Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 9 2023 lúc 23:17

a) Bảng tần số của dữ liệu ý kiến về lợi ích của mạng xã hội:

Ý kiến

Kết nối với bạn bè

Giải trí

Thu thập thông tin

Tìm hiểu thế giới xung quanh

Số học sinh

28

25

20

17

Bảng tần số của dữ liệu ý kiến về bất lợi của mạng xã hội:

Ý kiến

Tiếp xúc với thông tin không thích hợp

Thông tin các nhân bị đánh cắp

Có thể bị bắt nạt trên internet

Mất thời gian sử dụng internet

Số học sinh

6

4

0

24

 b) Nhận xét

Các HS lớp em đều cảm thấy mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích hơn là bất lợi.

Các bất lợi thường gặp là Mất thời gian sử dụng.

Quỳnh Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Phương Thảo
Xem chi tiết
Thân
Xem chi tiết
Phan Khánh Ly
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
18 tháng 9 2023 lúc 20:21

Cách làm của bạn Tròn hợp lí hơn, vì dữ liệu thu được đảm bào tính đại diện cho toàn bộ đối tượng được quan tâm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
10 tháng 8 2023 lúc 13:03

3. Thực hiện
4. Thu hút được nhiều người tham gia, kết quả thành công thu hút được 30 bạn

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
15 tháng 8 2023 lúc 16:41

Tham Khảo:

Các hành vi có văn hóa khi tham gia mạng xã hội:

- Tôn trọng quyền riêng tư: Chúng ta nên tôn trọng quyền riêng tư của người khác bằng cách không chia sẻ thông tin cá nhân của họ mà không được phép hay vi phạm quyền riêng tư của họ.

- Thể hiện sự lịch sự: Chúng ta nên thể hiện sự lịch sự, văn minh và tôn trọng người khác trong mọi bài viết, bình luận hoặc tương tác với người khác trên mạng xã hội.

- Chia sẻ thông tin chính xác: Chúng ta nên chia sẻ thông tin chính xác và không lan truyền tin đồn hoặc thông tin sai lệch.

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ: Chúng ta nên tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ bằng cách không sao chép hoặc sử dụng những tác phẩm của người khác mà không được phép.-

- Tương tác tích cực: Chúng ta nên tương tác tích cực và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trên mạng xã hội bằng cách thể hiện sự quan tâm và chia sẻ đến những người khác.

Các hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội:

- Phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo: Thành viên mạng xã hội có thể đưa ra những bình luận hoặc hành động phân biệt chủng tộc, giới tính hoặc tôn giáo, gây ra tranh cãi và căng thẳng giữa các thành viên cộng đồng.

- Lăng mạ, xúc phạm: Thành viên có thể dùng ngôn từ và hành động lăng mạ, xúc phạm người khác trên mạng xã hội, gây ra tổn thương tinh thần cho người bị đối xử như vậy.

- Tạo tin đồn: Có những thành viên sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch hoặc tin đồn, gây ra sự hoang mang và bất an cho người dùng khác.

- Gây tranh cãi và bạo lực: Thành viên có thể đưa ra các ý kiến hoặc hành động gây tranh cãi và bạo lực trên mạng xã hội, gây ra mâu thuẫn và bất hoà giữa các thành viên trong cộng đồng.

- Trộm cắp thông tin và vi phạm bản quyền

Nguyên nhân dẫn đến các hành vi thiếu văn hóa trên mạng xã hội:

- Một số người không hiểu rõ hậu quả của hành động của họ trên mạng xã hội và do đó không có trách nhiệm với những gì họ viết hoặc chia sẻ.

- Không có sự giám sát thường xuyên của người quản lý hoặc cộng đồng trên mạng xã hội có thể dẫn đến việc người dùng thực hiện những hành vi không đúng mực.

- Nhiều người không nhận ra rằng một số hành vi của họ trên mạng xã hội có thể xúc phạm người khác và không đúng với giá trị văn hóa của xã hội.

Uchiha Sasuke
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Bình
2 tháng 1 2017 lúc 23:34

Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ . Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường . Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “ tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy ? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật . Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động . Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường .

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

#Nguồn: Google Hỏi đáp Giáo dục công dân