Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 5 2019 lúc 16:39

Đáp án:

- Sai

- Đàn cá mập đã đánh hơi được mùi con cá kiếm mà ông lão Xan-ti-a-gô bắt được nên chúng ùa tới. Một tiếng đồng hồ sau, con cá mập đầu tiên tấn công.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 11 2017 lúc 16:57

Chiến tranh hạt nhân xảy ra hủy hoại, xóa sạch thành quả văn minh nhân loại, cũng như quá trình tiến hóa sự sống, tự nhiên trên Trái Đất

Lời cảnh báo nhà văn G. Macket đặt ra trước toàn thể nhân loại nhiệm vụ cấp bách

    + Đoàn kết, quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Trần Phương Thảo
Xem chi tiết

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Giải thích từ ngữ khó

+ "cố tìm mà hiểu họ"

+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...

- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.

b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận

Video Player is loading.

Play

- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:

+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.

+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.

- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.

+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.

- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.

- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

3. Kết Bài

Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.

Khách vãng lai đã xóa

  

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

em hieu nhu the nao ve cau noi trong lao hac chao oi doi voi nhung nguoi song quanh ta

Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
 

Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

Khách vãng lai đã xóa
Văn Tuấn
14 tháng 10 2021 lúc 20:53
ÔpÔOĐÔIƠEƠIEuơLUƠe
Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Tran Thao Nhi
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
9 tháng 7 2019 lúc 10:13

Ai đó từng nói: “Cuộc sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai là ngày mai” khẳng định rằng sau mỗi thất bại con người ta luôn tìm được cách tiến gần hơn với cơ hội bằng việc sẵn sàng chuẩn bị cho ngày tiếp theo, thay vì cách trốn tránh những khó khăn và nản lòng trước thất bại. Đồng suy nghĩ ấy, tác giả Hemingway đã để nhân vật ông lão Santigo của mình khẳng định lại chân lý bằng một câu nói: “Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”, một nhà văn lớn như Hemingway đã nói rất đúng và chính xác về điều đó.
Cuộc sống là một chuỗi những hành trình và những điều mới lạ sẽ mở ra trước mắt chúng ta. Cuộc sống, thời gian thì không bao giờ ngừng trôi đi và dừng lại chỉ là một giây bằng một cái chớp mắt. Nhưng, con người thì là một vật thể sống trong quỹ đạo ấy, có thể ngừng lại nghỉ ngơi, nhưng không thể ngừng lại để không sống nữa. Dù có mệt mỏi đến cỡ nào, thì ngoài kia còn có hàng nghìn, hàng vạn và vô số những con người khác đang không ngừng nỗ lực và cố gắng để chiếm nốt vị trí của bản thân mình. Vì vậy, không ai có thể dừng lại cuộc sống của chính mình. Trong câu nói của Hemingway, đã nhận định một chân lý đúng đắn, con người không phải là thứ mà thất bại có thể hạ gục. Con người có thể “bị hủy diệt” tức là hành trình được sống của con người, một kiếp người bị tan biến, bị tàn phá và chỉ là sự diệt vong về thể xác mà thôi. Một quy luật sống, điều đó ngay từ khi sinh ra con người đã được định đoạt sẵn, chúa trời dành cho con người sự sống, cũng phải tước đi chúng để tiếp tục một kiếp sống khác. Nhưng, ngược lại với điều đó, con người không thể bị “đánh bại” tức mỗi người trong xã hội này không thể bị hạ gục làm tê liệt về lí trí được, con người dù vấp phải khó khắn lớn đến thế nào đi chăng nữa, cũng nhất định không từ bỏ cuộc sống, chấp nhận để bản thân đầu hàng cho số phận, đánh mất đi cơ hội, tinh thần, lí trí của chính mình. Vì đó là một cái đầu hàng hèn nhát và nhu nhược, con người thà bị hủy diệt theo quy luật, còn hơn là để bản thân mình trôi dạt trong sự thất bại và đánh mất đi cơ hội được tiếp tục chiến đấu trong đời mình hơn một lần nữa. Câu nói của Hemingway dùng mối quan hệ nhượng bộ – tăng tiến, nhằm nhấn mạnh khẳng định vế thứ hai, nhận định thật sự vô cùng chính xác và đánh trúng vào tâm lý của nhiều người, nhất là của những bạn trẻ, lần đầu bước ra khỏi cánh cửa trường đại học, vì chưa có kinh nghiệm, non yếu trong suy nghĩ, nên sớm đầu hàng và bị gục ngã trước những thất bại liên tiếp thất bại, và bị trầm cảm, bị mất cân bằng trong cuộc sống. Ngược lại có những người, dù hoàn cảnh có dồn họ vào chân tường, dù sự bế tắc gần như xâm chiếm lấy cuộc đời họ, gần như mọi ánh mắt nhìn vào đã nhận thấy họ bị mất toàn bộ quyền được sống và trở lại cơ hội của chính mình, thì khi ấy, họ lại càng quyết tâm, cố gắng phấn đấu chiến thắng chính số phận của mình mang lại. Một tấm gương điển hình, minh chứng vô cùng xác đáng cho điều ấy, chính là nick vujicic, không may anh bị mắc hội chứng tetra-amelia bẩm sinh, hội chứng hiếm có này đã khiến cơ thể anh không được trọn vẹn, thiếu mất bốn chi. Một chàng trai gần như so với người bình thường, đã mất đi hoàn toàn cơ hội có thể đi lại bình thường, làm những công việc bình thường. Nhưng, ngay từ nhỏ, Nick đã không từ bỏ và chấp nhận điều này, với anh, sống là đấu tranh vượt lên chính mình từng ngày không biết đến mỏi mệt, cuối cùng anh đã quyết tâm đấu tranh với chính mình, với chính sự khuyết tật của mình, để đến bây giờ, nhắc đến Nick là ta nhắc đến một tấm gương sáng về nghị lực sống, không thể bị “đánh bại” bằng bất cứ giá nào, và giờ đây, anh đã trở thành một người truyền bá phúc âm, và người truyền bá động lực lớn của Úc. Anh đã tốt nghiệp đại học và trở thành một diễn thuyết gia nổi tiếng, liên quan đến chính cuộc đời anh, về chủ đề của cuộc sống. Ta còn gặp rất nhiều tấm gương khác, như thiên tài âm nhạc Bethoven, không may bị điếc, nhưng cuối cùng ông đã cho thế giới những bản giao hưởng kinh điển nhất mọi thời đại, mà cho đến ngày nay, không ai không tâm phục, ngưỡng mộ một con người vĩ đại như thế.

Qua câu nói của Hemingway, đã khẳng định lại sự tồn tại đích thực của con người, cũng như hành trình chinh phục biển cả mà Hemingway gửi gắm. Con người sinh ra, không thể đầu hàng trước nghịch cảnh của mình, dù có bị dìm và chìm hãm tới mức nào, cũng hãy để bản thân một cơ hội sống sót và tiếp tục kiên cường đấu tranh đến cùng.

Cuộc sống không bao giờ là trải đầy hoa hồng, ta phải học cách chấp nhận thất bại và làm chủ những thất bại, rèn luyện cho mình một sức bền nhất định, để gặp khó khăn tinh thần không bị nao núng và dễ dàng khuất phục. Nếu nhìn những khó khăn thử thách bằng một con mắt khác, ta sẽ thấy nó là một cánh cửa của cơ hội mở ra, giúp ta học được cách đứng lên mạnh mẽ hơn. Câu nói của Hemingway thật sự rất thấm thía, mỗi người hãy học cách đứng lên sau thất bại, không để bản thân mình bị gục ngã là điều tối quan trọng trong hành trình tìm đến thành công của bản thân mình. Qua đó cũng phê phán những người có thái độ hèn nhát, tiêu cực, dễ bị sa ngã, đánh mất chính mình, những người đó thường dễ nhận lại sự coi thường của người khác. Cũng tránh những hiện tượng con người chủ quan, duy ý chí , võ đoán dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.

Thời Sênh
9 tháng 7 2019 lúc 10:18

Trong cuộc sống hẳn tất cả chúng ta luôn mong muốn, luôn khác khao thành công. Thành công thực sự hok phải là may mắn hay là 1 số phận như nhiều người lầm tưởng mà nó là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Con đường đến với thành công không có sẵn, không dễ dàng, nó đòi hỏi chúng ta phải tự mình khám phá, tìm ra những lối đi riêng và đặc biệt phải vượt qua muôn vàn thử thách, chông gai mới có thể đến đích. Đối mặt với những thử thách, chông gai ấy đôi khi chúng ta chùn bước, cảm thấy chán nản, tuyệt vọng và muốn từ bỏ nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thấy mình đc tiếp thêm sức mạnh, vững tin vào cuộc sống để đem mọi nhiệt huyết tiến bước trên con đường đến với thành công và hạnh phúc của cuộc sống thông qua câu nói của nhân vật Xantiago trong tiểu thuyết “ Ông già và biển cả” của nhà văn Mĩ Hemingway : “con người đc sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả”, nhà văn Hemingway đã cho chúng ta chứng kiến một cách rất thật, rất sinh động cuộc hành trình đầy giian nan, vất vả của ông lão Xantiagô trên biển cả. Xantiagô là một lão ngư phủ lành nghề, cuộc sống gắn bó hoàn toàn với biển, với việc ra khơi câu cá. Nhưng hiện tại ông lão Xantiagô đang gặp vận rủi, đã 84 ngày liền ròng rã ra khơi mà ông không hề câu đc dù chỉ là một con cá nhỏ. Với những ngư dân trong làng chài, dưới con mắt của họ ông là một người đang bị vận rủi ám, trở nên một người vô dụng, họ cho là ông lão đã hết thời và dù cho ông cứ tiếp tục ra khơi đi chăng nữa thì cũng chỉ là phí hoài công sức mà thôi. Cụ thể ở đây chính là chi tiết : cha mẹ cậu bé Manôlin thôi không cho cậu theo ông lão Xantiagô ra khơi nữa. Thế nhưng, ông lão vẫn không hề nản chí, không từ bỏ quyết tâm ra khơi để câu đc cá của mình. Đến ngày thứ 85, ông đã bơi thuyền ra thật xa và hi vọng đã không khép lại với ông, ông lão buông câu và con cá kiếm khổng lồ đã mắc phải lưỡi câu sau bao ngày chờ đợi của ông lão. Khi cá kiếm mắc câu, hàng loạt thử thách đã thực sự ập đến với Xantiagô, đọ sức với ông là chú cá kiếm khổng lồ đầy sức mạnh, dũng mãnh và kiêu hùng trong khi Xantiagô là 1 ong lão già đang đuối sức vì cái đói khát, bao trùm xung quanh ông là mênh mông sóng nước không tìm đâu đc một sự hỗ trợ. Sau hơn ba ngày hai đêm chiến đấu không ngừng nghỉ với đối thủ cá kiếm cuối cùng Xantiagô đã đánh bại đc con cá nhờ vào ý chí, niềm tin và nghị lực của bản thân, 1 chiến thắng không hề đơn giản, một chiến thắng đáng để tất cả chúng ta phải khâm phục. Chiến thắng đc cá kiếm cũng đồng nghĩa Xantiagô đã tự mình chứng minh cho điều ông tôn thờ: “ Con người đc sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Đây cũng là điều mà nhà văn Hemingway tôn thờ và ông cũng đã tìm mọi cách để chứng minh tính đúng đắn của nó thông qua những khám phá, mạo hiểm táo bạo : một mình câu cá giữa đại dương, săn bắt thu hoang dã ở châu Phi, xung phong tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất,…

Thông qua câu nói của nhận vật Xantiagô, Hemingway đồng thời cũng muốn gửi gắm đến chúng ta về một thông điệp: phải sống kiên cường, bản lĩnh và nghị lực, không có gì có thể đánh bại được con người trừ phi con người bị hủy diệt bởi những yếu tố không thể nào lường trước được – những yếu tố nằm ngời khả năng, tầm kiểm soát của con người chằng hạn như những thiên tai: lũ lụt, núi lửa, sóng thần,… Ngoài ra con người có sức mạnh hết sức vĩ đại không gì có thể đánh bại đc. Cuộc sống là chuyến hành trình dài để mỗi con người vươn tới thành công. Trên con đường đến với nó chúng ta không khõi gặp phải những thất bại nhưng tất cả những thất bại đó chỉ là những nấc thang để chũng ta ngày một vươn cao, mọi biến cố, bất hạnh và thất bại đến với chúng ta luôn ẩn chứa đằng sau một cơ hội mới, có thể làm thay đổi cả một đời người. Ở tiểu bang Ohio, Mĩ, đã từng có một thanh niên đang khỏe mạnh bỗng gặp phải tai nạn máy bay, những tưởng cuộc sống, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đã khép lại với một người bất hạnh như anh nhưng thép đã đc tôi qua lửa lại càng bần chắc hơn, anh đã vươn lên bằng tất cả ý chí, sự nỗ lực tối đa của bản thân, anh đã đảm nhiệm đến vị trí giám đốc của một công ti lớn, sau đó số phận lại lần nữa đùa giỡn với cuộc đời anh, anh lại bị thêm 1 tai nạn ô tô nữa, nếu không có ý chí, nghị lực có lẽ anh đã buông xuôi nhưng với anh một con người đã chịu khổ đau, mất mát quá nhiều, anh đã biến chúng thành động lực , biến hoàn cảnh bất lợi của mình thành một cơ hội sau đó anh đã vươn lên hết mình và công ti của anh đã trở thành công ti bảo hiểm số 1 tại Vancouver. Anh chính là Malcolin, chủ nhân của câu nói vĩ đại : “ Cuộc đời tựa như một hòn đá, chính bạn là người quyết định để hòn đá ấy phủ rong rêu hay trở nên thành viên ngọc tỏa sáng”. Chính anh đã quyết định đc cuộc đời mình, anh đã làm nó tỏa sáng lung linh, đẹp đẽ vô ngần khiến chúng ta không thể không ngưỡng mộ bởi sự lung linh của những ý chí, nghị lực và niềm tin mãnh liệt trong anh. Abrahamlincoln, ai cũng biết ông từng là một tổng thống vĩ đại của nước Mĩ nhưng chắc ít ai biết đc rằng trước khi đứng đầu Nhà Trắng, Lincoln là nguwoif mà mọi người đều cho rằng ông sinh ra là để thất bại, ông đã hơn năm mươi lần thất bại trong sự nghiệp của mình để rồi cuối cùng trở thành người cầm quyền với đầy đủ những tư hất cần thiết sau bao nỗ lực không mệt mỏi. Malcolin, Lincoln và còn hàng triệu, hàng tỉ số phận nữa, họ đều là những con người đã có những phút giây tuyệt vọng trong đau khổ trong thất vọng nhưng cánh cửa cuộc sống không khép lại với ai bao giờ, chúng ta thất bại để rèn thêm ý chí, nghị lực và sự can trường. Thất bại không có ý nghĩa là bị đánh bại, chúng ta chỉ có thể gọi là bị đánh bại nếu một ngày mình không còn 1 chút ý chí, niềm tin vào cuộc sống, không còn đủ bản lĩnh để tự đứng lên. Nhưng không bao giờ điều này xảy ra, tạo hóa đã cho con người hơn những sinh vật khác chính là chỗ đó. Đã là một người bình thường với đầy đủ trí tuệ, tư duy thì chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh bại. Bất kì điều gì chúng ta mong ước hẳn chúng ta sẽ đạt đc nếu còn có niềm tin. Chúng ta đừng bao giờ sợ thất bại, vấp ngã, nhờ có chúng mà chúng ta sẽ trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn. <o:p></o:p>
Hãy sống sao cho thật đúng nghĩa, không làm phí hoài thời gian trong cuộc đời. Chúng ta không bao giờ có thể bị đánh bại chính vì thế hãy làm tất cả những điều mình mong muốn, hãy chứng minh sự tồn tại của mình. Con người tiềm ẩn muôn vàn khả năng khó mà nghĩ đến, những khả năng bất diệt mà nhờ đó chúng ta sống có ý nghĩa hơn bởi cuộc sống không phải chỉ để mà tồn tại, sống phải có mục đích, phải đạt đc thành công.
Câu nói và cũng là lẽ sống mà ông lão Xantiago hãy cũng chính là hóa thân của Hemingway tôn thờ có ý nghĩa thật sâu sắc. Nó làm cho chúng ta tự thấy mục đích của bản thân,chúng ta phải sống có lí tưởng mục đích, phải bằng mọi ý chí, nỗ lực và lòng quyết tâm để theo đuổi chúng đến cùng. Chúng ta không đc đầu hàng số phận, đầu hàng số phận là chúng ta đã tự từ bỏ quyền làm người của bản thân mình. Chúng ta chỉ có thể thất bại để thành công mà không bao giờ bị đánh bại vậy tại sao chúng ta không thử hết sức mình làm nên những điều mới lạ, tìm ra những khám phá mới. Không phải lúc nào hành động cũng mang lại cho chúng ta hạnh phúc nhưng chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc nếu không hành động. Bạn có lí tưởng, tại sao bạn không hành động để đạt đc nó khi biết chắc rằng nếu hành động cộng với nỗ lực, ý chí và lòng quyết tâm bạn sẽ đạt đc.<o:p></o:p>
Thế giới chúng ta phải đc tô thêm bởi những màu mới lạ nếu có thể chúng ta hãy tìm ra chúng. Chúng ta hãy tự tin hay hơn ở khả năng của bản thân mình dù sao chúng ta cũng đã đc biết chắc chắn mình là những người không có gì có thể đánh bại mà chỉ có thể bị hủy diệt. Sẽ thật đáng tiếc nếu chúng ta bị hủy diệt trc’ khi chúng ta thật sự sống có ý nghĩa, thật sự tồn tại. Hãy là 1 người sáng suốt, hãy đặt niềm tin vào khả năng của con người. “ Con người được sinh ra không phải dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. hãy xem đây chính là một chân lí, tôn thờ nó chúng ta sẽ sống có ý nghĩa biết bao

Minh Nhân
9 tháng 7 2019 lúc 10:22

Tham Khảo

“Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

– Giải thích từ ngữ:

+ Hủy diệt: sự mất mát, tan biến, bị tàn phá, diệt vong về thể xác.

+ Thất bại, đánh bại: chỉ sự đầu hàng số phận, sự tê liệt về ý chí, tinh thần.

+ …có thể bị …nhưng không thể bị …: quan hệ nhượng bộ – tăng tiến, nhấn mạnh, khẳng định vế thứ 2.

– Ý nghĩa của câu nói:

Khẳng định ý nghĩa sự tồn tại đích thực của con người. Con người sinh ra không phải để đầu hàng hoàn cảnh mà là để chiến thắng chính mình, vượt lên số phận. Con người có thể chịu đau thương, mất mát, bị tàn phá về thể xác nhưng tinh thần, ý chí luôn phải kiên cường, vững vàng.

=> Khẳng định, cổ vũ con người phải luôn giữ vững ý chí, nghị lực, niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.

Bàn luận

– Tại sao lại nói: “Con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại. Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại“?

+ Vì khi con người chịu đau đớn, mất mát, bị tàn phá về thể xác, con người vẫn là chính mình. Trái lại, khi con người mất ý chí, niềm tin, đầu hàng số phận, họ sẽ đánh mất chính mình, tức là mất tất cả.

+ Ý chí, nghị lực, niềm tin giúp con người chiến thắng mọi hoàn cảnh khó khăn, kiên cường đứng lên sau vấp ngã… để gặt hái được những thành công.

+ Có ý chí, nghị lực, niềm tin, con người khám phá được khả năng thực sự của bản thân và tự hoàn thiện mình, được mọi người tôn trọng, yêu mến.

– Dẫn chứng minh họa:

+ Trong văn học: có thể liên hệ ngay đến hành trình chinh phục con cá Kiếm của ông lão Santiago trong tác phẩm “Ông già và biển cả” để thấy ông lão chính là biểu tượng cho nghị lực, niềm tin, sự kiên cường của con người trong hành trình chống lại “vận rủi” của số phận.

+ Trong đời sống: Có thể lấy những tấm gương của quá khứ như Helen Keller, Moda, Edison…, những tấm gương của đời sống đương đại như lực sĩ khuyết tật Lê Văn Công, Nick Vujjic, những tấm gương kiên trì, bền bỉ kiên trì theo đuổi mục tiêu như Hoàng Xuân Vinh, Ánh Viên…, và dẫn chứng chính bằng trải nghiệm của chính bản thân bạn.

– Phê phán những kẻ yếu đuối, hèn nhát, tiêu cực… dễ bị sa ngã, đánh mất mình, bị mọi người coi thường.

– Khẳng định ý chí, nghị lực, niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng con người cũng cần linh hoạt, tỉnh táo trong hành động, tránh sự chủ quan, võ đoán, duy ý chí.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 2 2018 lúc 2:13

Đáp án cần chọn là: A

Gia Đình Là Số 1
Xem chi tiết
Gia Đình Là Số 1
19 tháng 10 2018 lúc 13:09

ai giúp mk với mk cần gấp

Thanh Nguyen
7 tháng 11 2021 lúc 22:08

cảm ơn

Khách vãng lai đã xóa
ngọc
10 tháng 3 2022 lúc 21:00

><><><<><

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 9 2019 lúc 3:50

- MB 1:

    + Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận

    + Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề

- MB 2:

    + Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng

    + Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận

Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 10 2016 lúc 19:58

Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt ủa hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có.Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.

duongvy_99
27 tháng 11 2017 lúc 20:31

bạn Mai Phương aNH chưa có câu mở bài

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 2 2018 lúc 13:21

Đáp án

Nguyên nhân cái chết của lão Hạc

- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)

- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)

- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)

Vũ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Linh Phương
26 tháng 10 2016 lúc 22:22

Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.

 

Thảo Phương
27 tháng 10 2016 lúc 11:57

Thứ nhất, ông là một người cha rất mực yêu thương con, hi sinh tất cả vì con, bất chấp cả tính mạng. Cuộc sống khi bị bọn cường hào ác bá làm cho khó thở thì người con trai của ông vì không lấy được người mình yêu nên quyết định bỏ vào Nam để làm đồn điền cao su. Thế nhưng chi biết là thế những không biết rằng có phải như vậy không. Nhà nghèo những Lão Hạc vẫn sống rất chân thật không lấy của ai cái gì. Đến khi mảnh vườn kia bị bọn ác quan nhòm ngó. Ông nhất định muốn giữ để cho con trai mình. Cuộc sống nghèo khổ nhưng ông vẫn bù chi bù chít để dành dụm tiền cho con trai trở về lấy vợ sinh con. Đến cái mức mà ông phải ăn cả khoai ngứa, củ dáy… Và đến khi quá khổ ông nhất định để bỏ tính mạng của mình để giữ lại mảnh vườn cho con trai.Thứ hai, ông là người rất có lòng tự trọng và biết xấu hổ. Khi ông nghèo khó ông không nhận sự giúp đỡ của ai hết. Con trai ra đi ông chỉ có mỗi ***** vàng mà ông gọi nó là cậu làm bạn. Ông thương yêu nó nhưng vì quá nghèo nên ông đã bán nó đi. Ông đau lòng vô hạn và những giọt nước mắt như thể hiện sự day dứt xâu hổ với ***** ấy. Khi ông giáo ngỏ ý muốn giúp đỡ thì ông nhất định không nghe. Từ đó cho thấy Lão Hạc là một người rất biết tự trọng, nghèo nhưng vãn thật thà, biết xấu hổ.Bên cạnh Lão Hạc thì chúng ta còn thấy hiện lên nhân vật Ông Giao. Ông giáo là một nhà tri thức thế nhưng cũng không tránh khỏi những gánh nặng của cơm áo gạo tiền. Trong ông hiện lên những phẩm chất của một nhà tri thức đương thời.

Thứ nhất, ông là một người yêu thương gia đình vợ con. Ông yêu thương những đứa con và mẹ già, vợ hiền của mình. Ông thấy bản thân mình vô dụng khi nhìn thấy những đứa con không có cơm ăn, người vợ hiền thì vất vả còn bản thân mình thì chỉ viết lách mà cũng không thể kiếm ra tiền nuôi gia đình. Ông rơi vào bi kịch của gánh nặng cơm áo.Thứ hai, ông giáo còn là một người tri thức có lòng tự trọng của mình, ghét những cái ác, bảo vệ cái thiện, khinh thường những bọn tham ô lý cường.Thứ ba, ông là người rất trọng sự nghiệp viết văn, thật sự mà nói thì không kém gì nhân vật Hộ trong tác phẩm đời thừa. Anh được đi đây đi đó lên kinh thành viết sách, viết bài kiếm tiền.Không những thể ông còn là một người yêu thương ngươi khác, như Lão Hạc chẳng hạn. ông giáo thấy thương cho số phận của Lão nhà không có gì nhưng lại sẵn sàng giúp đỡ nhân vật Lão Hạc. Có một ít tiền cũng sẵn sàng cho Lão Hạc vay.Qua đây ta thấy được số phận của người nông dân và người tri thức trong xã hội cũ. Họ là những con người bị xã hội rơi vào bi kịch của những gánh nặng cơm áo gạo tiền. Đồng thời qua đây ta thấy được phẩm chất cao quý của người nông dân và người tri thức nước ta trong những năm tháng ấy. Dù nghèo đói nhưng phẩm chất của họ thì không bao giờ bị tàn lụi.