Truyền thống quê hương
1. Tham gia biểu diễn hoặc cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ về chủ đề truyền thống quê hương.
2. Nêu cảm nhận về một tiết mục em yêu thích.
Em đã đc tham gia nhiều lễ hội truyền thống của quê hương . Hãy viết đoạn văn ( từ 5-7 câu ) nêu những suy nghĩ của mình về các lễ hội truyền thống đó .
Gợi ý : Thông tin chung về lễ hội : không gian , thời gian , người tham dự.
- Toàn cảnh lễ hội :
+ Lễ hội bắt đầu khi nào ?
+ Lễ hội diễn ra ra sao ?
+ Lễ hội khép lại ở hoạt động nào ?
+ Toàn bộ không khí lễ hội đem lại cho em cảm nhận gì ?
+ Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội .
Giải giúp mình vx mình đang cần gấp
Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật ? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật ở Bắc Giang
Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về quy định, cách thức thực hiện hoạt động đấu vật.
Một hoạt động hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang: hội nhảy vùng cao
Sưu tầm một số bài thơ nói về tình yêu quê hương ,đất nước :yêu thiên nhiên , tự hào về truyền thống của quê hương , đất nước .Xác định những điểm giống nhau ,khác nhau của các bài thơ đã sưu tầm dựa trên các yếu tố sau đây : tác giả ,thể loại ,đề tài ,chủ đề ,thời gian sáng tác .Bạn yêu thích bài thơ nào nhất trong các tác phẩm đã sưu tầm ,vì sao ?
Đánh dấu X vào trước những ý kiến đúng:
Tích cực tìm hiểu, giới thiệu truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước tới các bạn quốc tế là biểu hiện của người yêu quê hương, đất nước.
Ủy ban nhân dẫn xã (Phường) là nơi tổ chức các đợt tiêm phòng vacxin cho mọi trẻ em
Liên hợp quốc có tổ chức liên minh của một số nước nghèo trên thế giới
Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
Chủ động tìm hiểu truyền thống văn hóa, các thành tựu về phát triển kinh thế- giáo dục, các danh lam thắng cảnh… của đất nước Việt Nam là thể hiện tình yêu tổ quốc.
- Tích cực tìm hiểu, giới thiệu truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước tới các bạn quốc tế là biểu hiện của người yêu quê hương, đất nước.
- Trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
- Chủ động tìm hiểu truyền thống văn hóa, các thành tựu về phát triển kinh thế- giáo dục, các danh lam thắng cảnh… của đất nước Việt Nam là thể hiện tình yêu tổ quốc.
em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuuyện về truyền thống quê hương mình, về dòng họ ( các nghệ nhân)
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cây có cội, nước có nguồn.
- Chim có tổ, người có tông.
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của con người. Vậy tình yêu quê hương đất nước là gì ? Đó chính là tình cảm yêu mến tự hào về vẻ đẹp quê hương, tự hào về truyền thống, lịch sử của dân tộc, tự hào về con người Việt Nam… Ta có thể thấy tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua nhiều mặt. Trong cuộc sống hòa bình, tình yêu quê hương đất nước được biểu hiện qua việc mỗi con người cố gắng học tập, lao động thật tốt để góp phần xây dựng, phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Trong chiến tranh, tình yêu quê hương đất nước cũng được hiện mạnh mẽ qua việc mỗi con người sẵn sàng hi sinh mạng sống và tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ bờ cõi, quê hương đất trước mọi kẻ thù xâm lược. Cũng có rất nhiêu người đã hi sinh trong chiến tranh, trong đó phải kể đến Bác Hồ người đã thống đất nước, mang lại độc lập và tự do cho nước Việt Nam ta . Bác chính là một người chủ tịch đã vì dân vì nước, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước. Bác cũng chính là một tấm gương sáng thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Tóm lại, tình yêu quê hương đất nước mãi mãi là tình cảm cao đẹp mà mỗi người chúng ta phải giữ gìn và phát huy. Bản thân em là một học sinh, em sẽ thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình qua việc cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có ít, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp .
Các bạn xem giúp mình phần mình in đậm thêm vô bài văn ngăn coi được chưa nhé! Cảm ơn nhiều!
Câu 1: Nêu 1 số truyền thống văn hóa của quê hương em? Là học sinh em cần làm những việc làm gì, phát huy truyền thống quê hương
c1:hãy nêu biểu hiện của quan tâm cảm thông và chia sẻ
c2: thế nào là truyền thống quê hương, nêu những truyền thống mà em đã được học
- Biểu hiện của quan tâm cảm thông và chia sẻ:
- Với người thân: Lấy nước mời ông bà, cha mẹ ; chăm sóc ông bà, cha mẹ khi bị đau ốm ; phụ giúp các công việc nhà : lau nhà, rửa bát, nấu ăn,...
-Với bạn bè: Hỏi thăm, lắng nghe và an ủi bạn khi bạn có chuyện buồn, cho bạn mượn vở chép bài khi bạn nghỉ học, động viên giúp bạn học tốt,...
-Với những người xung quanh: Ủng hộ đồng bào thiên tai lũ lụt, chào hỏi quan tâm làng xóm, láng giềng,...
Câu 2:
-Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
-Những truyền thống mà em đã được học:
+Truyền thống yêu nước
+Truyền thống hiếu học
+Truyền thống tôn sư trọng đạo
+Truyền thống làm nông
+Truyền thống hát xẩm
+....
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
Câu 2: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao (đã học) có chủ đề về tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước, con người.
[Gấp!!!] Mình có đề bài viết 2 tiết là Biểu cảm về một cảnh đẹp quê hương . Mình định làm 2 chủ đề : 1 là biểu cảm về cảnh đầm sen quê hương và 2 là biểu cảm về biển Nha Trang . Các bạn thấy cái nào tốt hơn thì cho mình xin ý kiến nha !
mk nghĩ bạn làm về cảnh đầm sen đi
cái đó giúp bạn gần gũi hơn voi que huong
mình nghĩ bạn nên viết về cảnh đầm sen quê hương nó sẽ hay hơn
Quê hương là nơi mà mọi người được sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời.
- Dù có đi đâu xa xôi tôi cũng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi chôn nhau cắt rốn.
- Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh, mây trăng lững lờ trôi.
- Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc.
- Cảnh vật và con người dường như chan hòa, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ' thiên nhiên vẽ nên.
- Thật tuyệt đẹp!
- Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời.
- Các bác nông dân cùng đã mệt.
- Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng.
- Những con gió nhẹ thoáng qua làm cho lá tre đung đưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai.
- Những chú chim hót véo von làm tôi có cam giác như đang lạc giữa một thiên đường.
- Cám xúc thật khó ta!
- Đêm đến, cả vùng quê như chìm vào giấc ngủ say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc.
- Làng quê với sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dế, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài.
- Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào.
- Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian.
- Những hình ảnh, nhưng tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái tim tôi.