Chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.
Chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.
Em chia sẻ với bạn:
a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc: Em đã tự mình học nấu món ăn ngon để có thể nấu cho bố mẹ. Em đã học cách làm trứng chiên, thịt luộc, trứng luộc.
b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc: Sự quyết tâm, chăm chỉ thực hiện một điều gì đó; rèn luyện tình yêu với sách.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật.
Gợi ý:
– Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
– Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào?
• Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
• Thân bài:
+ Câu chuyện bắt đầu bằng sự việc gì?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?
• Kết bài
– Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.
Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.
Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.
Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..
Ngựa Cha thấy thế, bảo:
- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:
- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!
Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.
Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.
Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.
Đọc lại bài "Ai tài giỏi nhất?", trang 96, 97 (Tiếng Việt 4, tập một) và cho biết:
a. Truyện có những nhân vật nào?
b. Cừu đã dùng những lí lẽ, dẫn chứng nào để khẳng định tài giỏi nhất trên đời chính là con người?
a. Những nhân vật trong truyện: gà, băng, mưa, đất, cây, lửa, gió, cỏ, bác cừu và con người.
b. Những lí lẽ, dẫn chứng mà cừu dùng để khẳng định tài giỏi nhất trên đời chính là con người: "Người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác. Họ có thể làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa. Họ biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng..."
Đọc bài thơ Đồng hồ báo thức và trả lời các câu hỏi:
a) Các nhân vật nào trong bài thơ được nhân hoá ?
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách nào ?
c) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?
a) Trong bài thơ trên các nhân vật sau đây được nhân hoá : bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây.
b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.
c) Em thích nhất hình ảnh :
"Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng"
Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay : nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.
Đọc bài văn Món quà sinh nhật của Trần Hoài Dương (trang 92, 93, 94 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:
a. Bài văn trên có thể chia làm ba phần. Hãy chỉ ra ba phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.
b. Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố:
- Bài văn kể về việc gì? Ai là người kể chuyện.
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Hoàn cảnh nào?
- Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
- Câu chuyện diễn ra như thế nào?
c. Nội dung trên được trình bày theo trình tự nào?
a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:
+ Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật
+ Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.
+ Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật
b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:
- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.
+ Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)
- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.
+ Trang quý và lo lắng cho bạn
+ Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ
- Câu chuyện diễn ra:
+ Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.
+ Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa
+ Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:
+ Miêu tả cảnh ngày sinh nhật
+ Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi
+ Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang
+ Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.
c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.
bài tập đọc cánh đồng lúa chín bài văn trên miêu tả những sự vật nào
tham khảo??
- Miêu tả khung cảnh chung ở cánh đồng:Bầu trời mùa hè cao và rộng, trong xanh không một gợn mây.Ánh nắng ấm áp đổ thẳng xuống cánh đồng, ngôi làng như dòng suối.Những hàng cây đa, cây tre, cây bàng dọc bờ ruộng cao lớn, xanh um tỏa bóng mát.Vạt cỏ theo lối đi giữa các thửa ruộng tươi tốt, xanh ngắt.
Tìm thêm một câu là lời của nhân vật trong bài đọc trên. Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật?
- “Tranh của A-i-a đấy!” “Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé.”
Dấu câu cho em biết đó là lời nói của nhân vật: “…” - dấu ngoặc kép.
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu
- Sự việc:
+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
+ Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.
+ Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.
+ Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp.
+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.
- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.
- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.
- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.
Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
1. Em có thể tìm đọc câu chuyện Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
– Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
2. Viết vào phiếu đọc sách: Sau khi đọc câu chuyện Chú bé chăn cừa, em càng hiểu hơn về giá trị của đức tính trung thực và hậu quả của việc nói dối
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
- Tên bài đọc: “Vượt qua Covid-19: Ấm áp tình làng nghĩa xóm”
- Một số nội dung chính của bài đọc: Sự sẻ chia, san sẻ những đồ ăn thức uống, những gian hàng miễn phí để gửi tới hàng xóm trong thôn trong thời dịch Covid-19.
- Cảm nghĩ của em về nội dung trên: Con người có tình đoàn kết, tương thân tương ái đặc biệt. Không tồn tại ranh giới về quyền lợi, lợi nhuận hay mua bán, đó là sự cho. Cho đi những tình cảm và nhận lại những tình cảm.