. Lão Hạc là một người có phẩm chất cao quý, đáng quý. Lão sống rất tình nghĩa, thương con hết mực. Lão cũng là một người sống rất chắt chiu, tiết kiệm.

Thứ ba, ngôn ngữ của văn bản "Lão Hạc" rất giản dị, mộc mạc, nhưng lại rất giàu cảm xúc. Ngôn ngữ của Nam Cao đã góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

Vì những lý do trên, em thấy văn bản "Lão Hạc" là một tác phẩm hay và hấp dẫn. Em đã học được rất nhiều điều từ câu chuyện này, về tình yêu thương con, về lòng nhân hậu và sự kiên cường của con người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 8 2019 lúc 8:22

a, Toàn bộ sự việc kể trên xoay quanh việc chia tay của hai anh em, trong đó trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ

- Sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm, Thành và Thủy buộc phải chia tay và chia đồ chơi

b, Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

- Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản

c, Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

→ Những mối liên hệ giữa các đoạn tự nhiên và hợp lý