Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.
Phân tích ý nghĩa của hình tượng bầy kiến và nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.
- Ý nghĩa của hình tượng bầy kiến: là đại diện cho các sinh vật tự nhiên bị đưa ra khỏi cuộc sống thuận tự nhiên, trái với quy luật thì sẽ phản kháng, quay lại chống đối và tiêu diệt những gì làm hại đến đời sống của chúng.
- Cách đặt nhan đề Kiến và người: tác giả muốn đặt tự nhiên và con người ở hai vị trí ngang nhau, trong đó, mối quan hệ là tương hỗ, qua lại, tương tác có vai trò kết nối hai yếu tố đẳng lập), tức là “cộng sinh” (dựa vào nhau cùng sống). “Kiến” được đặt trước “Người” có thể cũng có dụng ý ưu tiên. Chúng ta phải quan tâm hơn đến tự nhiên, đừng đặt con người là trung tâm, cao hơn tự nhiên để hành xử theo kiểu áp đặt, tấn công, chống đối.
Bạn có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả trong mối tương quan với nội dung của văn bản?
Cách đặt nhan đề có mối tương quan chặt chẽ với nội dung của văn bản, vì VB trình bày 3 nội dung chính:
1. Hình ảnh tàu điện trong quá khứ.
2. Hiện tại – thời điểm người viết viết bài này – hệ thống tàu điện đã bị gỡ bỏ.
3. Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện hiện đại nhưng vẫn mang hình bóng của tàu điện lịch sử.
Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút. Cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý?
- Cách đặt nhan đề rất độc đáo, vừa là câu hỏi tu từ, vừa là câu khẳng định. Nhan đề bài tùy bút có thể có những ý nghĩa:
+ Thể hiện trạng thái cảm xúc của tác giả trước con sông.
+ Khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng, liên tưởng ở người đọc.
+ Kích thích sự tìm hiểu, khám phá về con sông.
- Câu hỏi tu từ hướng đến vấn đề “ai đã đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của sông Hương hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như những điều bí ẩn cần khám phá của chính con sông.
Soan bài: Tiểu đội xe không kính Câu 1:Nêu sơ lược về tác giả,tác phẩm? Câu 2: Bài thơ chia bố cục làm mấy phần?Nội dung của mỗi phần? Câu 3:Nhận xét về nhan đề bài thơ? Câu 4:Phân tích yếu tố nghệ thuật, giọng thơ và nội dung của những câu thơ sau? Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước Câu 5:Phân tích nội dung và nghệ thuật Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn trời, nhìn đất, nhìn thẳng Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào bường lái
Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.
Nhan đề “Sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI” đặt ra vấn đề nghị luận là lối sống con người trong thế kỉ hiện nay, khơi gợi được ở bạn đọc sự hứng thú, tìm tòi khám phá.
1. Chép lại khổ thơ phản ánh sự hình thành của “Tiểu đội xe không kính” và cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?
2. Nhan đề tác phẩm dường như có một từ thừa, đó là từ nào? Vì sao tác giả lại thêm từ đó vào nhan đề của bài?
3. Xét về cú pháp, hai câu thơ cuối khổ thơ vừa chép thuộc kiểu câu gì và được tác giả sử dụng nhằm mục đích nào? Chép lại một câu thơ trong bài thơ khác đã học có cùng cú pháp tương tự?
Giúp mình với ạ
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007)
- Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1964, ông tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
+ Tuy vậy ông không tiếp tục với nghề mình đã chọn mà quyết định lên đường nhập ngũ, đó cũng là nơi ông sáng tác ra rất nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng.
+ Năm 1970, ông đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, ngay sau đó Phạm Tiến Duật được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam
+ Chiến tranh kết thúc, ông trở về làm tại ban Văn Nghệ, Hội nhà văn Việt Nam và là Phó trưởng Ban Đối ngoại Nhà văn Việt Nam. Đó quả là một thành tích đáng tự hào.
+ Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật
+ 19-11-2007 , ông được chủ tịch nước Nghuyễn Minh Triết trao tặng Huân chương lao động hạng nhì
+ Năm 2012, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ thuật
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Vầng trăng quầng lửa”, “Nhóm lửa”, “Tiếng bom và tiếng chuông chùa”…
- Phong cách sáng tác : thơ của Phạm Tiến Duật được các nhà văn khác đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc thành bài hát, tiêu biểu là bài “ Trường sơn Đông Trường Sơn Tây”
II. Đôi nét về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
2. Bố cục
- Đoạn 1 (Khổ 1+2): Tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe không kính
- Đoạn 2 (Khổ 3+4): Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- Đoạn 3 (Khổ 5+6): Tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết của người lính lái xe
- Đoạn 4 (Khổ 7): Lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
3. Giá trị nội dung
Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.
4. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ một cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.
- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước
Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thường từ “gặp” dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với người nhưng ở đây lại dùng trong trường hợp “gặp lá cơm nếp” dụng ý đầy nghệ thuật nhằm nhấn mạnh sự vật được nhắc đến.
: Nhận xét cách tổ chức, sắp xếp trật tự từ trong nhan đề bài thơ “Sang thu”. Chỉ ra nét đặc sắc về đối tượng cảm xúc của bài thơ được gợi ra từ nhan đề ấ
Cách sắp xếp nhan đề: Đặt động từ lên trước danh từ. Nhấn mạnh sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời trong thời điểm giao mùa.
HỌC TỐT!
theo em , tác giả đặt nhan đề bài thơ sang thu , tác giả muốn nhấn mạnh điều j?
Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắt cầu giữa cái không và cái có. chính cảm giác mơ hồ tinh tế, chuyên chở cho hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng vừa lạ vừa quen, nó đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. Không chỉ sang thu là của đất trời mà còn có nhiều tầng nghĩa mới là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trãi , vững vàng trước những biến động thất thường.