Tóm tắt các sự kiện văn bản Đêm làng Trọng Nhân (gạch ý)
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
A. (1), (2), (3), (4)
B. (3), (1), (2), (4)
C. (1), (2), (4), (3)
D. (3), (2), (1), (4)
Sắp xếp theo đúng trình tự các bước tóm tắt văn bản tự sự?
(1) Có thể xen kẽ các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,...
(2) Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
(3) Căn cứ vào những yếu tố quan trọng của tác phẩm như sự việc, nhân vật chính.
(4) Cần phải đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
A. 2 – 3 – 4 – 1
B. 2 – 4 – 3 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 4 – 1 – 3 – 1
2. Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây không?
Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: Bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây.
- Bối cảnh: Khi được giao viết về ước mơ của em.
- Nhân vật: Bum, bố mẹ, cô giáo
- Sự kiện chính:
+ Bum được ông nội trồng cho một cây ổi từ khi còn trong bụng mẹ.
+ Gia đình Bum chuyển nhà từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, xa bạn, xa cây ổi.
+ Cô giáo giao bài văn viết về ước mơ của em.
+ Bum ước mơ trở thành cây ổi.
+ Cô giáo gọi cho bố mẹ Bum.
+ Bố mẹ quyết định mang cây ổi lên trồng và cho các bạn xuống chơi với Bum.
- Chi tiết quan trọng:
+ Bài văn Bum viết về ước mơ biến thành cái cây
+ Cô giáo gọi kể cho bố mẹ Bum nghe về ước mơ ấy.
Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
1. Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên
Tóm tắt các sự kiện chính:
- Những người trong bộ lạc kết tội Đan-kô và muốn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu
- Đan-kô xé lồng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng
- Cảm nhận của nhân vật tôi về Đan-kô sau câu chuyện của bà lão I-dec-ghin
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.
- Khi đọc truyện, các em cần chú ý:
+ Tóm tắt được nội dung văn bản (Truyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh nào?)
Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét..ét” tạo cảm giác hoang vắng.
Tham khảo!
Nội dung: Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét… ét” tạo cảm giác hoang vắng.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu truyện nói chung, các em cần chú ý:
+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.
+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).
+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).
+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?
+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, bối cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.
- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.
- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.
- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.
- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:
+ Chí Phèo – bá Kiến:
+ Chí Phèo – Thị Nở:
+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:
- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.
- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.
- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.
- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.
- Thông tin về tác giả Nam Cao:
+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.
+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...
- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.
+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.
Hãy sắp xếp các bước tóm tắt văn bản tự sự theo một trình tự hợp lí.
1 – Đọc kĩ văn bản.
2 – Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
3 – Xác định nhân vật chính và sự việc cơ bản.
4 – Sắp xếp các sự việc theo thứ tự hợp lí.
A. 1 – 2 – 3 – 4
B. 1 – 3 – 2 – 4
C. 1 – 4 – 3 – 2
D. 1 – 3 – 4 – 2
Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến qua văn bản “Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”.
Cầu Long Biên đã chứng kiến những sự kiện lịch sử sau:
- Đầu năm 1947, người dân thủ đô cùng Trung đoàn ra đi bí mật.
- Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất.
- Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ hai.
- Năm 1972, Mĩ ném bom la-de
hãy viết đoạn văn tóm tắt văn bản Cây bút thần theo sự việc gắn với nhân vật chính .
Gợi ý :
Có 4 sự việc chính
Mã Lương là cậu bé mồ côi nhà nghèo những ham học vẽ. Một hôm em nằm mơ thấy cụ già tóc bạc tặng em chiếc bút thần bằng vàng. Em nhận và cám ơn, từ đó Mã Lương dùng bút vẽ dụng cụ lao động cho người dân nghèo. Tên địa chủ biết được bắt nhốt, bỏ đói em trong chuồng ngựa. Mã Lương vẽ thang, ngựa để trốn thoát, em vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang đuổi theo.
Mã Lương vẽ tranh sơ ý làm lộ chuyện cây bút thần. Nhà vua tham lam, tàn ác bắt em vẽ của cải nhưng Mã Lương không vẽ. Vua cướp bút vẽ vàng thành thỏi đá và mãng xà. Vua đành dụ dỗ Mã Lương vẽ biển và thuyền. Cuối cùng vua và triều đình đi chơi trên biển, Mã Lương vẽ cuồng phong nhấn chìm vua và bọn quan tham.