Chú ý cách nêu lí lẽ của người viết.
Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.
Tham khảo!
Lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách của con người Nam Bộ: “Trước kẻ thù họ chống trả quyết liệt. Với bạn bè giai cấp, họ gắn bó thủy chung. Họ hào hiệp phóng khoáng kiểu Lương Sơn Bạc.”
Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý:
+ Nhan đề thường cho biết nội dung đề tài của bài viết.
+ Ở văn bản này, người viết định bảo vệ hay phản đối điều gì? Để bảo vệ hay phản đối ý kiến đó, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng nào?
+ Vấn để bài viết nêu lên có liên quan gi đến cuộc sống hiện nay và với bản thân?
- Nhan đề chính là nội dung: Đặt ra câu hỏi Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? và đi lí giải câu hỏi đó.
- Ở văn bản này, người viết đưa ra các nội dung nhằm bảo vệ những loài động vật.
- Để bảo vệ, người viết đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng:
+ Những loài động vật nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
=> Dẫn chứng: đứng nhìn lũ kiến hành quân tha mồi về tổ, buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi.
+ Động vật gắn liền cuộc sống con người.
=> Dẫn chứng: gà gáy báo thức, chim hót trên cây, lũ trâu cày ruộng gắn với người nông dân lao động thôn quê hay như công viên có rất nhiều loài động vật là nơi trẻ nhỏ thích đến.
+ Động vật có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, môi trường sinh tồn của con người.
=> Dẫn chứng: Mỗi loài động vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với con người.
- Vấn đề bài viết nêu lên có liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em. Vì môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa và các loài cũng bị đe dọa về môi trường sống.
- Để giải quyết vấn đề đó, chúng ta cần có những hành động thiết thực như:
+ Trồng cây xanh bảo vệ môi trường.
+ Kêu gọi bảo vệ môi trường sống động vật.
+ Không sử dụng sản phẩm của những loài động vật quý hiếm.
đề 2 nêu ý kiến suy nghĩ về của em hiện tượng xã rác bừa bãi
gạch chân lí lẽ và bằng (chứng chú thích rõ)
-Thế giới ngày càng phát triển chóng mặt từ sự phát triển của các ngành công nghiệp, trí tuệ nhân tạo, nhưng lại biến con người thành những cỗ máy công nghiệp. Con người vội chạy theo cuộc sống bận rộn, ngày ngày quay cuồng giữa công việc, học tập, giải trí hay nỗi lo về cơm áo gạo tiền mà bỏ qua thực tế môi trường sống xung quanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chính hoạt động của con người.
Lẽ nào chúng ta lại bận rộn đến mức không có thời gian bỏ rác vào thùng, tiện tay vung rác vứt bên lề đường? Chúng ta có quá nhiều sự quan tâm nên bỏ qua việc mỗi một bước chân của chúng ta lại đang đứng trên rác? Không, chúng ta không bận rộn đến mức ấy, chúng ta chỉ quên đi trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta mà thôi.
Đã đến lúc chúng ta ngồi lại và suy ngẫm xem, hành tinh xanh đang trả lại cho chúng ta tất cả những thứ chúng ta đang cố nhồi nhét cho nó. Con người vứt rác xuống kênh mương, lòng sông, biển, nhưng chúng có đi xa không? Không, những con sóng tấp vào bờ lại trả lại hết rác thải cho chúng ta, khiến những đoạn dọc bờ biển mất đi nét đẹp thơ mộng, thay vào đó là rác tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước, phá hủy những rặng san hô tuyệt đẹp, biến những con sông lãng mạn trong thơ ca thuở nào trở thành dòng sông chết. Sông biển, ao hồ bị ô nhiễm bởi rác thải là nguồn cơn của dịch bệnh. Rừng bị chặt phá gây lũ quét, sạt lở, nguy hiểm đến tình mạng con người. Rác thải nhồi nhét dưới cống ngầm sau mỗi trận mưa, triều cường lại trồi lên lan tràn khắp ngõ ngách...
Như vậy, rác thải không mất đi mà càng ngày được sinh ra càng nhiều do sự vô tâm của con người, Trái Đất đang trả lại cho chúng ta mọi thứ, cảnh báo chúng ta về những hậu quả do rác thải gây ra. Việc xử lý rác thải không đến từ trách nhiệm của chính quyền, nhà nước, mà phải xuất phát từ chính bản thân mỗi người, mỗi công dân đang sinh sống trên mảnh đất này. Chỉ cần con người có sự thay đổi từ việc làm nhỏ nhất như hạn chế sử dụng túi nilon, có thói quen phân loại rác thì môi trường sống xung quanh cũng sẽ có thay đổi lớn lao. Trước hết đến từ cảnh quan, mỹ quan đô thị, sau đó sâu xa hơn là bảo vệ môi trường sống chúng của con người và các loài động thực vật.
Chúc bạn học tốt nghe,nhớ tặng coin cho tui á !
Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
M: Văn bản nghị luận:
- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
- Lưu ý khi đọc truyện:
+ Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết;
+ Chú ý các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.
- Lưu ý khi đọc văn bản thơ:
+ Nhận biết được những đặc điểm về hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…).
+ Nhận biết được yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
- Lưu ý khi đọc văn bản nghị luận:
+ Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.
+ Xác định nội dung về đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa của các văn bản nghị luận xã hội.
- Lưu ý khi đọc văn bản thông tin:
+ Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo.
+ Xác định hình thức trình bày các mục, sa pô của văn bản.
nêu ý kiến về vấn đề :Việc đốt rừng kéo ttheo nhiều hậu quả không lường trước được
nêu rõ 2 lí lẽ và 2 bằng chứng ( chú thích rõ)
Hãy lập bảng hoặc sơ đồ tư duy để so sánh các văn bản trong bài theo một số điểm gợi ý sau: luận đề; cách triển khai luận điểm; cách nêu lí lẽ và bằng chứng; lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng; …
| Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Luận đề | Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Yêu và đồng cảm | Chữ bầu lên nhà thơ |
Cách triển khai luận điểm | Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ | + LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận + LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ + LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ + LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật + LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật + LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật | -LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng -LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ -LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. |
Cách nêu lý lẽ và bằng chứng | Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. | Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. | Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ...... |
Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng | Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. | Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. | Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. |
- Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh.
- Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động.
- Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.
- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.
Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Tham khảo
Tác giả chứng minh cho ý kiến là từ cây tre Việt Nam những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật thanh đạm, hợp với hồn thu
Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.
Tham khảo
Tác giả chứng minh cho ý kiến là từ cây tre Việt Nam những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật thanh đạm, hợp với hồn thu
Tham khảo!
Tác giả chứng minh cho ý kiến là từ cây tre Việt Nam những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật thanh đạm, hợp với hồn thu
Đọc văn bản Chống nạn thất học (tr.7-8 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)
b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)
c) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.