Yêu cầu: Giới thiệu về một nơi vui chơi mà em đã đến hoặc muốn đến.
Yêu cầu: Em hãy giới thiệu về một miền quê em yêu mến.
1. Chuẩn bị.
Gợi ý:
– Em muốn giới thiệu về miền quê nào (quê nội, quê ngoại hay một miền quê em đã có dịp ghé thăm)?
– Cảnh vật và con người nơi đó có gì thú vị? Em mong ước điều gì cho miền quê đó?
(Có thể lựa chọn tranh ảnh, tư liệu,... để sử dụng khi giới thiệu)
2. Nói.
- Giới thiệu về miền quê em yêu mến theo nội dung đã chuẩn bị.
- Trong vai người nghe, lắng nghe bạn giới thiệu, có thể ghi lại những nội dung em thấy thú vị.
3. Trao đổi, góp ý.
- Có thể hỏi bạn những điều em muốn biết rõ hơn về miền quê bạn giới thiệu.
- Góp ý cho bạn về nội dung giới thiệu, cách nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...
1. - Miền quê em yêu mến: ngoại thành Hà Nội.
- Cảnh vật:
+ Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật.
+ Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm.
+ Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang.
+ Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
+ Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy.
+ Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng.
- Con người:
+ Các bác nông dân đang làm việc hăng say.
+ Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa.
- Mong ước của em: Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy!
2.
Bài tham khảo:
Mỗi dịp nghỉ hè, em thường về thăm quê. Quê em ở ngoại thành Hà Nội. Nơi đây là một vùng quê xinh đẹp và yên bình.
Thời tiết ngày hè rất nóng bức. Ông mặt trời thức dậy từ sớm để đánh thức mọi vật. Phía xa, cánh đồng lúa rộng mênh mông. Những bông lúa chín nặng trĩu, vàng ươm. Các bác nông dân đang làm việc hăng say. Đầu làng, lũy tre in với mái đình cổ kính và nghiêm trang. Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Những buổi chiều mát mẻ, em thường cùng các anh chị ra đây để thả diều. Những con diều bay cao trong gió như ước mơ của tuổi thơ đang bay cao bay xa. Thỉnh thoảng, trong làng lại vang lên tiếng gà gáy. Dòng sông hiền hòa chảy qua làng, bồi đắp phù sa màu mỡ cho ruộng đồng. Em mong sao làng quê em vẫn mãi bình yên, êm ả như vậy!
Kết thúc kì nghỉ hè, em phải trở về với cái ồn ào, tấp nập của phố phường Hà Nội nhưng những bình yên quê hương đem lại vẫn luôn thổn thức trong tâm trí em. Mỗi dịp rảnh rỗi, em lại trở về quê hương.
3. Em tiến hành trao đổi, góp ý.
Đề bài: Viết 3 - 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình
Dàn ý tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình
- Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?
- Đồ vật đó từ đâu mà có?
- Em có suy nghĩ gì về lợi ích của đồ vật đó?
Món đồ chơi mà em thích nhất là xe ô tô. Chiếc xe này là quà sinh nhật của bố đã tặng cho em. Đó là một chiếc xe ô tô con màu đỏ. Xe được chạy bằng pin. Em có thể điều khiển nó bằng chiếc điều khiển. Em rất trân trọng món đồ chơi này.
Vào dịp sinh nhật 7 tuổi của em, mẹ đã tặng em một chú gấu bông rất đáng yêu. Chú gấu bông có bộ lông xù màu nâu. Cổ chú thắt một chiếc nơ màu đỏ. Em rất thích chú gấu bông và luôn ôm chú đi ngủ.
Mỗi lần đi học về, nhìn thấy quyển lịch treo ở nhà khách là em biết hôm nay là ngày mấy thứ mấy rồi. Quyển lịch này do bạn của bố tặng nhân dịp đầu năm mới. Quyển lịch gồm bảy tờ dài năm mươi phân, rộng bốn mươi phân. Các tờ lịch được làm bằng một loại bìa đặc biệt, cứng và trơn bóng. Mỗi tờ lịch là một cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hoặc những công trình vĩ đại xưa và nay.
Hãy viết một đoạn văn để giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc đã từng đọc.
Tham khảo :
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao. Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao. Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nguyễn Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, lí thú hơn.
Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người không chỉ là giọng văn đằm thắm, chân thành mà còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên, ngây thơ nhưng hết sức chân thành. Qua tác phẩm, không chỉ tôi mà rất nhiều bạn khác sẽ rút ra cho mình bài học riêng cho mình: bài học về tình bạn, tình cảm hàng xóm, về tình cảm gia đình,…
Tòa nhà em hoặc Nơi sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp em tìm hiểu lịch sử hãy giới thiệu ngắn gọn về một hiện vật mà em yêu thích
tham khảo:
Thánh Gióng là một trong những người mang trên mình những sức mạnh phi thường như siêu nhân, nột phát khua tre làm cho cả một bầy đàn giặc chết và chạy bán sống bán chết. Thánh Gióng là anh hùng cứu dân, cứu nước.
Tham khảo:
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình con người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.
Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dây thừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.
Yêu cầu: Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra.
1. Chuẩn bị.
G:
- Có thể giới thiệu về chiếc máy bay, con diều, chiếc đèn ông sao,... hoặc bất kì sản phẩm nào do em tự tay làm ra.
- Giới thiệu tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, cách làm, điểm đặc biệt nhất của sản phẩm.
- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, vật thật,... để cuốn hút người nghe.
2. Nói.
Giới thiệu sản phẩm em đã làm (chú ý sử dụng các tính từ, hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm của sản phẩm đó).
3. Trao đổi, góp ý.
Trao đổi, góp ý về nội dung, cách nói, cử chỉ, điệu bộ,... khi nói. Ghi lại những góp ý của bạn hoặc cách làm một sản phẩm em yêu thích.
1Đây là chiếc đèn ông sao do em tự làm. Chiếc đèn có hình ngôi sao năm cánh rất đẹp. Để làm được chiếc đèn này, chúng ta cần chuẩn bị thanh tre vót nhọn, giấy bóng kính, giấy màu, keo dán và dây thép li cố định. Đầu tiên, em vót các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao. Sau khi đã tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót nhẵn sẵn, bằng nhau, em buộc chặt các góc để thành hình ông sao. Sau khi khung ngôi sao được chắc chắn, em lấy keo phết lên bề mặt của từng cánh sao để dán giấy bóng kính lên. Em sử dụng giấy bóng kính màu đỏ cho phần ngoài và màu vàng cho phần giữa để tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc. Sau khi đã làm xong, em trang trí hoa tùy thích. Điểm đặc biệt nhất của chiếc đèn chính là nó có thể cho đèn led hoặc nến vào chính giữa đèn. Khi đèn sáng trông rất đẹp. Em rất thích chiếc đèn của em.
2
Đây là chiếc đèn ông sao do em tự làm. Chiếc đèn có hình ngôi sao năm cánh rất đẹp. Để làm được chiếc đèn này, chúng ta cần chuẩn bị thanh tre vót nhọn, giấy bóng kính, giấy màu, keo dán và dây thép li cố định. Đầu tiên, em vót các mảnh tre thành 5 que cho 1 mặt của ông sao và 10 que cho 2 mặt. Chẻ 4 que ngắn khoảng 15cm để đỡ cho 2 mặt của ông sao. Sau khi đã tạo ra 2 ông sao từ các thanh tre đã vót nhẵn sẵn, bằng nhau, em buộc chặt các góc để thành hình ông sao. Sau khi khung ngôi sao được chắc chắn, em lấy keo phết lên bề mặt của từng cánh sao để dán giấy bóng kính lên. Em sử dụng giấy bóng kính màu đỏ cho phần ngoài và màu vàng cho phần giữa để tượng trưng cho lá cờ Tổ quốc. Sau khi đã làm xong, em trang trí hoa tùy thích. Điểm đặc biệt nhất của chiếc đèn chính là nó có thể cho đèn led hoặc nến vào chính giữa đèn. Khi đèn sáng trông rất đẹp. Em rất thích chiếc đèn của em.
3.
Em lắng nghe góp ý và trao đổi với bạn.
Em hãy phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin tim được ở Câu 1 và trình bày một bài giới thiệu về đội bóng, cầu thủ hoặc nhân vật đó.
1. Em hãy tìm kiếm trên Internet thông tin về một đội bóng, một cầu thủ hoặc một nhân vật mà em yêu thích.
Câu 1 : nhân vật em yêu thíchNgười Dơi (tiếng Anh: Batman) là một nhân vật hư cấu, một siêu anh hùng truyện tranh được tạo ra bởi họa sĩ Bob Kane và nhà văn Bill Finger. Batman xuất hiện lần đầu tiên trong Detective Comics (tháng 5 năm 1939), và kể từ đó đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm xuất bản của DC Comics. Nguyên gốc được đặt tên là "The Bat-Man", anh còn được biết đến với các tên gọi như "The Caped Crusader", "The Dark Knight" (Kị sĩ bóng đêm), và "The World's Greatest Detective" (Thám tử vĩ đại nhất thế giới)
Giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến thăm và chia sẻ cảm xúc của em khi đến thăm nơi đó.
Tham Khảo:
Em từng đến thăm Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được xếp vào danh sách di sản thế giới của UNESCO, với hàng ngàn đảo đá vôi nổi lên từ biển, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đẹp mê hồn. Em cảm thấy Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến đẹp nhất của Việt Nam và thế giới, là nơi để thư giãn, khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.
Viết một đoạn văn ngắn tả về một đồ chơi mà em yêu thích.
Gợi ý : --Mở bài : Nêu nhân dịp (sinh nhật,ngày Tết,ngày Quốc Tế Thiếu Nhi,.........) em được (bố,mẹ,cô,......) tặng cho một......Giới thiệu đồ chơi mà em yêu thích.
--Thân bài: Tả bao quát của con gấu
Tả theo trình tự hợp lí : Đầu
Tai
Mắt
Mũi
Cổ
Tay
Chân
Nêu công dụng của con gấu
--Kết bài : Nêu tình cảm của em đối với con gấu bông.
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Vào sinh nhật năm 8 tuổi, em nhận được một món quà rất đặc biệt từ bà ngoại: một con gấu bông. Con gấu bông không quá to, chỉ nhỏ nhắn nhưng rất xinh. Gấu được làm từ loại bông mịn nên ôm rất êm và ấm. Chú gấu khoác lên mình bộ lông màu nâu rất đẹp. Đầu chú tròn, hai tai dựng lên như hai cái nấm. Đôi mắt tròn, to, long lanh. Mũi chú cũng có màu đen và được thiết kế thành hình trái tim trông rất đáng yêu. Cổ chú được đeo một cái nơ màu đen nho nhỏ. Tay chân chú tròn tròn trông rất ngộ nghĩnh. Chú gấu là người bạn thân thiết của em, lắng nghe mọi tâm sự vui buồn hằng ngày của em. Em rất yêu gấu bông và tự hứa sẽ luôn gìn giữ người bạn này.
Một người bạn sống ở nước ngoài về Việt Nam và nhờ em giới thiệu về hồ Gươm.Hãy viết một đoạn văn về hồ Gươm mà em định giới thiệu cho bạn biết.
Lưu ý:Vì mình sống ở Hà Nội nên muốn các bạn viết về danh lam thắng cảnh ở đây.Nếu bạn nào chưa đến hoặc biết về hồ Gươm,các bạn có thể viết về một danh lam thắng cảnh nôi tiếng ở địa phương mình.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Việt Nam, 15/7/2018
Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.
Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.
Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.
Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.
Chị nhớ em
Eunice
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lịch sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.
Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân xâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và gọi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ Phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.
Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.
Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xung quanh cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.
Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục... họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.
Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước
viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật mà em yêu thích.
cụ thế em muốn giới thiệu khổ đầu của bài sang thu ạ ,mong mn giúp em chứ mai em kt rùi
Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Vì vậy khi nhắc đến một tác phẩm nghệ thuật tôi yêu thích nhất tôi luôn nhớ đến thơ đầu tiên. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc trong trái tim tôi là khổ đầu bài "Sang Thu" của Hữu Thỉnh. Đoạn thơ là những dấu hiệu thông báo mùa thu đã đến. Với câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đầy sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ của tác giả, người đọc cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của buổi chớm thu ở một làng quê thanh bình. Qua đó chúng ta thêm yêu vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của quê hương, đất nước...
( Bạn có thể bổ sung thêm ý để bài viết được hoàn thiện hơn)