Những câu hỏi liên quan
lê văn hải
Xem chi tiết
Isabella Nguyễn
22 tháng 10 2017 lúc 19:15

Đường link: http://vietjack.com/soan-van-lop-8/on-tap-truyen-ki-viet-nam.jsp 

Bình luận (0)
Tú
22 tháng 10 2017 lúc 19:14

1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học. Tên văn bản, tác giả, Thể loại Phương thức biểu đạt, Nội dung chủ yếu, Đặc điểm nghệ thuật Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) Hồi kí (trích) Tự sự (có xen trữ tình) Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) Tiểu thuyết (trích) Tự sự Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động. Lão Hạc (Nam Cao) Truyện ngắn (trích) Tự sự (có xen yếu tố trữ tình) Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình.

2. a. Giống nhau: - Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 – 1945. - Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con người với số phận nghèo khổ cùng cực. - Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo. - Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời. - Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8.  b. Khác nhau. - Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể: + Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy. + Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương. - Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

3. Gợi ý - Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn tả cảnh Hồng ngồi trên xe với mẹ. - Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con vừa đanh đá. Chú ý đoạn văn chị Dậu chống lại tên cai Lệ. - Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn kể chuyện bán chó với ông giáo.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Nhàn
22 tháng 10 2017 lúc 19:14

Bài tập 2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bân trong các bài 2, 3 và 4.

Gợi ý

a. Giống nhau:

- Đều là văn tự sự (có xen lẫn trữ tình), là các truyện kí thể hiện đại sáng tác vào thời kì 1930 – 1945.

- Đề tài là những con người và cuộc sống đương thời, đi sâu miêu tả nỗi đau của con người với số phận nghèo khổ cùng cực.

- Các văn bản, tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo, nêu cao tinh thần nhân đạo.

- Tố cáo tội ác xấu xa của giai cấp thống trị đương thời.

- Sự giống nhau còn ở cách thể hiện chân thực, sinh động, đó là đặc điểm chung của dòng văn xuôi hiện thực trước CMT8. 

b. Khác nhau.

- Ở mỗi văn bản đều có cái riêng. Cũng là nỗi đau của con người nhưng ở mỗi văn bản thể hiện một phương diện, một khía cạnh cụ thể:

+ Có người vừa nghèo khổ lại vừa bị hủ tục xô đẩy.

+ Có người vì quá nghèo khổ phải đứng lên phản kháng lại, có người lại chôn chặt nỗi đau ấy trong một cái chết thảm thương.

- Về phương diện biểu đạt thì mỗi văn bản thể hiện sắc thái miêu tả, biểu cảm đậm nhạt khác nhau.

Bài tập 3. Trong mồi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào ? Vì sao ?

Gợi ý

- Nhân vật Hồng có tình cảm thương mẹ rất sâu sắc. Chú ý đoạn văn tả cảnh Hồng ngồi trên xe với mẹ.

- Nhân vật chị Dậu vừa giàu lòng thương chồng con vừa đanh đá. Chú ý đoạn văn chị Dậu chống lại tên cai Lệ.

- Nhân vật lão Hạc vừa hiền hậu, vừa có tâm hồn trong sáng. Chú ý đoạn kể chuyện bán chó với ông giáo.

Bình luận (0)
anh
Xem chi tiết
Dương Thị Hoài
16 tháng 11 2018 lúc 18:47

Soạn bài: Ôn tập truyện dân gian

1. Truyền thuyết

- Loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử.

- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử

Truyện cổ tích:

- Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật ( bất hạnh, dũng sĩ, thông mình, mồ côi…)

- Sử dụng yêú tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào cuộc sống công bằng hơn.

Truyện ngụ ngôn:

- Loại truyện kể bằng văn vần, văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người.

- Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống.

Truyện cười

- Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

- Mỉa mai châm biếm hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội

Câu 2 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1) Đọc lại truyện dân gian

Câu 3 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện truyền thuyếtTruyện cổ tíchTruyện ngụ ngônTruyện cười
Con rồng cháu tiênSọ DừaẾch ngồi đáy giếngTreo biển
Bánh chưng bánh dàyThạch SanhThầy bói xem voiLợn cưới áo mới
Thánh GióngEm bé thông minhĐeo nhạc cho mèo 
Sơn Tinh Thủy TinhCây bút thầnChân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
Sự tích Hồ GươmÔng lão đánh cá và con cá vàng

Câu 4 (trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Những đặc điểm của truyện cổ tích trong truyện Sọ Dừa:

- Nhân vật: Là kiểu nhân vật bất hạnh- mang lốt xấu xí

- Các chi tiết kì ảo:

     + Sọ Dừa chui ra khỏi lốt, thổi sáo cho đàn bò nghe

     + Vợ của Sọ Dừa sau khi bị cá kình nuốt lấy dao rạch bụng cá

     + Con gà biết nói tiếng người

- Truyện phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, ước mơ về một xã hội văn minh, công bằng hơn.

Câu 5 (Trang 135 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Đối sánh truyện truyền thuyết với truyện cổ tích:

- Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

Khác nhau:

     + Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)

     + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội

So sánh truyện ngụ ngôn với truyện cười

- Giống: đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục

- Khác:

     + Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…

     + Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người

Chúc em hc giỏi

Bình luận (0)
Tran Nguyen
16 tháng 11 2018 lúc 18:48

bạn vào đây soạn bài nha 

https://vietjack.com/soan-van-lop-6/on-tap-truyen-dan-gian.jsp

Bình luận (0)
Lê Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
15 tháng 3 2017 lúc 20:32

Thuyền thuyết Cổ tích 1. Con Rồng cháu Tiên 2. Bánh chưng, bánh giầy. 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh Thủy Tinh 5. Sự tích Hồ Gươm. 1. Sọ dừa 2. Thạch Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Giống nhau: + Đều có những yếu tố kỳ ảo. + Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật. Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích 1. Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. 2. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 3. Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. 1. Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường. 2. Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác. 3. Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng. Truyện ngụ ngôn Truyện cười 1. Ếch ngồi đáy giếng 2. Thầy bói xem voi 3. Đeo nhạc cho mèo 4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 1. Treo biển 2. Lợn cưới, áo mới - Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười. - Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. - Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. - Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Mua vui, phê phán, châm biếm.

hơi khó hiểu leuleu

Bình luận (0)
Phùng Khắc Hưng
1 tháng 11 2017 lúc 20:05

I.Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích 1.Thế nào là truyện truyền thuyết,truyện cổ tích (xem SGK) 2.So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 loại truyện Điểm giống +Đều là truyện kể dân gian +Cả 2 loại truyện đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo +Nhân vật ra đời thường kì lạ có tài năng thần kì +Đề cao nguồn gốc con người,thể hiện ước mơ,khát vọng của nhân dân Điểm khác truyện truyền thuyết:có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,người kể thường tin là có thật,thể hiện thái độ,đánh giá của nhân dân đối với sự kiện đó còn truyện cổ tích ko liên quan đến sự kiện lịch sử,người kể ko tin là có thật,thể hiện ước mơ,niềm tin về chính nghĩa của nhân dân ta II.Những truyền thuyết,cổ tích đã học (tự tìm nhé) III.Luyện tập 1.kể tóm tắt các câu truyện theo sự việc chính 2.ý nghĩa hình tượng nhân vật 3.Ý nghĩa chi tiết thần kỳ 4.ý nghĩa của truyện 5.Cảm nhận về nhân vật em thích,cảm nhận các chi tiết thần kỳ mà em thích (còn bạn muốn làm sao làm nhé)

Bình luận (2)
Chillwithme
30 tháng 11 2017 lúc 21:21

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

A. MỤC TIÊU:

– Củng cố kiến thức ôn tập truyện dân gian, kiến thức về thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.

B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:

I – NỘI DUNG KIẾN THỨC

1. Định nghĩa các thể loại. Kể tên các văn bản.

2. Đặc điểm các thể loại

Truyền thuyết

Cổ tích

Ngụ ngôn

Truyện cười

ND

Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ

Kể về cuộc đời số phận một số nhân vật quen thuộc

Kể chuyện loài vật, đồ vật, hoặc chính con người.

Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống

NT

Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nhưng có cốt lõi là sự thật lịch sử.

Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo

Có ý nghĩa ẩn dụ ngụ ý

Có yếu tố gây cười

Mục đích

Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân

Thể hiện ước mơ, niềm tin

Nêu bài học khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán, châm biến những thói hư tật xấu.

3. So sánh truyền thuyết và cổ tích

Loading...

* Giống:

– Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.

– Đều có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường.

* Khác nhau:

Truyền thuyết

Cổ tích

– Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử

– Thể hiện cách đánh giá.

– Người kể, người nghe tin.

– Kể về các nhân vật nhất định.

– Thể hiện quan niệm ước mơ.

– Người kể người nghe không tin.

4. So sánh ngụ ngôn và truyện cười

* Giống

– Thường gây cười

* Khác:

– Truyện cười: để mua vui, phê phán châm biếm.

– Ngụ ngôn: để khuyên nhủ, răn dạy một bài học.

III – LUYỆN TẬP

Bài 1: Chứng minh đặc điểm thể loại văn học dân gian

* Truyền thuyết "Sơn Tinh – Thuỷ Tinh"

– Nhân vật: Vua Hùng

– Sự kiện: lũ lụt và chống lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ.

– Thái độ: Ca ngợi công lao trị thuỷ của các vua Hùng.

Bình luận (0)
Sữa Jeon
Xem chi tiết
lê văn hợp
31 tháng 10 2016 lúc 10:18

có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Trà My
31 tháng 10 2016 lúc 19:42

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Sọ Dừa).II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1*. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác... rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Sọ Dừa...2. Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ thuật chân chính chỉ có được trong tay những người tài năng, đức độ.3. Với những người nghèo, Mã Lương không vẽ những của cải sẵn có để hưởng thụ. Em vẽ cho họ cái cày, cái cuốc, cái thùng - những vật dụng sinh hoạt và phương tiện lao động để sản xuất ra của cải vật chất. Việc làm của Mã Lương rất có ý nghĩa vì nó giúp cho con người đỡ vất vả nhưng không vì thế mà coi thường giá trị lao động.Với những kẻ tham lam, độc ác, hoặc là Mã Lương kiên quyết cự tuyệt (như đối với tên địa chủ) hoặc là em chế giễu (vẽ con cóc, con gà trụi lông cho vua) Cuối cùng em dùng cây bút thần để kết liễu bọn chúng.Mã Lương được các vị thần linh tặng cây bút thần cũng có nghĩa là được trao sứ mệnh giúp đỡ dân nghèo, trừ diệt những kẻ tàn ác, tham lam.4. Trong truyện có nhiều chi tiết lí thú và gợi cảm:- Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh bay và cất tiếng hót. Mã Lương vẽ cá, cá bơi lội tung tăng.- Tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết đói hoặc chết rét nhưng em đã dùng cây bút thần vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi.- Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông.- Mã Lương giả vờ theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cho vua đi xem cá, cuối cùng em vẽ cuồng phong bão tố nhấn chìm tên vua tham lam.5. Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trên núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, dẫu ước ao em vẫn không mua được bút vẽ.Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo.Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.2. Lời kể:Muốn kể truyện này, ngoài việc phải thể hiện được thứ tự các tình tiết của câu chuyện, cần xác định rõ giọng kể.- Giọng trần thuật (Ví dụ: "Người ta kẻ lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương... một chiếc");- Giọng đối thoại (ví dụ: "– Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều").Cụ thể:- Đoạn kể về sự kì diệu của cây bút thần ("vẽ chim, chim tung cánh bay lên trời... vẽ cá, cá vẫy đuôi bơi lượn") thể hiện giọng hào hứng, vui thích.- Đoạn tên địa chủ tưởng Mã Lương đã chết, mò xuống xem lại thấy em đang ngồi bên lò sưởi ăn bánh... cần thể hiện sự kinh ngạc.- Đoạn Mã Lương làm trái ý nhà vua (vẽ cóc, vẽ gà trụi lông...) kể làm sao diễn tả được sự bất ngờ, khoái trá.- Khi Mã Lương trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam cần thể hiện được sự đắc chí, hả hê.Có hai đoạn đối thoại. Đoạn đầu là khi tiên ông cho Mã Lương cây bút thần, đoạn sau trong chi tiết Mã Lương vẽ thuyền rồng cho vua và triều thần ra khơi xem cá.- Trong đoạn đầu cần thể hiện được niềm sung sướng của Mã Lương khi có được cây bút em hằng mơ ước.- Đoạn sau cần theo sát tâm trạng của tên vua, từ ngạc nhiên ("Biển này sao không có cá nhỉ?") đến sốt ruột thúc giục ("Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!"), cuối cùng là hoảng sợ cuống cuồng ("Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa").3. Nhắc lại định nghĩa về truyện cổ tích và kể tên những truyện cổ tích đã học.Gợi ý:- Về định nghĩa truyện cổ tích (xem trong bài Sọ Dừa).

 

- Về tên các truyện cổ tích đã học (xem mục lục và tự thống kê).Đầy đủ nha bạn, chúc bạn học giỏihihi
Bình luận (0)
Huỳnh Đăng Khoa
11 tháng 10 2017 lúc 19:28

câu 1 :Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.

Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.

Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.

Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.

Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.

Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.

Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.

câu 2 :

Mã Lương là một em bé thông minh,mồ côi nghèo khổ say mê học vẽ, vẽ giỏi,ao ước có một cây bút vẽ. Được thần thưởng cho cây bút thần. Có bút thần trong tay em vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động. Việc đến tai tên địa chủ, em bị hắn bắt vẽ theo ý hắn. Mã Lương kiên quyết không vẽ, trừng trị hắn rồi bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh để kiếm sống , sơ ý để lộ tài năng. Vua đã bắt em về vẽ theo ý muốn . Mã Lương chống lại nên bị bắt giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành. Mã Lương được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển,vẽ sóng to gió lớn trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Mã Lương trở về với nhân dân đem tài năng vẽ cho người nghèo khổ.

câu 3 :

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

Danh từ chỉ người như: vua.

Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

Làng em có mái đình cổ kính.

Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

Con cóc là cậu ông trời.

Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

Câu (1) đúng, câu (2) sai.

Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

Bình luận (0)
Toka Moyo Isaki
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
17 tháng 4 2016 lúc 19:50

 

Soạn bài ôn tập về dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than

 

I. Công dụng

1. Đặt dấu câu

a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Câu Ôi thôi chú mày ơi ! là câu cảm thán.

b. Con có nhận ra con không ( ? )

- Câu nghi vấn.

c. Cá ơi, giúp tôi với ( ! ) Thương tôi với ( ! )

- Hai câu cầu khiến.

d. Giời chớm hè ( . ) Cây cối um tùm ( . ) Cả làng thơm ( . )

- Ba câu trần thuật.

2. Cách dùng các dấu câu.

a. Câu thứ hai và câu thứ tư đều là câu cầu khiến, nhưng các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đây là cách dùng đặc biệt của dấu chấm.

b. Dấu chấm than chỉ kiểu câu cảm thán, nhưng dấu chấm hỏi chỉ kiểu câu nghi vấn. Hai dấu câu chấm than, chấm hỏi liền nhau trong ngoặc đơn (sức lực khá tốt nhưng hơi gầy), biểu thị thái độ nghi ngờ, châm biếm. Đây là cách dùng đặc biệt của hai dấu cây này.

II. Chữa một số lỗi thường gặp

1. So sánh cách dùng dấu câu

a. Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ nhau.

- Đoạn văn của Trần Hoàng dùng dấu chấm để tách thành hai câu là đúng.

b. Việc dùng dấu chấm là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vừa… vừa…

- Đoạn văn của Trần Hoàng diễn hai ý liên tục, đồng thời, sử dụng dấu chấm phẩy ( ; ) là đúng.

2. Cách dùng dấu câu.

a. Câu thứ nhất và câu thứ hai không phải là câu nghi vấn, mà là câu trần thuật. Các dấu chấm hỏi dùng sai.

b. Cuối câu là câu trần thuật. Đặt dấu chấm than là không hợp lí.

III. Luyện tập

1. Dấu chấm hỏi.

- Chưa? (sai, phải thay bằng dấu chấm, vì đây là câu trần thuật).

- Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật).

2. Đặt dấu than.

- Động Phong Nha thật đúng là “Đệ nhất kì quan” của nước ta ( ! ) (Câu cảm thán).

3. Đặt dấu câu.

- Mày nói gì ( ? )

- Lạy chỉ, em nói gì đâu ( ! )

Rồi Dế Choắt lủi vào ( . )

- Chối hả ( ? ) Chối này ( ! ) Chối này ( ! )

Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống ( . )

(không được thì nói nha)

  
Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
17 tháng 4 2016 lúc 18:49

vnen ak

 

Bình luận (0)
Dương Thu Hiền
17 tháng 4 2016 lúc 19:24

nhưng ý cậu là đặt câu hay nêu định nghĩa?

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Mai Thảo
10 tháng 5 2016 lúc 9:58

A. - Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sơn tinh Thủy tinh.

- Truyện cổ tích: Thạch Sanh; em bé thông minh.

- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng.

- Truyện cười: Treo biển.

- Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

- Truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên; buổi học cuối cùng; bức tranh của em gái tôi.

- Thơ hiện đại: Đêm nay Bác không ngủ; Lượm.

- Kí hiện đại: Cô tô; Vượt thác; cây tre Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Mai Thảo
10 tháng 5 2016 lúc 10:05

B. Truyền thuyết (có trong sách)

- Truyện cổ tích: Kể về những mâu thuẩn trong xã hội, thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân

- Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật để nói bóng gió, kiến đáo chuyện con người, nhằm khuyên con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cuwoif trong cuộc sống nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội hoặc tạo ra tiếng cười mua vui. 

- Truyện trung đại: Truyện có mục đích giáo huyến, đề cao đạo lí, thướng có tình huống gay cấn, chi tiết giàu ý nghĩa.

- Truyện hiện đại: Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi và có nhiều thể loại khác nhau.

- Thơ hiện đại: Có nhiều thể loại, bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ của tác giả.

- Kí hiện đại: Những ghi chép trong đời sống hằng ngày qua ý nghĩa và hồi tưởng của tác giả.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Mai Thảo
10 tháng 5 2016 lúc 10:08

sao bây h bạn mới học đến bài này thui dậy, rùi khi nào mới thi học kì

Bình luận (0)
Lê Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
8 tháng 12 2021 lúc 12:49

Hỏi Giáo viên đi bn:)

Bình luận (0)
Nguyên Khôi
8 tháng 12 2021 lúc 12:50

300 gp trở lên là lm nha nhưng nếu muốn lm bây thì đợi tới năm sau nha

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Phương Ngân
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
30 tháng 1 2017 lúc 21:30

cám ơn bn nhé

Bình luận (1)
Golden Darkness
30 tháng 1 2017 lúc 21:45

Cảm ơn lời chúc của bạn!Chúc bạn năm mới sức khẻo dồi dào-.-

Đáng lẽ bạn dùng đăng nhiều quá để mk còn trả lời mấy câu hỏi câu cầu cứu trên Hoc24

Bình luận (0)
Ngô Thanh Hồng
31 tháng 1 2017 lúc 6:42

Kết quả hình ảnh cho happy new year

Kết quả hình ảnh cho anh dong happy new year

Kết quả hình ảnh cho anh dong happy new year con ga

Bình luận (4)
Trần Minh Quân
Xem chi tiết
Helo bé cưng . Lô con cặ...
22 tháng 11 2021 lúc 8:37

lớp mấy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Quyên Quyên
22 tháng 11 2021 lúc 8:59

ê c*c tau đi đâu cũng gặp mày hết á

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Như Ngoc
30 tháng 12 2021 lúc 9:30

chửi cail*z đy học hay đy chữi z đ*  😏

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa