Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 8 2019 lúc 13:20

Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:

   + Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời

   + Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống

- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế

   + Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)

   + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan

- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ

- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:

   + Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

   + Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước

   + Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

   + So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước

⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả

Ín Nghèo Nàn
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
27 tháng 10 2023 lúc 2:51

Gợi tả hình ảnh khách du lịch vui vẻ trên xe ngựa trong khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2018 lúc 16:09

a)

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b)

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c)

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

     + Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

     + Chim chào mào hót râm ran.

     + Phía đông một mảng trời trong vắt.

     + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d)

- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

Đỗ Hải Phong
20 tháng 10 2021 lúc 18:22

ơ, gì đó

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2019 lúc 5:38

a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.

- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.

- Mưa ù xuống.

- Mấy giọt lách tách.

- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.

- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

- Mưa rào rào.

- Mưa đồm độp.

- Mưa xối nước.

- Mưa đã ngớt.

- Mưa tạnh.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

* Trong trận mưa

- Lá: vẫy tai run rẫy.

- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.

- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.

- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.

* Sau trận mưa

- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.

- Chim: hót râm ran.

d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.

Thu Trang Hoàng
Xem chi tiết
Tùng
27 tháng 2 2017 lúc 21:19

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hẻ” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục : Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
“ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Thảo Phương
18 tháng 12 2019 lúc 18:19

Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè

- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:

+ “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ

+ “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi.

+ Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái

→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.

- Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.

+ Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe , thạch lựu, hoa sen.

→ Sự vật gần gũi, giản dị

+ Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc - màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái - đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.

→ Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương

⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống

⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi.

- Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người

+ Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.

+ Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về

+ Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.

→ Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh.

⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống

⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
28 tháng 12 2019 lúc 19:46

Cảnh ngày hè là một trong số những tác phẩm nổi bật của tác gia Nguyễn Trãi, được rút từ “Quốc âm thi tập”, một tập thơ Nôm xuất sắc của thời đại. Tác phẩm được viết khi nhà thơ đang có cuộc sống ẩn dật, xa rời nhiếp chính. Trong đó, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được tác giả miêu tả với những nét đặc sắc riêng biệt.

Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sống cuộc sống giản dị, gắn liền với thiên nhiên nơi quê nhà. Trong cuộc sống an nhàn, thanh bình ấy, Nguyễn Trãi có dịp sống và cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên. Tình yêu cuộc sống, tấm lòng tha thiết với cuộc đời đã giúp ông phát hiện ra những vẻ đẹp rực rỡ của ngày hè, đồng thời qua bức tranh ngày hè trong “Cảnh ngày hè”, ông còn kín đáo thể hiện những tâm sự, khát vọng cao cả của bản thân về một khung cảnh quốc thái dân an, nhân dân được đời đời ấm no. Lúc nhàn rỗi, việc hóng mát suốt ngày dài khiến con người có chút chán ngán, nhưng đó là cái thanh thản, khoan thai trước thiên nhiên vạn vật, bỏ lại sau lưng bao bon chen bộn bề trong cuộc sống. Ngay từ câu thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Cây hoa trước sân, lá xanh đùn đùn, tán rộng giương ra, cây lựu trước hiên nhà còn liên tục trổ ra những bông hoa đỏ thắm, sen hồng ngoài ao vẫn nức hương thơm ngát. Tác giả liên tiếp liệt kê cảnh sắc mùa hè, sử dụng những động từ mạnh như “đùn đùn, rợp, giương, phun, tiên’, bộc lộ sức sống căng đầy, chất chứa trong từng tạo vật. Các tính từ chỉ màu sắc như màu xanh của cây hòe, sắc đỏ rực rỡ của hoa thạch lựu, sắc hồng dịu dàng của hồng liên đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc, một vẻ đẹp rực rỡ. Những tính từ chỉ màu sắc “đỏ”, “hồng” cũng được sử dụng linh hoạt để tái hiện đầy chân thực bức tranh nhiều màu sắc của ngày hè. Bức tranh cảnh ngày hè được mở ra với sắc xanh của cây hòe như muốn dồn dập, tuôn ra mãnh liệt, tán lá như muốn tỏa rộng ra mãi, một nguồn sống dồi dào bất tận. Cộng hưởng với sắc xanh ấy là sắc đỏ của hoa lựu. Trong một câu thơ mà có đến hai từ gợi sắc đỏ:” đỏ” và “lựu:, bản thân từ “lựu” cũng gợi ra cái đỏ mọng quyến rũ. Nắng hè rực cháy được tô đậm hơn bao giờ hết.

Nếu ở câu thơ trên, ta bắt gặp từ “đùn” và “giương” thì ở câu thứ ba, tác giả lựa chọn từ “phun” để miêu tả, góp phần thể hiện sức sống căng tràn bên trong cảnh vật. Từ “còn” diễn tả trạng thái tiếp diễn. Và cuối cùng, chi tiết làm nên nét đẹp hoàn hảo cho bức tranh cảnh ngày hè là hình ảnh đóa sen hồng với hương thơm nức. “Tiễn” ở đây nghĩa là đầy, là thừa. “Tiễn mùi hương” hay chính là “ngát mùi hương”. Nhà thơ đã diễn tả được hương sen đặc trưng của ngày hè. Tác giả cảm nhận sắc hè qua cả hình ảnh, màu sắc, hương vị. tất cả đều tỏa ra sức sống bất tận và vẻ đẹp rực rỡ.

Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè được miêu tả với nét đẹp của sức sống, của tuổi trẻ. Vạn vật dưới ánh nắng hè dường như tỏa sáng chói lòa hơn, mang trong mình một dòng nhựa tiềm tàng, sẵn sàng khoe sắc thắm. Điểm đặc biệt ở đây là tác giả đã sử dụng toàn bộ giác quan để miêu tả cảnh sắc mùa hè, cộng hưởng thêm lối dùng từ rất chính xác và phong phú. Tất cả đã tạo nên một bức tranh có màu, có hồn, có hương vô cùng sáng tạo và độc đáo

Khách vãng lai đã xóa
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 10 2023 lúc 16:22

Hình ảnh bầy ong trong khổ thơ thứ nhất đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa. Đôi cánh chở nắng, bay qua vườn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ nhưng bầy ong vẫn chăm chỉ làm việc với thành quả là bình mật đầy.

phạm văn nguyên đức
Xem chi tiết
︵✰Ah
12 tháng 1 2022 lúc 8:02

B.miêu tả âm thanh tinh tế  và hình ảnh sinh động

Nanhsunin
Xem chi tiết
nguyễn Thùy linh
15 tháng 2 2018 lúc 0:13

tí tách ,lộp bộp , rào rào ,ồ ồ,rí rách

 Hôm nay trên đường đi hc về em bất chợt gặp một cơn mưa ,cơn mưa rào mừa hạ và mưa trôi qua nhanh.Mưa rơi tí tách tên mái nhá, chảy lộp bộp khi rơi vào nhưng chiếc lá mùng lá chuối... Nước mưa chảy vào các rãnh nước ồ ồ như trút.Mới đầu mưa rào rào xối xả nhưng chỉ một lúc là ngớt.Những hạt mưa còn đọng lại rơi xuống đường chảy rí rách rí rách.rồi tạnh hẳn đường phố lại đông đúc tấp lập như thường nhưng sau cơn n=mưa trời trong xanh và mát dịu hơn hẳn .Chunhs cơn mưa rào đã xua tan cái oi bức của mùa hè

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 5 2018 lúc 18:13

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

Nguyễn Quang Minh
14 tháng 5 2021 lúc 21:12
- Khổ thơ đầu tiên: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. - Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
Khách vãng lai đã xóa