Em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
hãy tìm 5 câu ca dao tục ngữ,thành ngữ nói về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
1: Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư .
2 : Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
3: Con không cha như nhà không nóc
4:công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
5: Quyền huynh thế phụ
1. Môi hở răng lạnh;
2. Cá kg ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư;
3. Con không cha như nhà không nóc;
4. Quyền huynh thế phụ;
5. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
-khôn ngoan đối đáp người ngoài
gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
-thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
-mất cha còn chú mất mẹ bú dì
-chị ngã em nâng
Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
Câu hỏi :
Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”
Trình bày quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu trong gia đình?Hãy nêu một số câu ca dao,tục ngữ, danh ngôn về tình cảm gia đình?
Quyền và nghĩa vụ của ông bà,cha mẹ đối với con cháu trong gia đình:
+ Quyền nuôi dạy.
+ Quyền được sai bảo.
+ Nghĩa vụ: chăm sóc đến khi con cháu đã lớn.
.....
tham khảo
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Không phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm con...
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên.
em hãy tìm câu ca dao tục ngữ nói về công lao của cha mẹ đối với các con trong gia đình và tình cảm các con đối với cha mẹ
- Công lao của cha mẹ:
1.Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
2.Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
3.Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
4.Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
5. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
- Tình cảm của con đối với cha mẹ:
1.Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
2.Con nay tóc bạc da mồi
Nhớ thương cha mẹ trọn đời không nguôi.
3.Dạt dào gió kép mưa đơn
Tấc lòng ghi nhớ công ơn mẫu từ.
4.Cầu cho cha được thanh nhàn
Chúc cho mẹ được an khang tuổi già
5.Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc
Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.
~ Học tốt~
công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau: "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
Câu hỏi:
a) Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không? Hình thức phạt là gì?
c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không? vì sao?
- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”
- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.
- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
"Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em"
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"
"Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em"
- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.
Em hãy tìm câu ca dao (hay tục ngữ) nói về công lao của cha mẹ đối với con cái trong gia đình và tình cảm của các con đối với cha mẹ. Đặt 1 câu với một trong những thành ngữ hoặc thành ngữ đó
Đặt câu:
Tôi luôn yêu thương cha mẹ hơn nữa qua câu tục ngữ '' Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra''.
câu : " cơm cha áo mẹ chữ thầy
gắng công mà học có ngày thành danh "
đặt câu : con nên nhớ câu " cơm cha áo mẹ chữ thầy / gắng công mà học có ngày thành danh " vì nó nói về công lao cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con và công lao thầy cô giáo dạy dỗ con , con phải biết gắng công để trở thành những người có ích cho xã hội này nhé !
Em hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?Em hãy 2 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về quan hệ giữa cha mẹ với con cái
Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
2 câu tục ngữ hoặc ca dao:
- Con cháu mà dại thì hại ông cha. - Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư.
Câu 1: Sưu tầm hai câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm và truyền thống gia đình.
Câu 2: Em hãy nêu quyền sử dụng của công dân về tài sản?
Câu 3:Thế nào là Hiến pháp?Em hãy tự đánh giá bản thân (việc thực hiện tốt, chưa tốt) về việc chấp hành những quy định của hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống.
Câu 4: Cho tình huống sau:
Bạn Bình lớp 7B tự ý lấy xe đạp của một bạn cùng lớp để đi chơi, lúc mang xe trả thì xe lại bị đứt xích nhưng bạn Bình không mang đi sửa.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Bình.
Câu 5: Thế nào là gia đình văn hoá ? Các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá
Câu 6: Để xây dựng gia đình văn hoá , là học sinh em cần có trách nhiệm như thế nào ?
Câu 7: Hiến pháp là gì? Nội dung của hiến phấp 1992 quy đinh về những vấn đề cơ bản gì ?
Câu 8: Tình huống:
Hai người bạn thân nhất của em đang rất giận nhau : bây giờ, hai bạn ấy không thèm nói chuyện với nhau nữa , nhưng cả hai đều nói chuyện với em .
Em có thể làm gì để giúp 2 bạn ấy
Câu 1:
1) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
2) Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Câu 2:
- Quyền sử dụng tài sản của công dân: Công dân có quyền sử dụng tài sản của bản thân đúng mục đích, không được tự tiện lấy hoặc dùng tài sản của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ....
Câu 3:
- Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyền lực nhà nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyền tự do của nó trong việc lựa chọn những người cầm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ của nó với công dân
Tìm câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò , bè bạn ( mỗi chủ đề 1 câu) và giải nghĩa các câu đó
1/ Anh em như thể tay chân: Anh ( chị ) em trong một gia đình được ví như tay với chân thuộc cùng một cơ thể con người. ý nói anh ( chị ) và em có quan hệ gắn bó mật thiết, cần phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
2/Học tày không tày học bạn: Học những điều do thày cô giáo hướng dẫn, dạy bảo là quan trọng, nhưng học ở bạn bè cũng rất cần thiết vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học của thày cô giáo.
3/Chọn bạn mà chơi: Chọn người tốt đáng tin cậy để quan hệ gần gũi thì sẽ có ảnh hưởng tốt.
Đúng 100% nhé! Nhớ k đúng đó :))
Em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ "trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm đó khi nói về quyền và nghĩ vụ của công dân trong hôn nhân? Vì sao?
Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay:
+ Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính: Tự nguyện: Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn). Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.
* Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước kia:
+ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.
+ Hôn nhân cho cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.
+ Trong nhà "chồng chúa vợ tôi" .
+ Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn).