Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bách Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
3 tháng 1 2023 lúc 17:30

Đoạn văn 150 em chỉ cần nêu ra những ý chính là những cảm nhận của em về tính chất bi kịch trong vở chèo, nếu không biết về cả vở chèo em có thể lấy dẫn chứng ở đoạn Xúy Vân giả dại.

Tuy nhiên trong đoạn cần làm rõ các ý:

- Bi kịch là gì? Tính chất bi kịch là thế nào?

- Trong vở chèo tính chất bi kịch được thể hiện qua những yếu tố nào? Nhân vật Xúy Vân là nhân vật bi kịch, em xoáy sâu vào những yếu tố bi kịch từ nhân vật này (không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu; Xuý Vân bị Trần Phương phụ bạc, rồi ra người điên dại,...)

- Nêu cảm nhận của em về những bi kịch trong truyện, về bi kịch của Xúy Vân,...)

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 10 2023 lúc 0:09

Gợi ý 

     Được sự giúp đỡ của bà tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm Vương quốc tương lai. Trước tiên hai bạn đến thăm Công xưởng xanh. Ở đây sản xuất các loại máy móc, thuốc men cho thế giới tương lai do các em bé sắp ra đời sáng chế. Tin-tin trông thấy một cái máy như đôi cánh xanh, cậu lấy làm thắc mắc thì được em bé thứ nhất cho biết em dùng máy đó để chế tạo một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin chỉ cảm nhận hạnh phúc khi ăn. Cái tính háu ăn làm cậu ta hỏi liền xem vật đó ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé thứ nhất mời hai bạn xem vật đó và cho biết nó không ồn ào gì cả. Tin-tin háo hức đòi xem nhưng chưa kịp xem thì em bé thứ hai chen vào. Em bé ấy muốn cho hai bạn xem sáng chế của mình: đó là ba mươi vị thuốc trường sinh đặt ở những cái lọ xanh. Đặc biệt là em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường chưa ai biết cả. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một thứ máy biết bay như một con chim. Liền lúc ấy, em bé thứ năm cho hai bạn xem một thứ máy biết dò tìm các kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.

Nguyễn Hà Anh
Xem chi tiết
Thu Hien Nguyen Thi
Xem chi tiết
Sen Phùng
18 tháng 2 2017 lúc 17:25

Chưa có em nào hiểu được câu hỏi của bạn Thu Hiền thế nên câu trả lời đểu là copy một cách mộng mị...không có chút liên quan nào để "kịch bản".

Các em phải hiểu đã là kịch bản thì phải có nhân vật và lời thoại... điều này đòi hỏi các em phải biết được nội dung của hội thề Lũng Nhai để từ đó sáng tạo ra hội thoại cho các nhân vật...

Cô mong là chúng mình hãy sáng suốt hơn khi đọc câu hỏi, chỉ trả lời khi thực sự hiểu câu hỏi và bằng kiến thức của mình.

Chúc các em học tốt...và nếu bạn nào thực sự tâm huyết thì hãy thử tài là một nhà biên kịch để trả lời câu hỏi này nhé :))))))

Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 2 2017 lúc 10:23

Hội thề đông quan:

Năm Tuyên-đức thứ hai của nước Đại Minh là năm Đinh mùi tháng 11 ngày mồng 1 là ngày Ất dậu qua đến ngày 24 là ngày Mậu thân.

Tôi là đại đầu mục nước An-nam tên là Lê (Lợi) và bọn Trần Văn Hãn, Lê Nhân Chú, Lê Vấn, Trần Ngân, Trần Văn Xảo, Trần Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Trần Lý, Phạm Bôi, Trần Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân[13], cùng với:

Quan tổng binh của Thiên triều là thái tử thái bảo Thành-sơn hầu tên là Vương Thông, và các quan tham tướng hữu đô đốc là Mã Anh, Thái giám là Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh xương bá là Trần Trí, Yên bình bá là Lý An, đô đốc là Phương Chính, Chương đô ti sự Đô đốc Thiêm sự là Thuế Lự, đô đốc thiêm sự là Trần Hựu, giám sát ngự sử là Châu Kỳ Hậu, Cấp sự trung là Quách Vĩnh Thanh, bố chính là Dặc Kiêm, tả tham chính là Thanh Quảng Bình, hữu tham chính là Hồng Thừa Lương, hữu tham nghị là Lục Trinh, Án sát sứ là Dương Thời Tập, thiêm sự là Quách Hội.[14]

Kính cáo Hoàng thiên (trời), Hậu thổ (Đất) cùng với Danh sơn (núi), Đại xuyên (Sông) và thần kỳ các xứ:

Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau:

Từ sau khi lập lời thế này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành,đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viên binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lí trong bản tâu, đúng lời bán trước mà làm.

Bọn Lê (Lợi) chúng tôi nếu còn chứa giữ lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính ngựa voi, việc làm không đúng lời nói ngầm sai… Các việc nói trên tuy là không tự mình làm lấy, lại chuyển sang người khác có xâm phạm đến một chút nào tức thì Trời, Đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu thân của tôi, và người cả một nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.

Về phía bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề (đối với việc) người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viên binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lí trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An-nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại Xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà.

Nếu mà cả hai bên đều do lòng thành cả thì Trời Đất thần minh đều phù hộ cho đến bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên.

Trời, Đất thần kì cùng soi xét cho![9]

Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 2 2017 lúc 10:31

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

Có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Nguyễn Lý, Lê Văn An [2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét...Lê Nhân Chú đấy:...... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã quan cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá. mong chớ quên lời thề xưa
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả

Bài văn thề được chép trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản. Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống và gia phả họ Lê (Kiều Đại)

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần.

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú 2 bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui ! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lí, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Kính cẩn tâu trình

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:37

- Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2019 lúc 12:31

1. Mở bài

- Cảnh ba trong vở kịch Tôi và chúng ta là đoạn trích để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về tình huống kịch và những mâu thuẫn gay gắt giữa hai tuyến nhân vật: Tiên tiến dám nghĩ, dám làm với những người dập khuôn máy móc.

2. Thân bài

- Tình trạng ngừng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải giải quyết bằng những quyết định táo bạo. Sau quá trình tìm hiểu và củng cố lại xí nghiệp giám đốc Hoàng Việt quyết định công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới.

- Anh đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí lỗi thời. Những lời công bố của Hoàng Việt liên tiếp gây bất ngờ với nhiều người và bị phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt.

   + Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động, trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế, quỹ lương.

   + Phản ứng của quản đốc phân xưởng Trương liên quan đến hiệu quả tổ chức, quản lí khi Hoàng Việt khẳng định không cần chức vụ này.

   + Phản ứng ngày một gay gắt của phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên và nguyên tắc vào nghị quyết Đảng uỷ của xí nghiệp.

3. Kết bài

- Với tình huống kịch và những mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến dán nghĩ, dám làm và những người bảo thủ máy móc đã chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải có những thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 6 2017 lúc 15:11

Chọn đáp án: A

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 10 2023 lúc 0:08

Gợi ý:

Các ý cho đoạn văn viết về " Ở Vương quốc Tương Lai":

-Trong khu vườn kì diệu: 

+ Em bé mang một chùm quả trên đầu gậy làm gì và nói gì?

+ Em bé thứ hai bê một chùm quả gì?

+ Em bé thứ ba khoe gì?

- Trong công xưởng xanh:

+ Khi tìm đường đến công xưởng thì gặp em bé mang một cái máy gì và đang làm gì? Khi ra đời sẽ làm gì?

+ Em bé thứ hai khoe gì?

+ Em bé thứ ba mang đến cái gì?

+ Em bé thứ tư muốn khoe gì?

+ Em bé thứ năm khoe gì?

Triệu Hương Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
8 tháng 7 2018 lúc 16:12

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc kĩ phần tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính.

2. Đọc kĩ phần trích và các chú thích.

3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà và Mãng ông.

Hai nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng bà và Thị Kính.

Sùng bà thuộc loại vai “mụ ác” trong chèo, ở đây mụ đại diện cho lớp người giàu sang, nhiều quyền thế thuộc một gia đình “cao môn lệnh tộc” có địa vị cao trong xã hội phong kiến.

Thị Kính thuộc loại vai “nữ chính” trong chèo. Thị Kính đại diện cho lớp người nghèo, xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường, chẳng có địa vị gì trong xã hội phong kiến, thường phải mò cua bắt ốc để kiếm sống.

4. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh người vợ yêu thương chăm sóc chồng. Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ta thấy đây là một con người đoan trang, đúng mực, biết lo cho chồng.

5. Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà: Hốt hoảng chạy ra – khi nghe Thiện Sĩ nói về câu chuyện thực hư chưa tường thì Sùng bà đã sỉ vả Thị Kính: “Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?”.

Sau đó mụ luôn cao giọng kể về dòng giống cao sang của mình: “Giống nhà bà đây giống phượng giống công”.

“Trứng rồng lại nở ra rồng”.

“Nhà bà đây cao môn lệnh tộc”.

Và mụ ta luôn tỏ vẻ khinh miệt Thị Kính, coi nàng là dòng dõi rắn “liu diu” là “phường mèo mả gà đồng”, thực thất chỉ vì nàng là “con nhà cua ốc”, tức là xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó.

Trên cơ sở khinh miệt người nghèo khó đó, mụ ta không thèm nghe lời phân tích của Thị Kính và càng mắng nhiếc, càng thắt chặt tội cho nàng:

Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt

Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò…

Mày cứ thú với bà, bà cũng thứ đi cho.

Can chi phải dụng tình bất trắc.

Mụ bắt Thị Kính ngửa mặt lên mà rủa xả làm nhục nàng:

“Ôi chao ơi là mặt!

Chém bổ băm vàm xả xích mặt!

… Phi mặt gái trơ như mặt thớt”

Rồi mụ bắt Sùng ông đi gọi Mãng ông là cha của Thị Kính tới để nhận con về, kiên quyết không nhận nàng làm con dâu nhà họ Sùng nữa.

Qua hành động và ngôn ngữ của Sùng bà ta thấy mụ ta đúng là con người độc ác, luôn cậy mình là giàu sang, khinh bỉ người nghèo khó và xét xử sự việc một cách hồ đồ.

6. Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan sáu lần:

– Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ…

– Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!

– Oan cho con lắm mẹ ơi!

Chàng học khuya mỏi mệt.

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…

– Oan cho thiếp lắm chàng ơi!

– Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

– Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!

Nàng đã kêu oan với cha mẹ chồng, với chồng, với cha đẻ, nhưng chỉ khi nói với cha đẻ (Mãng ông) nàng mới nhận được sự cảm thông. Tuy nhiên, cha nàng là người hiền lành, nghèo khó, không sao đối đáp nổi với mụ sui gia chanh chua, độc ác, không sao bênh vực được nàng, đành chỉ đau đớn và bất lực khuyên con theo mình về nhà rồi mọi chuyên sẽ tính sau.

7. Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà đã đẩy ngã Thị Kính, Sùng ông thì mỉa mai, châm chọc Mãng ông:

"… Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công, về đi!”

Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào. Đó là điều tàn ác. Xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ Sùng ông đẩy ngã Mãng ông một cách tàn nhẫn và hai cha con Thị Kính chỉ còn biết ôm nhau khóc. Hành động của Sùng ông đã bộc lộ rõ nhất sự cách biệt và đối lập giữa hai gia đình họ Sùng, họ Mãng và cũng bộc lộ rõ nhất sự nhẫn tâm của gia đình họ Sùng.

8. Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã khẩn khoản kêu oan với mọi người trong nhà họ Sùng nhưng đều vô hiệu. Nàng thực sự là người đoan chính nên vô cùng đau đớn tủi hổ trước lời buộc tội giết chồng. Nàng thực sự yêu thương chồng nên vô cùng đau xót trước cảnh tình vợ chồng phải lìa tan. Việc Thị Kính quyết tâm cải dạng nam tử để đi tu có ý nghĩa là nỗi oan của nàng quá lớn không còn có thể giải quyết, minh oan được ở trong cuộc đời thường, nàng đành tìm tới cửa chùa “cầu Phật tổ chứng minh” cho tấm lòng ngay thẳng, từ thiện của nàng.

Tuy nhiên, con đường đó cũng chẳng phải là con đường thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ. Khi đã trở thành nhà sư trẻ, nàng lại phải đeo chịu một nỗi oan khác mà chỉ khi chết đi mới có thể giãi bày.

Ghi nhớ:

Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thông. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua sự xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.


 

Vàng Tứ
Xem chi tiết