Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:28

Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

Buddy
Xem chi tiết
Time line
5 tháng 9 2023 lúc 9:13

+ Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân...Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

+ Kế toán được chia thành hai loại:

- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...

- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Bùi Nguyên Khải
11 tháng 8 2023 lúc 10:58

Nghề làm gốm sứ ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Các nhà khảo cổ Việt Nam từng phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước với dáng vẻ thô sơ, hoa văn tô điểm hết sức đơn giản. Theo thời gian, các người thợ làm gốm đã có sự chau chuốt, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp trong từng sản phẩm.

Trong các làng nghề gốm sứ Việt Nam thì gốm Bát Tràng gắn liền quá trình lập làng Bồ Bát vào khoảng cuối thời Trần (thế kỉ 14) và nhiều người coi đây là thời điểm mở đầu của làng gốm. Người dân Bát Tràng không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác mà chỉ có vào những dịp lễ hội hàng năm các dòng họ được rước tổ của mình ra phối lễ.

Sản phẩm gốm Bát Tràng có sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ. Xét về mặt tổng thể có thể chia các dòng sản phẩm của Bát Tràng thành các loại chủ yếu như: Đồ dân dụng, đồ thờ, đồ trang trí nội thất và vườn.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 11 2023 lúc 10:33

Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 4000 năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây 2000 – 3000 năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh… Hiện nay nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh) chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng…). Trong khi đó các làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí.uy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kỳ người thợ lành nghề nào cũng phải đặt 100% tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: (1) Tạo mẫu, (2) Tạo khuôn, (3) Nấu chảy nguyên liệu, (4) Rót khuôn, (5) Hoàn thiện sản phẩm.Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Khâu vẽ mẫu là khởi nguồn cho ý tưởng hình dáng sản phẩm. Khâu tạo khuôn khó nhằn đòi hỏi những người thợ lành nghề tham gia. Các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn để đảm bảo an toàn và chất lượng thành phẩm. Từ đó bước cuối cùng sẽ gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 19:14

Tham khảo!

Ở Việt Nam nhắc tới cà phê chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng với những loại cà phê thượng hạng vào bậc nhất trên thế giới đó chính là vùng Tây Nguyên. Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng thường được trồng nhiều nhất ở hai tỉnh Đắc lắc và Gia Lai. 

Cà phê Tây Nguyên Arabica là một trong các loại cafe nổi tiếng ở Việt Nam, đặc thù của loại cà phê này đó là nó có hạt hơi dài và thường được trồng ở độ cao trên 600m chủ yếu nó được trồng ở tỉnh Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Quả cà phê Arabica thông thường sẽ được thu hoạch sau đó lên men bằng hình thức ngâm nước cho nở sau đó mới rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế mà hương vị của cà phê Arabica hơi chua, đây cũng là lời giải thích cho rất nhiều người khi uống cà phê thường thấy hơi chua, đó chính là ở cách chế biến. Vị hơi chua được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê Arabica này.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
11 tháng 8 2023 lúc 21:02

Tham khảo
Phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng hoặc người làm trong nghề
Đọc thông tin tuyển dụng
Tham gia các diễn đàn trao đổi về nghề nghiệp, ngày hội việc làm. ...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 11 2023 lúc 15:31

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
11 tháng 8 2023 lúc 21:20

- Thông tin cá nhân : Nguyễn Việt Dũng
- Sở thích : học bài
- Nghề mong muốn : giáo viên
- Đặc trưng và yêu cầu : tâm huyết với nghề
- Các biểu hiện, hoạt động thể hiện khả năng thực hiện ngành nghề : dạy học

Buddy
Xem chi tiết
Time line
6 tháng 9 2023 lúc 11:25

- Cách tìm hiểu các thông tin về nghề/nhóm nghề em quan tâm ở địa phương.

+     Tìm kiếm thông tin trên Internet.

+     Đọc các tài liệu tham khảo về nghề.

+     Quan sát thực tế thông qua tham quan.

+     Làm một số công việc của nghề.

+     Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.

+     Quay phim, chụp ảnh.

+     Hỏi người thân bạn bè

+     ….

- Cách giúp em thu nhập thông tin chính xác, hiệu quả: quan sát thực tế thông qua tham quan; phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi

Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
dân chơi hệ lầy
5 tháng 4 2022 lúc 21:23

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Vốn là vùng quê chiêm trũng, Phú Vinh thuận lợi cho việc trồng cây mây, cây tre. Nhiều người dân làm nghề Phú Vinh gắn bó và thuộc tính từng sợi mây, cây tre từ rất lâu đời. Theo nghề cha truyền, con nối dần dần nghề mây, tre đan phát triển trở thành nghề truyền thống cả làng.Các sản phẩm đan truyền thống làng Phú Vinh tuy hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đòi hỏi kỹ thuật đan tinh xảo, tỉ mỉ, trau chuốt và không có yếu tố của máy móc.Hiện nay, làng nghề mây tre đan ở Phú Vinh chỉ sử dụng một số máy móc để hỗ trợ trong các công đoạn đơn giản. Còn lại những công đoạn quan trọng nhất là đan tay vẫn được thực hiện thủ công hoàn toàn, từ đó thể hiện được sự tinh sảo, khéo léo của đôi bàn tay người thợ.Sản phẩm mây tre đan có rất nhiều loại nhưng được phân thành 4 nhóm cơ bản: Hàng đĩa (nan mỏng, không có cạp, đan lát đơn giản, hàng không chắc chắn); Hàng rô (nan mỏng, có cạp, đan lát nhiều lần tạo lỗ nhỏ, hàng tương đối chắc chắn; Hàng tê (nan dày phải vót, đan lát đơn giản, hàng cứng cáp nhưng không thoáng); Hàng lô (nan dày, đan lát có cốt, hàng cứng cáp chắc chắn).Để phù hợp với thị hiếu của thị trường, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất trong thôn đã chủ động thay đổ hướng sản xuất. Từ các sản phẩm đồ gia dụng chuyển sang sản xuất các sản phẩm thủ công mĩ nghệ đồ trang trí, trang sức và các sản phẩm phục vụ du lịch vừa giữ được nghề lại tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.