Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quyen Nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 11 2021 lúc 19:38

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. Đại từ: bác

=> Dùng để trỏ (người)

3. 

Em tham khảo:

a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Vì đây là người bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại, trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến về ở ẩn xa xôi, bạn cũ không ngại đường xa tới thăm là một sự kiện đặc biệt.

b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu thứ 8.

Nguyễn Thị Trúc Mai
Xem chi tiết
Thảo Phương
14 tháng 11 2016 lúc 5:09

Câu 1:Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá … một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Câu 2:Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Nguyễn Thị Trúc Mai
14 tháng 11 2016 lúc 5:17

thanks nhìu nhéhihi

Linh Phương
14 tháng 11 2016 lúc 16:56

C1:

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

C2:

Thảo luận 1

Question[Văn 7] Cảm nghĩ về bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đìnhKho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Sói~Trăng~cute
Xem chi tiết
Lê Minh Thư
18 tháng 3 2019 lúc 20:14

Chủ đề tự do hả bn?

trần văn trung
18 tháng 3 2019 lúc 20:18

Viết bảng giảng bài

Là “ông” thầy giáo

Suốt ngày đưa tin

Là “ông” nhà báo

Tú Đỗ Minh
18 tháng 3 2019 lúc 20:20

mỗi câu bốn chữ đúng ko bạn

Vũ Phương Thảo
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
10 tháng 11 2017 lúc 19:59

                                                      Bài làm

Bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có rất nhiều nét hay và đẹp . Người bạn bấy lâu nay mới tới chơi , Nguyễn Khuyến đáng ra phải tiếp đãi người bạn một cách chu đáo và tử tế . Thế nhưng , nhà thơ vẽ ra một hoàn cảnh có sẵn mọi thứ nhưng thành ra lại chẳng có gì cả . Vật chất muốn đầy đủ  nhất nhưng lại cứ giảm đi . Như vậy tiếp bạn chỉ còn mỗi cái tình , chỉ một sự chân tình có thể đủ bù đắp những thiếu hụt của vật chất . Qua cách ứng xử của nhà , có thể thấy Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn , muốn tiếp bạn thật chu đáo , đồng thời tác giả rất coi trong cái tình , coi trong sự cung kính trong tình bạn .

nguyenhaanh
10 tháng 11 2017 lúc 19:53

dễ thế mà ko biết à đưa 100k chỉ cho

nguyenhaanh
10 tháng 11 2017 lúc 19:54

dễ thế mà ko biết à đưa 100k trả lời cho

Công Chúa Hoa Hồng
Xem chi tiết
Lê Ánh
9 tháng 12 2016 lúc 17:48

Lớp em A1 truyền kỳ.

Không lỳ không phải A1 lớp em.

 

Linh Phương
9 tháng 12 2016 lúc 19:02

Lớp em là lớp tám

Học tập, văn nghệ chẳng chê điều

Nắm tay tiếp bước cùng đi

Bạn bè vui vẻ mỗi khi tới trường

Mỗi khi nhắc lại vấn vương trong lòng.

CHúc bạn hc tốt!

Phạm Ngọc Huyền Thương
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
22 tháng 9 2016 lúc 20:59

mk trả lời, bài này mk học qua rồi, cả cách trình bày nữa

61:

8 = 23; 16 = 42 hay 24; 27 = 33; 64 = 82 hay 26;

81 = 92 hay 34; 100 = 102 .

 


 
Heartilia Hương Trần
22 tháng 9 2016 lúc 21:01

62: 102 = 100;

103 = 1000;

104 = 10000;

105 = 100000;

106 = 1000000;

b) 1000 = 103 ;

1 000 000 = 106 ;

1 tỉ = 1 000 000 000 = 109 ;

 

1000…00 = 1012 .

Heartilia Hương Trần
22 tháng 9 2016 lúc 21:02

63:

a, Sai

b, Đúng

c, Sai

Tôi yêu quê hương
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
23 tháng 3 2018 lúc 17:02

Tham khảo bài mình  nhé

Buổi tối hôm trung thu
Vâng trăng đẹp tuyệt vời
Trăng tròn thật vành vạnh
Hệt nhu cái nong con.

Trăng thật là tuyệt vời
Đẹp và sáng ngời ngời
Đẹp hệt nhu tiên nu
.......................................

D­­ường nhu trăng mải vui
Mải vui đùa cùng núi,
Mải chơi đùa cùng gió
Giờ mới tới ngọn tre.

Trăng vui mùng khôn ­xiết
khi biết nhiều lời khen 
Nào là trăng đẹp thế­
Nào là trăng tuyệt vời.

Ti­eng côn trùng ri rả
Hát bài ca trăng ơi
" Trăng ơi trăng đến ròi
Chúng tôi mong chờ trăng"

Dưới sân trường chúng em
Các bạn cùng vui chơi
Nào vui ca, múa hát
Nào r­ước đèn trung thu...

Đỗ Quỳnh Chi
23 tháng 3 2018 lúc 17:13

hãy kết bạn vớ mình đi,mình vừa lập ních 

Thanh Ninh Chi Hạ
23 tháng 3 2018 lúc 17:43

Em ghé về trường cũ
Mang chút nắng hanh vàng
Ngó ngàng bên cửa lớp
Hồi ức nào lang thang
Mây buồn trôi đi hoang
Phượng xanh rờn ủ rũ
Đưa em vào giấc ngủ
Một thời em mộng mơ

tk mk nhé

Công Chúa Bloom
Xem chi tiết
Dương Hoàng Minh
3 tháng 1 2017 lúc 17:43

Em đã phải thức đêm Để viết thơ và thẩn Để chào ngày trọng đại Đó chính là ngày mai Em đã phải thức đêm Để viết thơ và thẩn Để chào ngày trọng đại Đó là sinh nhật em Em đã phải thức đêm Để viết thơ và thẩn Để chào ngày trọng đại Là ngày thành lập đoàn Đó chính là hôm đó Một ngày ba sự kiện Sinh nhật và ngày đoàn Và ngày Hoa(trung quốc) đánh ta

Ngày hai sáu tháng ba Là ngày thành lập đoàn Và bao nhiêu kỉ niệm Trong cuộc đời của em.

xong

Chấm hết và !

Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 8 2016 lúc 20:05

Chào mừng 26/3 
Là ngày thành lập đoàn ta ra đời 
Giương cao cờ đỏ sáng ngời 
Đoàn ta tiếp bước theo lời cha anh 
Trải qua khói lửa chiến tranh 
Theo lời Bác dạy khó khăn không lùi 
Bao gương anh dũng sáng ngời 
Ta nguyện gìn giữ đời đời không quên 
Mỗi bước đi mỗi bước tiến lên 
Đoàn ta viết tiếp nên thiên sử vàng 
Hôm nay ngày hội của Đoàn 
Mừng vui xin tặng muôn vàn điểm cao.

Nhựt Ngô
12 tháng 9 2016 lúc 8:54

ngay thanh lap doan

vui nhu ngay tet 

thang 3 sap het 

nhưng van con vui

 

BanhTrang Kibo
Xem chi tiết
Bùi Hà Chi
21 tháng 11 2016 lúc 16:51

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

Lê Ánh
21 tháng 11 2016 lúc 17:48
Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa. Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.