Theo em, việc nhắc nhớ những câu chuyện cổ xưa có ý nghĩa gì?
những câu chuyện cổ tích được nhắc đến và ý nghĩa của từng câu chuyện trong bài chuyện cổ nước mình
Những câu chuyện được nhắc đến là:
+ Tấm cám - Ca ngợi sự chăm chỉ, hiền hậu của cô Tấm. Chê bai sự ác độc, ích kỉ, lười nhác của mẹ con nhà Cám. + Đẽo cày giữa đường - Chỉ kiểu người hành động không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác.
Sự tích trầu cau - ca ngợi tình nghĩa bền vững vợ chồng, anh em trong gia đình.
+ Cây tre trăm đốt - Bài học nhân sinh gieo nhân nào gặp quả ấy, thể hiện khát vọng, đấu tranh cho sự công bằng trong cuộc sống.
Em hãy viết một đoạn văn nói về những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa gì đối với em .
Từ lâu những câu chuyện cổ tích đã đi sâu vào tiềm thức tuổi thơ của mỗi người. Những câu chuyện cổ tích diệu kỳ được bà, mẹ kể cho nghe giúp tuổi thơ lớn lên với bao nhiêu cảm nhận về cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.
Truyện cổ tích dành cho bé mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ giúp các em phát triển tư duy lành mạnh và trong sáng nhất.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.
Truyện cổ tích phù hợp tâm lý trẻ thơ
Với trẻ, truyện cổ tích luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu bởi ở đó nó chứa những hình ảnh sinh động, bắt mắt và lôi cuốn. Trẻ luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp, những điều kỳ diệu. Mở cuốn truyện, các em sẽ được hòa mình với điệu nhảy cùng nàng công chúa xinh đẹp, lộng lẫy, chàng hoàng tử tốt bụng, dễ mến hay đôi khi là những con vật quen thuộc có thể nói chuyện được với nhau, có tính cách ngộ nghĩnh thú vị như một con người.
Truyện cổ tích dành cho bé minh họa thế giới trẻ thơ đầy màu sắc.
Các bé sẽ được sống trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng…
Trẻ được hòa nhập vào nhân vật các câu chuyện: vui, buồn, lo lắng và hồi hộp trải qua mọi cung bậc tình cảm một cách tự nhiên. Trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới cổ tích với những bà tiên tốt bụng, Thạch Sanh hiền lành, chú Cuội đáng yêu…
Truyện cổ tích giúp các bé hiểu hơn về cội nguồn dân tộc
Những câu chuyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào tự tôn dân tộc. Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng con người đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở lành gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
Truyện cổ tích dành cho bé sẽ giúp các bé hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc. Những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Sự tích Thánh Gióng – đã trở thành biểu tượng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và yêu nước của nhân dân ta.
Thánh Gióng – biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ và lòng yêu nước của nhân dân ta.
Qua mỗi câu chuyện sẽ bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các bé. Từ đó, trẻ sẽ ý thức phấn đấu, trau dồi kỹ năng sống, tích lũy kiến thức để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao
Nhà giáo dục của Nga đã từng đề cao vài trò của truyện cổ tích đối với việc nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ thơ “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ.”
Truyện cổ tích dành cho bé là môi trường lý tưởng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
Quả thật như vậy, những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ bởi nhân cách chính trong các câu chuyện như một hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những nhân vật họ sống chân thành, tốt bụng với những người xung quanh, giúp đỡ kẻ yếu, quan tâm đến những người nghèo khó… sẽ được in hằn trong tâm trí các em để quyết định đến việc hình thành cảm xúc và lòng nhân ái của trẻ sau này.
Điều thú vị nữa là truyện cổ tích dành cho bé mang lại thông điệp tình thương giữa người với người. Các bé sẽ biết trân trọng hơn tình cảm gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà – tình cảm thiêng liêng và cao quý.
Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, các bé sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của các bé, bồi dưỡng tâm hồn và giúp các bé thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.
Em hãy viết một đoạn văn nói về những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa gì đối với em .
CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG
Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đen đúa, áo quần rách rưới, nhà cửa tồi tàn. Có điều là anh ta rất khỏe, lắm mưu trí và dũng cảm. Anh lại chơi thân với thần Bếp, một vị thần chẳng có địa vị cao sang như các vị thần linh khác. Anh ta lại ngang bướng coi Trời bằng vung.
Trời tức lắm. Trời sai thần Sét xuống hạ giới trừng trị kẻ ngang bướng cho thiên hạ mở mắt ra.
Thần Bếp biết được tin thần Sét sẽ xuống, bèn báo cho chàng trai hay. Anh ta hái lá mồng tơi giã với dầu vừng. Lấy lá chuối tươi phủ lên mái nhà rồi quệt thứ nước trơn ấy vào. Anh ta vác gộc tre ra nấp ở góc sân mé vườn. Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Sét từ trên trời đánh xuống với muôn ngàn tia lửa sáng chói, và tiếng nổ đùng đùng. Thần mặt mũi sát khí đàng đằng, trong tay lăm lăm lưỡi tầm sét. Thần vừa chạm chân tới mái nhà kẻ bất trị, thì đôi chân bê bết nhựa mồng tơi và dầu vừng. Thần Sét ngã đánh oạch xuống sân. Thần liền bị con người đen đúa kia vung gộc tre tới tấp nện xuống đầu, xuống lưng chí chết. Hoảng quá, thần vứt lưỡi tầm sét lại, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về Trời.
Không thể để kẻ mồ côi kia làm loạn cõi trần. Trời hạ lệnh sai thần Nước lên đường. Thần Bếp lại mật báo cho người bạn nối khố của mình biết tin dữ mà chống trả. Chàng trai nghèo khổ chặt nhiều cây chuối kết thành bè to, bên trên che lều. Ngoài gộc tre, anh ta còn có lưỡi tầm sét dắt ngang khố, trước mạt là một chiếc trống cái với hai cái dùi trống bằng gỗ cứng vừa to vừa dài.
Thần Nước đi tới đâu, mưa to gió lớn tới đấy. Nước mỗi lúc một dâng cao, trắng xóa, mù mịt cả trời đất. Thần Nước quyết dìm kẻ ngang ngược vào muôn ngàn lớp sóng dữ. Kẻ to gan kia ngồi trong lều trên bè chuối khua trống ầm ầm cất tiếng hò reo tưởng như có muôn nghìn binh hùng tướng mạnh. Nước càng dâng cao, thần Nước càng bị bè chuối của kẻ to gan đè xuống, không thể nào ngóc đầu lên được. Nước dâng cao mấp mé cửa nhà Trời. Thiên đình nhốn nháo cả lên khi nghe tiếng thét của kẻ ngang ngược mang quân lên đánh Trời một trận. Trời phải vội vàng hạ lệnh cho nước rút.
Sau hai chiến công đánh thắng thần Sét và thần Nước, danh tiếng chàng trai mồ côi vang xa. Dân gian khắp vùng kính phục và ngưỡng mộ gọi anh ta là Cường Bạo Đại Vương.
#Châu's ngốc
Em hãy viết một đoạn văn nói về những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa gì đối với em .
CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG
Ngày xưa có một chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người đen đúa, áo quần rách rưới, nhà cửa tồi tàn. Có điều là anh ta rất khỏe, lắm mưu trí và dũng cảm. Anh lại chơi thân với thần Bếp, một vị thần chẳng có địa vị cao sang như các vị thần linh khác. Anh ta lại ngang bướng coi Trời bằng vung.
Trời tức lắm. Trời sai thần Sét xuống hạ giới trừng trị kẻ ngang bướng cho thiên hạ mở mắt ra.
Thần Bếp biết được tin thần Sét sẽ xuống, bèn báo cho chàng trai hay. Anh ta hái lá mồng tơi giã với dầu vừng. Lấy lá chuối tươi phủ lên mái nhà rồi quệt thứ nước trơn ấy vào. Anh ta vác gộc tre ra nấp ở góc sân mé vườn. Đêm ấy mưa to gió lớn, thần Sét từ trên trời đánh xuống với muôn ngàn tia lửa sáng chói, và tiếng nổ đùng đùng. Thần mặt mũi sát khí đàng đằng, trong tay lăm lăm lưỡi tầm sét. Thần vừa chạm chân tới mái nhà kẻ bất trị, thì đôi chân bê bết nhựa mồng tơi và dầu vừng. Thần Sét ngã đánh oạch xuống sân. Thần liền bị con người đen đúa kia vung gộc tre tới tấp nện xuống đầu, xuống lưng chí chết. Hoảng quá, thần vứt lưỡi tầm sét lại, ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về Trời.
Không thể để kẻ mồ côi kia làm loạn cõi trần. Trời hạ lệnh sai thần Nước lên đường. Thần Bếp lại mật báo cho người bạn nối khố của mình biết tin dữ mà chống trả. Chàng trai nghèo khổ chặt nhiều cây chuối kết thành bè to, bên trên che lều. Ngoài gộc tre, anh ta còn có lưỡi tầm sét dắt ngang khố, trước mạt là một chiếc trống cái với hai cái dùi trống bằng gỗ cứng vừa to vừa dài.
Thần Nước đi tới đâu, mưa to gió lớn tới đấy. Nước mỗi lúc một dâng cao, trắng xóa, mù mịt cả trời đất. Thần Nước quyết dìm kẻ ngang ngược vào muôn ngàn lớp sóng dữ. Kẻ to gan kia ngồi trong lều trên bè chuối khua trống ầm ầm cất tiếng hò reo tưởng như có muôn nghìn binh hùng tướng mạnh. Nước càng dâng cao, thần Nước càng bị bè chuối của kẻ to gan đè xuống, không thể nào ngóc đầu lên được. Nước dâng cao mấp mé cửa nhà Trời. Thiên đình nhốn nháo cả lên khi nghe tiếng thét của kẻ ngang ngược mang quân lên đánh Trời một trận. Trời phải vội vàng hạ lệnh cho nước rút.
Sau hai chiến công đánh thắng thần Sét và thần Nước, danh tiếng chàng trai mồ côi vang xa. Dân gian khắp vùng kính phục và ngưỡng mộ gọi anh ta là Cường Bạo Đại Vương.
#Châu's ngốc
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Trao đổi với bạn:
a. Hai mẹ con đã làm những việc gì khi gặp bà lão? Những việc làm đó nói lên điều gì?
b. Những việc làm của hai mẹ con với dân làng khi trận lụt xảy ra có ý nghĩa như thế nào?
c. Theo em, câu chuyện nói lên điều gì?
a. Hai mẹ con đưa bà lão về nhà, cho bà ăn và mời nghỉ lại qua đêm. Những việc làm đó cho thấy hai mẹ con có tấm lòng nhân hậu, thương người như thể thương thân, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác lúc khó khăn.
b. Việc làm của hai mẹ con với dân làng khi xảy ra lụt đã cứu sống được người dân, họ không chỉ nghĩ đến bản thân mình mà còn luôn nghĩ tới tất cả mọi người. Điều này một lần nữa cho thấy tấm lòng nhân ái của hai mẹ con.
c. - Câu chuyện giải thích về sự hình thành của hồ Ba Bể và gò Bà Góa.
- "Sự tích hồ Ba Bể" là một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, ca ngợi những người có lòng nhân ái; luôn mở lòng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải có lòng tốt trong cuộc sống, giúp đỡ và bao dung với người khác, những người tốt nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Theo em, những em nhỏ bị bỏ rơi ngay từ khi chào đời đã bị tước đi những quyền gì của trẻ em?
- Việc làm của cô Mai Anh có ý nghĩa gì đối với Thiện Nhân?
- Thiện Nhân đã thực hiện tốt những bổn phận gì của trẻ em?
- Theo em, vì sao phải thực hiện tốt quyên và bẩn phận của trẻ em?
- Quyền được bảo vệ và chăm sóc, Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang, Quyền được sống chung với cha, mẹ, quyền được khai sinh và có quốc tịch,...
- Việc làm của cô đã cứu vớt một sinh mạng, một đời người
- Thiện Nhân đã thực hiện tốt bổn phận với gia đình, với bản thân, với trường học
- Vì trẻ em xứng đáng nhận được những điều tốt nhất, không chỉ vì là mầm non tương lai của Đất Nước mà còn vì trẻ em là những thực thể còn non nớt
1.Trong đời sống hằng ngày ta thường nghe thấy những yêu cầu và câu hỏi như sau:
-Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi !
-Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào .
-Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ ?
-Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì ?
b)Trong những trường hợp trên , câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc nhưng thế nào về Lan ? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện vè An mà ko liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa dc ko?Vì sao
a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.
b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.
Chuyện người con gái Nam xương có nguồn gốc từ đâu theo em việc Nguyễn dữ viết thêm đoạn kết của câu chuyện có ý nghĩa gì
Bạn tham khảo:
-Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
-Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu.
Chuyện người con gái Nam xương có nguồn gốc từ đâu ?
=> “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
theo em việc Nguyễn dữ viết thêm đoạn kết của câu chuyện có ý nghĩa gì
Tham khảo
=> có ý nghĩa là mặc dù đã kết thúc những vẫn còn bi kịch xảy ra với vũ nương
thể hiện rằng Lúc sống, Vũ Nương chỉ mong được vui thú vui nghi gia bên chồng con. Lúc chết, Vũ Nương sống dưới thủy cung, mãi mãi không thể hưởng hạnh phúc gia đình, xa chồng, xa con, âm dương cách biệt. Trương Sinh một mình nuôi con, sống những ngày tháng trong hối hận giày vò. Bé Đản mồ côi mẹ, sống thiếu tình thương của mẹ. Gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ, bi kịch ấy vẫn kéo dài.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.
Việc Nguyễn Dữ viết thêm đoạn kết của câu chuyện có ý nghĩa là làm cho câu chuyện trở nên có hậu.Nàng được minh oan,sống một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc.Qua đây muốn giáo dục chúng ta về sự công bằng, người tốt ắt được hưởng điều tốt
1, trong đời sống hằng ngày ta thường nghe những yêu cầu :
- bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
-cậu kể cho mình nghe, lan là người như thế nào.
-bạn an gặp chuyện gì mà phải thôi học nhỉ!
-thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a, gặp trường hợp như thế,theo em,người nghe mún biết điều gì và người kể phải làm gì ?
b, trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có 1 ý nghĩa nào đó. ví dụ, nếu mún cho bn biết lan là1 người tốt, người dc hỏi phải kể những việc như thế nào về lan ? vì sao ? nếu người trả lời kể 1 câu chuyện về an mà ko liên quan tới việc thôi học của an thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa dc ko ? vì sao
ai trả loi nhanh nhat mk tick cho