Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 8 2023 lúc 20:09

Tham khảo
loading...

Hoàng Ngọc Thịnh
Xem chi tiết
Yen Nhi
11 tháng 4 2021 lúc 12:20

Chủ đề: Học sinh không đội mũ bảo hiểm

Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.

Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.

Đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.

Chọn chủ đề này vì: Thấy đây là một vấn đề phổ biến 

Khách vãng lai đã xóa
6	Nguyễn Ngọc Châm
Xem chi tiết
Kim Moonyul
Xem chi tiết
•ℯϑαท¡α♡๖ۣۜ
26 tháng 4 2021 lúc 18:05

Gợi ý trả lời:

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

#hoctot

Chúc pạn hok tốt nhen ~~!

Khách vãng lai đã xóa
đỗ trần thanh trúc
14 tháng 4 2021 lúc 20:01

vẽ và tuyên truyền về an toàn giao thông.

Vì hình thức dễ thực hiện

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Mai Anh
14 tháng 4 2021 lúc 20:02

Chủ đề an toàn giao thông mà em lựa chọn để xây dựng kế hoạch tuyên truyền là: "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất". Đây là vấn đề rất hay gặp trong khi tham gia giao thông, rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do tầm nhìn của lái xe bị che khuất, hoặc người tham gia giao thông chưa có đầy đủ kiến thức cần thiết để xử lý các tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông ở những nơi đó. Vì vậy, em lựa chọn chủ đề này để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến mọi người để tất cả mọi người có đầy đủ kiến thức và cách xử lí phù hợp ở những nơi có tầm nhìn che khuất. 

--------------------------------

Kế hoạch tuyên truyền:

Mục đích:

- Giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.

Yêu cầu

- Tuyên truyền phổ biến, rộng rãi đến tất cả mọi người.

- Nội dung tuyên truyền đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu nhất để đảm bảo mọi người tham gia giao thông đều có thể hiểu và chấp hành nhanh chóng.

Đối tượng tham gia

- Tất cả mọi nhà, tất cả mọi người.

Nội dung chính

* Những nơi có tầm nhìn bị che khuất:

- Những đoạn đường có vật cản lớn che khuất như: góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô to đỗ sai quy định....

* Mối nguy hiểm:

- Che lấp các biển báo, đèn giao thông làm người lái xe không biết rõ được các quy tắc tham gia giao thông ở đoạn đường này.

- Làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

* Các xử lí khi tham gia giao thông ở nơi có tầm nhìn bị che khuất:

- Khi đi đến nơi tầm nhìn bị che khuất cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh.

- Những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp.

- Khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng.

- Khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn.

Phương thức tuyên truyền

+ Vẽ tranh tuyên truyền về các chú ý ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất.

+ Tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường, mạnh dạn đề xuất các biện pháp xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất.

+ Cùng các bạn khác trong nhóm, lớp xây dựng, tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.

+ Truyên truyền các cách xử lí khi tham gia giao thông nơi tầm nhìn bị che khuất đến mọi người trong gia đình và tổ dân phố.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Gia Hân
Xem chi tiết
ѕнєу
21 tháng 4 2021 lúc 18:03

Hiện nay trên các tuyến đường giao thông vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, thương tâm. Đặc biệt, ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất thì số vụ tai nạn giao thông nhiều đáng kể. Trước tình hình đó, em lựa chọn chủ đề  "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất" để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tất cả mọi người.

Kế hoạch tuyên truyền này nhằm mục đích giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để đạt được mục đích này đòi hỏi tất cả nội dung được đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất để hướng tới tất cả mọi người đều có thể hưởng ứng tham gia và biết tới.

Ở những đoạn đường có vật cản lớn che khuất (góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô đỗ sai quy định..) tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, ví dụ như: Che lấp các biển báo, đèn giao thông, làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông... Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh các cách xử lí khi tham gia giao thông ở khu vực này:  cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh; ở những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp; khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng; khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn,.... Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm và không xử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông là nội dung không thể thiếu khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường hoặc tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.

Và cuối cùng, để sự tuyên truyền đạt hiểu quả tốt nhất thì bản thân mỗi chúng ta phải là người thực hiện đúng, thực hiện tốt nhất tất cả những nội dung tuyên truyền. Nội dung này rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, về nhà, em sẽ tuyên truyền tới gia đình và các cô chú trong tổ dân phố để mọi người đều biết để tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

------------------------------------

Lý do chọn chủ đề này: mình chọn chủ đề này để tuyên truyền giúp mọi người có đầy đủ kiến thức và biết được cách xử lí khi tham gia giao thông ở nơi tầm nhìn che khuất, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.

Khách vãng lai đã xóa
•ℯϑαท¡α♡๖ۣۜ
26 tháng 4 2021 lúc 18:07

Gợi ý trả lời:

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

#hoctot

Chúc pạn hok tốt ak!

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Đức Anh
Xem chi tiết
Duy Mạnh Nguyễn
18 tháng 4 2021 lúc 14:30

Hiện nay trên các tuyến đường giao thông vẫn thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, thương tâm. Đặc biệt, ở những nơi có tầm nhìn bị che khuất thì số vụ tai nạn giao thông nhiều đáng kể. Trước tình hình đó, em lựa chọn chủ đề "chú ý những nơi có tầm nhìn bị che khuất" để xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến tất cả mọi người

Kế hoạch tuyên truyền này nhằm mục đích giúp mọi người biết được mối nguy hiểm ở những nơi tầm nhìn bị che khuất và biết cách phòng tránh va chạm tại những nơi đó. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Để đạt được mục đích này đòi hỏi tất cả nội dung được đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu nhất để hướng tới tất cả mọi người đều có thể hưởng ứng tham gia và biết tới.

Ở những đoạn đường có vật cản lớn che khuất (góc khuất, cây xanh, bức tường lớn, biển quảng cáo, ô tô đỗ sai quy định..) tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, ví dụ như: Che lấp các biển báo, đèn giao thông, làm hạn chế tầm nhìn của người lái xe, làm cho mất phương hướng rất dễ xảy ra tai nạn giao thông... Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh các cách xử lí khi tham gia giao thông ở khu vực này: cần giảm tốc độ, chú ý nghe ngóng xung quanh; ở những nơi góc khuất nhiều, cần dừng xe lại để quan sát xung quanh, nếu an toàn, không có xe nào đang đến gần mới đi tiếp; khi đi bộ qua đường, cần quan sát cẩn thận, giơ cao tay để người lái xe có thể nhận ra mình một cách dễ dàng; khi đi vào buổi tối, cần lắng nghe tiếng còi xe, nếu không có tiếng xe nào đang đến mới tiếp tục đi để đảm bảo an toàn,.... Bên cạnh đó, việc đội mũ bảo hiểm và không xử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông là nội dung không thể thiếu khi tham gia giao thông.

Việc tuyên truyền có thể thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: vẽ tranh tuyên truyền, tham gia các buổi tuyên truyền về an toàn giao thông ở lớp, ở trường hoặc tổ chức các tình huống, cuộc thi về cách xử lí khi tham gia giao thông ở những nơi tầm nhìn che khuất.

Và cuối cùng, để sự tuyên truyền đạt hiểu quả tốt nhất thì bản thân mỗi chúng ta phải là người thực hiện đúng, thực hiện tốt nhất tất cả những nội dung tuyên truyền. Nội dung này rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, về nhà, em sẽ tuyên truyền tới gia đình và các cô chú trong tổ dân phố để mọi người đều biết để tham gia giao thông an toàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, văn minh.

Khách vãng lai đã xóa
Duy Mạnh Nguyễn
18 tháng 4 2021 lúc 14:24

Câu 10. Sắp xếp các bước xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về an toàn giao thông

A. Xây dựng nội dung tuyên truyền

B. Thực hiện công tác tuyên truyền

C. Xác định mục tiêu, đối tượng tuyên truyền

D. Xác định hình thức tuyên truyền

1C……….. 2A……….. 3D………… 4B……

Khách vãng lai đã xóa
Duy Mạnh Nguyễn
18 tháng 4 2021 lúc 14:32

mk nhầm đề 1 chút nên mong bạn thông cảm

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Lê Phương Nhung
14 tháng 5 2021 lúc 10:48

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Chủ đề Năm An toàn giao thông 20...: “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”; kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoạt động vận tải hành khách công cộng… nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm bảo vệ các công trình đường sắt; không vượt rào, chắn đường ngang; không vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng.

Đối với người dân ven các tuyến đường, tuyến phố: không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán, treo, đặt biển quảng cáo, làm mái che mái vẩy gây cản trở giao thông; không vứt rác ra đường; gương mẫu trong các hành vi văn hóa giao thông.

Đối với người đi bộ: đi bộ trên vỉa hè; sang đường đúng nơi quy định; đi đúng vạch sơn tại nút giao; bảo đảm đi đúng phạm vi đèn tín hiệu cho phép; quan sát kỹ khi đi đường nhất là khi qua nút giao; không tụ tập dưới lòng đường.

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông: Không vi phạm về nồng độ cồn, quy định về tốc độ, không vượt đèn đỏ, không đi vào đường cấm, ngược chiều; không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách; không vi phạm làn đường, vạch sơn; không đi xe trên hè phố; dùng còi xe phù hợp; dừng, đỗ đúng nơi quy định; nhường đường khi tham gia giao thông.

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn đăng mạnh
13 tháng 5 2021 lúc 14:21

bh jimkk

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nam Khánh
10 tháng 8 2021 lúc 8:22

mày điên à

Khách vãng lai đã xóa
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:19

Tham khảo

 Nạn phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi

- Cho đến nay, nỗ lực của Chính phủ Nam Phi nhằm xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc đã gặt hái được những kết quả đáng kể và đã có những điều khoản xử lý nghiêm các hành vi này. Cuộc bầu cử lịch sử năm 1994, với việc lần đầu tiên người da đen ở Nam Phi được đi bỏ phiếu, lãnh tụ Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên được bầu chọn một cách dân chủ, đã chính thức chấm dứt hoàn toàn chế độ Apartheid, mở ra thời đại “đất nước Cầu Vồng” tại quốc gia cực Nam châu Phi.

- Nhiều người Nam Phi vẫn gọi thời kỳ chế độ Apartheid ở Nam Phi là vết thương từ lịch sử. Trong tiếng Afrikaans (hay còn gọi là tiếng Nam Phi, ngôn ngữ chính của những người thực dân Hà Lan tại Nam Phi), Apartheid có nghĩa là khoảng cách, tách rời, được hiểu là “phân biệt” với những người không cùng màu da. Apartheid đã trở thành chính sách của chính quyền Nam Phi từ năm 1948, khi đảng Quốc gia bảo thủ do người da trắng lãnh đạo lên nắm quyền.

- Với việc người da trắng chỉ chiếm chưa tới 20% dân số Nam Phi nhưng lại sở hữu hơn 80% đất đai, mọi quyền kiểm soát về chính trị và kinh tế đều nằm trong tay nhóm người này. Trong khi đó, người da đen phải chịu sự đàn áp và kỳ thị. Họ không được tham gia bầu cử, không có công việc tử tế, không được hưởng nền giáo dục và dịch vụ tốt.

- Họ cũng bị đẩy đến sống tại những thị trấn nhỏ lẻ, hoang tàn ở ngoại ô hoặc ở các vùng quê dành riêng cho các sắc tộc thiểu số khác nhau. Họ bị bóc lột sức lao động tại các mỏ khai thác vàng và kim cương, mà nguồn lợi từ ngành công nghiệp khai khoáng này hoàn toàn chảy vào túi của những người da trắng.

- Trên thực tế, Nam Phi hiện là một trong những quốc gia có khoảng cách giàu-nghèo cao nhất thế giới. Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố năm 2019 cho thấy 10% số người giàu nhất Nam Phi nắm giữ 71% tổng lượng của cải đất nước, trong khi nhóm 60% người nghèo nhất chỉ sở hữu vỏn vẹn 7% tài sản.

Theo thống kê, thu nhập trung bình của người da trắng và người gốc Á ở Nam Phi, chiếm tổng cộng 15% dân số, cao gấp ba lần so với thu nhập của người da đen và da màu , chiếm 85% dân số. Tình trạng này đang có xu hướng trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
12 tháng 11 2023 lúc 11:11

1. Lựa chọn hoạt động:

Buddy
Xem chi tiết

Kế hoạch tuyên truyền văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông

Mục tiêu tuyên truyền

Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia tuyên truyền

Đối tượng tuyên truyền

Người dân trong xã

Nội dung tuyên truyền

-       Luật Giao thông đường bộ

-       Các tình huống ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông.

-       Giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, người gặp khó khăn khi tham gia giao thông.

-       Giảm tiếng ồn khi tham gia giao thông.

Người thực hiện

-       Học sinh

-       Đoàn thanh niên xã

Thời gian, địa điểm

-       Đầu giờ sáng và cuối giờ chiều các ngày cuối tuần.

-       Tại Nhà văn hóa của khu dân cư.

Kết quả dự kiến

-       Người tham gia giao thông hiểu biết thêm về Luật Giao thông đường bộ.

-       Người tham gia giao thông chủ động giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, nhường đường cho người đi bộ.

-       Người tham gia giao thông chấp hành Luật Giao thông đường bộ tốt hơn

-       Người tham gia giao thông hạn chế sử dụng còi xe khi không cần thiết.



 

Thùy Dương
5 tháng 3 lúc 19:26

Có thể làm thêm về tệ nạn xã hội không ạ