Hôm đã tiếp tục chỉ ra những thủ đoạn nào của Uyn-đi-banh?
Bài 1: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ
b. Anh ấy đi khi nào?
-Hôm nay.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc trên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn.
Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:
+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”
+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc
Hãy chỉ ra những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu mà Nguyễn Du đã dùng
trong đoạn thơ miêu tả thúy kiều và thúy vân
Em tham khảo:
- Sử dụng tài tình các tính từ miêu tả vẻ đẹp Vân, Kiều (vẻ đẹp mang số phận): mặn mà, trang trọng, sắc sảo...
- Các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đối xứng, liệt kê, tăng tiến, điển tích điển cố...
- Bút pháp ước lệ tượng trưng
Bài 1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau. Nêu tác dụng.
1. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.
2. Anh ấy đi khi nào?
- Hôm nay.
3. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.
4. Cốm thường có vào mùa nào?
- Mùa thu.
5. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời như những ngọn gió!
6. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại.
7. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên:
- Cá heo!
Thì ra cá heo thấy chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
8. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo…
9. Những mái hiên dột nát. Những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện.
10. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.
Câu đặc biệt: 1, 3, 5, 6, 7, 9, 10.
Câu rút gọn: Những câu còn lại
Tác dụng: Dùng để lược bớt phần chủ ngữ để tránh bị lập lại
Dùng để thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và xác định thời gian, nơi chốn.
Đọc đoạn đầu của Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: từ Đổi với đồng bào tôi đến tiếng nói của cha ông chúng tôi.
a) Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hoá đã được dùng.
a, +, Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ sử dụng những hình ảnh nhân hóa:
- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ
- Những bông hoa ngát hương là người chị, người em.
- Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa "đều cùng một gia đình".
+, Các phép so sánh thường được sử dụng:
- Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.
Người kể chuyện trong đoạn văn nào có thể kể tự do mọi chuyện ra với nhân vật ? Người kể chuyện trong đoạn văn nào chỉ kể những gì mình nghe , mình thấy, mình đã trải qua và có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ,suy nghĩ của bản thân ? Vì sao
-trong ngoi 3 vi nguoi ke chuyen ko bi phu thuoc boi bat ki nhan vat nao co the tu do llinh hoat trong loi noi
-trong ngoi 1 chi co the noi ra nhung thu minh nghe minh thay boi vi no chi phu thuoc vao 1 nhan vat cac cau van ko linh hoat
Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược đi một số chữ:
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước (...) đổ ra biển ngày đêm (...), cá nước bơi hàng đàn đen trũi (...) giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất (...).
Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở mục 1 đoạn 2 SGK- tr 27 để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đó đã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
Đoạn văn của Đoàn Giỏi bị lược đi một số từ như:
+ ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch.
- Những chữ bị lược đi là những động từ mạnh, hình ảnh ấn tượng, thú vị, nếu loại bỏ đi những chữ đó đoạn văn sẽ mất đi sự sinh động, độc đáo.
BT2: Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: “Hằng năm cứ vào cuối thu…….Hôm nay tôi đi học”.a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại văn bản?b. Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn.c. Tìm câu mở rộng thành phần và xác định cụm C-V mở rộng thành phần trong câu đó.d. Tìm và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong long tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.e. Câu văn “Hằng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên ko có những đám mây bang bạc, long tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” gợi cho em cảm xúc gì?
Bài 3 : Chỉ ra những chi tiết đặc sắc mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lựa chọn khi cảnh cánh đông quê vào buổi sáng trong đoạn thơ sau
Sáng hôm nay, bọn chúngem đi đánh giậm ở ao ven làng
Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng khiêng nắng qua sông
Chị gió chăn mây trên cánh đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Những chi tiết đặc sắc: ruộng lúa xanh non, cây lúa phất phơ bím róc, cây tre bá vai nhau học, đàn cò khiêng nắng, gió chăn mây, mặt trời đạp xe qua đỉnh núi.
Viết lại những điều em đã kể trên lớp về buổi đầu em đi học thành một đoạn văn .
Ví dụ :
Buổi mai hôm ấy , một buổi mai đầy gió của mùa thu . Hôm đó mẹ của em đưa em đi học . Ở đường đi học có hai cánh đồng lúa ở bên phải và bên trái , lúa ở đó thơm như sữa . Con đường này em đã đi lại nhiều lần , nhưng hôm nay em bỗng thấy lạ : hôm nay em đi học . Em rất vui vì được gặp lại thầy cô và bạn bè . Hôm đó , em có môn Mĩ Thuật , Thủ Công , Tiếng Việt , Toán và hôm đó cô giáo cho chúng em chơi trò Bỏ khăn . Buổi học hôm ấy kết thúc rất tốt đẹp . Em rất thích thú với buổi học đầu tiên của em .
ĐỀ BÀI
Viết lại buổi đầu em đi học thành một đoạn văn ngắn.
BÀI THAM KHẢO
Mỗi người đều có một kỉ niệm riêng của mình về ngày đi học đầu tiên, phải thế không các bạn? Tôi kể lại cái ngày đầu vào lớp Một ấy cho các bạn cùng nghe nhé! Khác với mọi lần, bố tôi gọi vài ba lần, tôi mới dậy nổi. Thế mà không hiểu sao, chiếc đồng hồ điện tử mà dì út tặng tôi dịp sinh nhật lần thứ năm của tôi vừa mới kêu “tít, tít, tít...” là tôi đã tung chăn ngồi dậy. Tôi hôm qua, lúc ăn cơm, bố tôi dặn: ‘‘Sáng nay, con ráng dậy sớm chuẩn bị mọi thứ cho gọn gàng để bố đưa đi học, bố còn đến cơ quan nữa. Đừng ngủ trễ như mọi hôm, vì từ nay, cả hai bố con mình phải dậy sớm”. Có lẽ lời bố dặn và tâm trạng bồn chồn của ngày di học đầu tiên đã giúp tôi bật dậy một cách nhanh chóng như thế. Tôi xếp chăn màn lại gọn gàng, bỏ vào tủ, rồi nhanh nhẹn vào phòng tắm làm vệ sinh cá nhân. Bữa ăn sáng đã được bố chuẩn bị từ lúc nào rồi. Mùi ngò rí thơm phức bay lên từ hai tô mì hải sản có sức hấp dẫn đến kì lạ. Vừa ăn, bố vừa dặn dò những điều cần thiết khi đến trường. Hai bố con ăn xong thì đồng hồ treo tường cũng vừa điểm chuông báo hiệu đã đến 6 giờ. Tôi mặc vội bộ đồng phục mà bố đã chuẩn bị sẵn từ tối qua, chải lại tóc và buộc gọn lên đỉnh đầu, khoác chiếc cặp sách vào vai. Ngoài sân, bố tôi đã nổ máy chờ tôi ra. Bố tôi là một người rất chu đáo, tôi không biết lí do vì sao bố mẹ tôi chia tay nhau mỗi người mỗi ngả. Tôi chì còn nhớ mờ mờ ngày mẹ tôi ra đi rời xa bố con tôi là lúc tôi học lớp Chồi. Rồi từ đó đến bây giờ, tôi không gặp lại được mẹ. Nghe bố nói “Mẹ lấy chồng mãi tận bên kia đại dương”, sau đó không hề thấy bố nhắc lại nữa. Có lẽ, thấy tôi vắng mẹ, nên bố tôi càng thương tôi hơn, chăm lo cho tôi đầy đủ không kém gì các bạn đồng lứa. Khi xe hai bố con tôi đến cổng trường thì các bậc phụ huynh khác cũng đã đưa con mình đến. Người nào tay cũng xách cặp, tay dẫn con đi đi, lại lại tìm lớp học cho con mình. Dường như bố tôi biết trước lớp học của tôi rồi, nên bố dẫn tôi đi một mạch đến cuối dãy phòng học thì dừng lại. Bố nói: “Lớp của con đây rồi!”. Vừa nghe bố nói xong thì cô giáo từ trong cửa lớp đi ra, mỉm cười với bố con tôi: “Anh cho cháu vào đây, rồi về đi làm, kẻo trễ. Chút nữa bạn bè cháu vào, cháu sẽ vui thôi mà!". Bố tôi cảm ơn cô giáo và cúi xuống dặn dò tôi: “Trưa tan học, con đứng chờ ở cổng rồi bố sẽ đến rước nhé. Đừng chạy đi đâu nghe con!" Tự nhiên, tôi cảm thấy buồn và hụt hẩng. Tôi ôm ghì lấy bố, cố ghìm để khỏi bật ra tiếng khóc. Tôi nói trong sự xúc động: “Bố đừng quên và nhớ rước con sớm, nghe bố!”
Vì dụ tiếp nè :
Buổi hôm ấy , một buổi mai đầy lá của mùa thu . Hôm đó bố của em đưa em đi học . Ở đường đi đến trường , em thấy có hai đồng cỏ xanh ngắt xung quanh em , có xanh muốt đến nỗi , em muốn được thả diều ben đó . Con đường này em đã đi đi đi lại rất nhiều lần rồi , nhưng hôm nay em thấy lạ quá : hôm nay em đi học . Em rất vui vì được gặp lại bạn bè và cô giáo mới . Hôm đó , lớp em có môn Mĩ Thuật , Thể Dục , Toán và Tiếng Việt , và còn vui hơn nữa vì cô giáo Thể Dục cho chúng em chơi rất nhiều trò chơi như : bỏ khăn , nhóm ba nhóm bảy , mèo đuổi chuột , ... . Buổi học hôm đó rất vui . Em rất thích thú với buổi học đầu tiền của em