Những từ ngữ nào dưới đây phù hợp để nói về khung cảnh được tả trong bài đọc? Vì sao?
Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây:
Ghi lại những từ ngữ, chi tiết miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước ? Qua đó, em cảm nhận được điều gì về khung cảnh nơi đây cùng ngòi bút miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
<Bài "Sông nước Cà Mau" - Ngữ Văn 6>
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Nhà văn nguyễn tuân đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển. em có nhận xét gì về nhưng từ ngữ ấy. Từ đây em có thấy hình ảnh trong kí có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.
- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế:
+ Liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.
+ Từ láy “lờ đờ”
+ Hình ảnh “bóng ngả trăng chênh”, “tiếng hò xa vọng”, …
- Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.
Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy kiều báo ân (trả ơn).
- Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
- Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? (Chú ý những từ Hán Việt, từ ngữ mang tính ước lệ khi nói với Thúc Sinh; ngôn ngữ nôm na bình dị, những thành ngữ dân gian khi nói về Hoạn Thư.) Vì sao có sự khác nhau ấy.
Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện
+ Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân
+ Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra
+ Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)
- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ
+ Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén
→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân
Em ấn tượng về những từ ngữ gợi tả âm thanh nào trong bài? Vì sao?
Em ấn tượng với từ ngữ tả âm thanh của ngựa: "Ngọn gió đưa lại tiếng ngựa hí xốn xang" vì gợi tả giúp người đọc hình dung ra những tiếng hí ngựa làm lòng rạo rực lòng người.
6. Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây?
Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh ( Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một giòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người.
Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
– Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối
Sáu câu thơ cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về: cảnh vật, tâm trạng con người
Cảnh vật mang sự thanh dịu, nhẹ nhàng của mùa xuân
Khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
+ Chuyển động nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về tây, nước chân người thơ thẩn
+ Nao nao dòng nước uốn quanh
+ Không khí lễ hội không còn nữa, tất cả nhạt và lắng dần
- Cảnh vật, không gian thay đổi qua sự thay đổi tâm trạng nhân vật
+ Con người buồn nao nao, nuối tiếc khi phải ra về
+ Những từ láy diễn tả tâm trạng của con người: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” nhuốm màu lên cảnh vật
→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn dịu nhẹ, man mác
1. Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh dưới đây:
2. Trao đổi: Em thích bức ảnh nào? Vì sao?
1.
- Khai thác than - hình 6
- Giao thông - hình 1
- Khai thác dầu khí - hình 4
- Sản xuất nông nghiệp - hình 5
- Đánh bắt cá - hình 3
- Xây dựng - hình 2
2.
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Hãy nhận xét ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:
- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.
- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?
- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác
+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.