Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 20:50

- Ngôn ngữ: Hán Việt

- Số câu và chữ mỗi câu thường tuân theo một quy tắc nhất định: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:15

- Do tính chất diễn xướng nên ngôn ngữ chèo sử dụng những thể thơ quen thuộc, dễ nhớ có vần điệu: 

+ thể thơ tự do: 

Đau thiết thiệt van

Than cùng bà Nguyệt

Đánh cho lê liệt

Chết mệt con đồng

+ thể thơ lục bát:

Gió trăng thì mặc gió trăng

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên

- Sử dụng ca dao

Cách sông nên phải lụy đò

Tối trời nên phải lụy cô bán hàng

Tuyết Lan Phạm
Xem chi tiết
Phan Huy Bằng
7 tháng 1 2022 lúc 8:55
Tham khảo!Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

– Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng. – Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. – Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.

Mực Bé
Xem chi tiết
Minh Vũ
20 tháng 12 2021 lúc 11:15

1.Thơ năm chữ(Ngũ ngôn)Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ. Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ

2.Song Thất Lục Bát Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác .Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.

3.Lục Bát Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ

4. Đường Luật ( Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, )Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, mỗi một câu đều có chức năng của nó: Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề. Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng Câu 5 và 6 là Luận, dùng để bàn luận cho rộng nghĩa hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 Câu 7 và 8 là Kết, kết luận ý của bài thơĐiểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu Thực và hai câu năm và câu sáu là hai câu Luận, hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, Danh Từ đối Danh Từ, Động Từ đối Động Từ, Tính Từ đối Tính Từ, quan trọng hơn cả là hai câu 5,6 phải đối ý với hai câu 3,4 hoặc bổ sung cho ý của câu 3,4 .Thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ. Nó là 1 nửa của bài thất ngôn Bát cú. Niêm luật cũng chặt chẽ

5.Thơ bốn chữ , thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ: Nhận biết đơn giản, dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ. Mỗi loại có quy định riêng về Vần, luật ( Cụ thể cô sẽ nói ở bài viết sau nhé )

6.Thơ tự do : Đúng như cái tên của nó : không bị gò bó bởi số câu số chữ, niêm , luật, vần, đối, … Nhận biết thơ tự do rất đơn giản : đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít không gò bó, và không bắt buộc theo quy luật như các thể thơ khác. (Lục bát cũng dòng 6 dòng 8 nhưng nó cứ luân phiên theo quy luật) (7….còn nữa )

gtrutykyu
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
10 tháng 11 2016 lúc 11:38

học nhanh vậy, mìk chưa học tới nhưng mìk có thể làm mấy câu giúp bn

a) - Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp: Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

b) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

c) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.

d) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

Hạnh Nguyễn
15 tháng 11 2018 lúc 20:14

a)

– Thể thơ: bản chữ hán: thất ngôn tứ tuyệt; bản dịch: lục bát.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: 2 câu đầu: cảnh đêm trăng tròn.• Phần 2: hoạt động cách mạng trong đêm trăng tròn.

b)

- Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.

- ( ko bít), tham khảo: https://www.elib.vn/soan-bai-tho-ram-thang-gieng-cua-ho-chi-minh-438717.html ( đọc kĩ mới thấy )

Mình ko có thời gian nhìu nên chỉ viết tk thui!❤ Chúc bạn học tốt!❤

Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 9 2016 lúc 21:16

-Thể thơ : giống bài Nam quốc sơn hà 

- Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt. 

- Số dòng: 4 dòng. - Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ. - Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền. = > Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt.
 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2018 lúc 6:50

Chiều tối ( Hồ Chí Minh):

   + Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ

   + Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại

Lai tân (HCM):

   + Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch

   + bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật

Từ ấy (Tố Hữu)

   + Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng

   + Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Nhớ đồng

   + Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.

   + Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do

21.Nguyễn Thành Luân 6C
Xem chi tiết
Good boy
2 tháng 1 2022 lúc 9:40

Thể thơ lục bát có cấu tạo dòng đầu 6 chữ,dòng 2 tám chữ

Nguyễn Hà Giang
2 tháng 1 2022 lúc 9:40

Tham khảo!

Thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

❖гเภz ☂
2 tháng 1 2022 lúc 9:41

Tham Khảo

Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

Huyền^^
Xem chi tiết
IamnotThanhTrung
16 tháng 12 2021 lúc 18:45

Tham khảo

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt

Đặc điểm:

+) Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu

+) Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa

Ngô Ngọc Tâm Anh
16 tháng 12 2021 lúc 18:45

thể thơ : ngũ ngôn

cái này có thể tìm sách nhé !

Về thể thơ tứ tuyệt đường luật thì chúng ta sẽ có 4 câu thơ trong mỗi bài, mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối như vậy cả bài thơ tổng cộng sẽ có 20 chữ như vậy về cơ bản thể thơ này giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt chỉ cần bỏ hai chữ cuối là chúng ta ...

Nam Tiến Đinh
Xem chi tiết
Nam Tiến Đinh
6 tháng 11 2021 lúc 13:41

nhanh lên mik cần gấp lắm

 

Minh Anh
6 tháng 11 2021 lúc 13:43

1.Thất ngôn tứu tuyệt

mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. 

2 từ hán việt là hà nghĩa là sông

 

Nguyễn Hải Yến Nhi
6 tháng 11 2021 lúc 13:46

1.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt: mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. 

2.Từ Hán Việt:Nam Quốc: nước Nam