Bảng thống kê cho biết những thông tin gì về các khoa thi từ năm 1075 đến năm 1919? Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất?
Đọc lại bài văn Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi:
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức nào?
c) Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì?
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài về:
- Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
+ Số khoa thi: 185, số tiến sĩ: 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại:
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay:
+ Số bia: 82.
+ Số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1306.
b) Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hai hình thức:
- Nêu số liệu số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến năm 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
- Trình bày bảng số liệu (so sánh số khao thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại).
c) Các số liệu thống kê có tác dụng:
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của đất nước ta.
Hãy đọc và phân tích bằng số liệu thống kê theo các mục sau:
a) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
b) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
a. Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê – 104 khoa thi.
b. Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là triều Lê – 1780 tiến sĩ.
hey! bạn nào giúp mik nha nha!
Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?
Tớ xin trả lời là 2896 tiến sĩ
chúc bạn học tốt
trong bài tập đọc nghìn năm văn hiến thì từ khoa thi 1075 đến cuối cùng vào năm 1919 các triều vua v.n đã tổ chức được 185 khoa thi ,lấy đỗ bn tiến sĩ
1 Đến Văn Miếu ,khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
A:Từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ có gần3000 tiến sĩ 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 tiến sĩ
B: Thời Nhà lê nước ta đã mở khoá 104 số khoa thi có 1780 người đỗ tiến sĩ và 27 người đỗ trạng Nguyên
C:Từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ mở sớm hơn cả châu âu các các triều vua Việt Nam đã tổ chức 185 khoa thi lấy đỗ 3000 tiến sĩ
2 Triều Đại Tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất là:
A:Triều Lê. B:Triều Mạc. C:Triều Nguyễn
3:Bài Văn gúip em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam
A: Việt Nam Có Truyền thống hiếu học
B:Việt Nam là nước Mở khoa thi tiến sĩ sớm hơn cả Châu âu
C:Việt Nam có một nền văn hiến lâu đời
4:Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ chứng tích?
a:Làm cho Thấy là đúng là thật bằng sự việc băngf sự việc lí lẽ.
b: Vật vết tích còn lại có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua.
c:Cái viện ra để tỏ rõ việc đó là có thật
1 Đến Văn Miếu ,khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
C:Từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ mở sớm hơn cả châu âu các các triều vua Việt Nam đã tổ chức 185 khoa thi lấy đỗ 3000 tiến sĩ
2 Triều Đại Tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất là:
A:Triều Lê.
3:Bài Văn gúip em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam
C:Việt Nam có một nền văn hiến lâu đời
4:Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ chứng tích?
b: Vật vết tích còn lại có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua.
c:Cái viện ra để tỏ rõ việc đó là có thật
câu 4 là b nha, mình viết thừa ý c
Trong bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” thì từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ bao nhiêu tiến sĩ ?
a. 3100 tiến sĩ b. 2896 tiến sĩ c. 2698 tiến sĩ d. 2968 tiến sĩ
Trong bài đọc "Nghìn năm văn hiến", triều đại nào đã tổ chức nhiều khoa thi nhất (104 khoa thi)?
Nhà Lê
Nhà Lý
Nhà Mạc
Nhà Nguyễn
Trong bài đọc "Nghìn năm văn hiến" Triều đại nào đã tổ chức ít khoa thi nhất ? (2 khoa thi)
nước ta tổ chức khoa thi từ năm bao nhiêu và khoa thi cuối cùng tổ chức vào năm nào ?
lấy đỗ gần bao nhiêu tiến sĩ ?
tổng cộng có bao nhiêu khoa thi ?
giúp mình với nha
Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.
Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, lúc đó vua nhà Lý chưa đặt ra định chế tam khôi nên người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Danh sách cụ thể những người đỗ đầu các kỳ thi này xem bài Thủ khoa Đại Việt. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247) mới đặt ra định chế tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa (danh hiệu cao nhất dưới thời nhà Nguyễn là Đình nguyên). Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh.
từ năm 1075 tơi năm 1919
lấy đỗ gần 3000 người và có 185 khoa thi nha
Trả lời :
Chế độ khoa cử ngày xưa là trụ cột xây nên lâu đài văn hoá và văn minh quốc gia, nó cũng là một mặt biểu hiện của tiến bộ xã hội. Khoa cử là đường công danh của con người trong xã hội phong kiến. Mỗi triều đại có các hình thức và chế độ đãi ngộ khác nhau, nhưng tựu trung lại là muốn phát hiện và thu nạp nhân tài phục vụ đất nước. Chế độ khoa cử đầu tiên của Việt Nam được tiến hành dưới triều vua Lý Nhân Tông, năm Ất mão (1075) và cáo chung vào năm Kỷ mùi (1919) dưới triều vua Khải Định nhà Nguyễn. Trong gần ngàn năm tồn tại và cải biến, chế độ khoa cử Việt Nam đã tuyển trạch được hàng vạn nhân tài cho đất nước. Phần nhiều trong số họ đã làm rạng danh non nước Việt Nam. Họ trở thành niềm tự hào dân tộc - Bia đá bảng vàng- và là những tấm gương sáng chói để hậu thế noi theo như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trãi, Lê Văn Hưu, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn...
Triều Lý đã tổ chức được 6 khoa thi; triều Trần được 14 khoa; triều Hồ được 2 khoa; triều Lê được 28 khoa, dưới triều Lê Trung Hưng hay Lê - Trịnh tổ chức thêm được 73 khoa; triều Mạc 22 khoa và triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa. Vậy, trong suốt lịch sử khoa cử nước ta có tổng cộng là 184 khoa thi.
Dưới triều Lý, mỗi khoa thi cách nhau 12 năm, sau đó rút xuống còn 7 năm. Đến đời vua Lê Thái Tông thì 6 năm mở một khoa. Năm Quang Thuận thứ bảy (1466) triều Lê Thánh Tông thì khoảng cách giữa các khoa thi là 3 năm, và khoảng cách này được duy trì cho đến khoa thi cuối cùng ở nước ta. Thông thường thì khoa thi được tổ chức ở những năm cố định. Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam vốn không phẳng lặng cho nên nhiều khi khoa thi không được tổ chức đúng vào hạn kỳ của nó, hoặc giả, do nhu cầu cần tài năng phục vụ nước nhà, nhà vua có thể cho tổ chức khoa thi sớm hơn thời gia đã định - đó gọi là Ân khoa.
Khoa cử dưới các triều đại phong kiến được tổ chức rất nghiêm túc và chia làm ba kỳ thi là thi Hương, thi Hội và thi Đình. Danh hiệu của các tân khoa đỗ đạt cũng khác nhau giữa các triều đại. Thi Hương có nhiều trường thi, mỗi tỉnh có khả năng thì được mở một trường thi, nhưng phổ biến là nhiều tỉnh lân cận cùng khu vực gộp lại thành một trường. Các trường thi này cũng khác nhau giữa các thời kỳ, các triều đại. Thi Hội và thi Đình thì được tổ chức tập trung ở kinh đô.
Thí sính đỗ đạt trong kỳ thi Hương được chia làm hai loại (lấy người đỗ từ trên xuống dưới theo danh sách chấm thi):
- Tốp đầu bảng (số lượng lấy đỗ bao nhiêu do nhà vua quy định và khác nhau ở từng khoa thi, thường là khoảng 50 người cho một trường thi) có danh hiệu là Cống sĩ hoặc Hương cống, đến đời Minh Mệnh triều Nguyễn thì đổi thành Cử nhân [chúng tôi gọi chung là Cử nhân], và những người này được phép thi Hội. Người đỗ đầu trong kỳ thi Hương (đứng đầu bảng) được tuyên dương danh hiệu Giải nguyên (Cử nhân đệ nhất cấp).
- Tốp sau đó gọi là Sinh đồ, đến đời Minh Mệnh triều Nguyễn thì đổi thành Tú tài [chúng tôi gọi chung là Tú tài], những người đỗ tốp này không được đi thi Hội. Họ có thể dự các khoa thi Hương sau đó để cải thiện vị trí, nếu được lên tốp đầu bảng và đạt danh hiệu Cử nhân họ sẽ được thi Hội. Được thị Hội thì đường công danh mới thực sự mở đối với kẻ sĩ khoa trường.
Con đường khoa cử của một người không hề đơn giản, có thể nói đó là sự nghiệp của cả một đời người. Khi lên 6 hoặc 7 tuổi thì được đi học, chương trình học của lứa tuổi này gồm: Sơ học vấn văn, Tam tự kinh, Tứ tự kinh và Ngũ ngôn để người học làm quen với chữ Hán; tập làm câu đối 2 chữ, 4 chữ; biết phân biệt vần trắc, vần bằng. Khoảng 10 tuổi thì đước huấn đạo kỹ lưỡng hơn - Tiên học lễ, hậu học văn - chương trình học gồm: Tứ thư, Ngũ kinh, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Trung Quốc; tập là câu đối 5 chữ, 7 chữ; tập làm thơ phú... Và họ phải tự chui rèn chữ nghĩa, văn phong của mình, tự nâng cao kiến thức của mình qua sách vỡ trong suốt cuộc đời.
Người đi thi Hương không giới hạn về độ tuổi, nhưng phải dự kỳ thi Tiền ích được tổ chức trước đó khoảng một năm nhằm kiểm tra trình độ. Trước khoa thi Hương 4 tháng lại sát hạch một lần nữa, lần này quy mô khá giống với thi Hương cho sĩ tử làm quen và ‘cấp giấy phép’ dự thi. Học tài thi phận, trong hàng nghìn sĩ tử lều chõng đi thi mà lấy đỗ có vài mươi người, nên kẻ khóc người cười sau mỗi khoa thi là chuyện thường. Khi đến dự thi Hương sĩ tử phải mang theo lều chõng, phải đến trường thi từ tờ mờ sáng để nghe xướng danh (gọi tên), đến tên mình thì tiến lên nhận quyển (giấy bút) rồi vào trường dựng lều. Khi nhận được đề thi thì sĩ tử bắt đầu làm bài, thời gian làm bài là cả ngày, làm bài xong trước có thể nộp quyển và dở lều về, chờ kì thi tiếp theo. Dĩ nhiên là muốn dự kỳ thi tiếp theo sĩ tử phải đậu trong kỳ thi trước đó. Và cảnh tượng chen nhau xem kết quả thi cũng là một cảnh tượng náo nhiệt, đáng nhớ trong đời sĩ tử. Chúng ta có thể tìm hiểu cảnh tượng thi cử, nhất là khoa thi Hương trong tác phẩm Lều chõng của nhà văn Ngô Tất Tố.
Phép thi Hương được quy định chặt chẽ từ đời vua Lê Thánh Tông gồm bốn kỳ. Người đỗ kỳ thi thứ nhất mới được dự kỳ thi thứ hai, người đỗ kỳ thi thứ hai được gọi là Tú kép và được dự kỳ thi thứ ba, Người đỗ kỳ thi thứ ba được gọi là Tú Mền và được dự kỳ thi thứ tư. Kỳ thi thứ tư là kỳ thi cuối cùng trong thi Hương nhằm phân định hạng: danh hiệu Cử nhân cho tốp đầu bảng, Tú tài cho tốp kế đó, còn lài là Tú mền cả vì đã đỗ kỳ thi thứ ba trước đó. Mỗi một kỳ thi cách nhau 7 - 10 ngày, nên mỗi khoa thi Hương kéo dài khoảng 45 ngày. Nội dung ở mỗi kỳ thi được quy định chặt chẽ như sau:
Kỳ 1: Bài thi gồm 5 đề về Tứ thư và Ngũ kinh.
Kỳ 2: Bài thi gồm chiếu, chế, biểu được viết theo lối cổ thể.
Kỳ 3: Làm một bài thơ Đường luật, một bài phú theo lối cổ thể trên 300 chữ.
Kỳ 4: Làm một bài văn, gọi là văn sách, đề tài là các ý tưởng được rút ra từ kinh sách, là ý thức giúp đời, giúp nước... Một bài văn sách trong khoa thi Hương phải viết trên 1000 chữ.
Khoa thi Hương được tổ chức nghiêm túc không chỉ quy định điều kiện dự thi, nội dung thi, mà công tác tổ chức, chấm thi cũng cực kỳ nghiêm túc. Triều đình cắt cử các quan cho một trường thi bao gồm: 1 chánh chủ khảo, 1 phó chánh chủ khảo, 1 tri cống tử, 2 viên chánh phó đề điệu, 2 viên giám đằng lục và quan giám thí để giữ trật tự trường thi.
~ HT ~
Trong bài đọc "Nghìn năm văn hiến", triều đại nào đã tổ chức ít khoa thi nhất (2 khoa thi)?
Nhà Trần
Nhà Hồ
Nhà Mạc
Nhà Nguyễn