Em có cảm nghĩ gì khi biết điệu dân ca Việt Nam được hát trên một miền đất xa xôi?
- Nghe/hát bài hát “Màu xanh quê hương” theo điệu Sa-ri-ăng, dân ca Khmer (Nam Bộ), đặt lời mới: Nam Anh.
- Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi nghe/ hát bài hát đó.
- Sau khi nghe xong bài hát này, em cảm thấy quê hương tràn ngập màu xanh dịu mát của đồng lúa, hàng cây, dòng sông, ... cùng với đó là hình ảnh của những em bé đang cắp sách tới trường. Mọi cảnh vật đều rất vui vẻ, tung tăng như đang đón chào một ngày mới.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu bên dưới:
Đã lâu lắm rồi,tôi và cả nhà lại mới cùng nhau đi xem đội tuyển Việt Nam thi đấu bóng đá.Lúc đội tuyển ra sân,tôi rất xúc động khi Quốc ca Việt Nam vang lên.Cả nhà tôi đã cùng hát theo,dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ.Lúc hát Quốc ca,tôi có một cảm giác thật khó tả.Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi.Hát Quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ,truyền cho ta khí thế hừng hực để sẵn sàng bước vào trận đấu.
Khi đi học tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ.Bây giờ hát lại,trong tôi vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt.Đó là niềm tự hào về tình yêu quê hương,đất nước.Xem xong trận bóng đá,con tôi lại hỏi:''Khi nào Việt Nam đá nữa vậy ba?Để con cùng ba mẹ hát Quốc ca''.
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên
Câu 2:Tác giả đã có những cảm xúc gì khi hát Quốc ca Việt Nam?
Câu 3:Cho biết ý nghĩa của việc cả gia đình tác giả hát theo khi Quốc ca Việt Nam vang lên.
Câu 4:Em có nhận xét gì về thực trạng hát Quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay?
câu 4 viết thành 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu
Nêu cảm nghĩ của em khi được lớn lên từ những điệu ca dao dân ca.
Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của các trạng ngữ đó (nơi chốn, thời gian,...):
Tôi là một con dân của dân tộc Việt Nam, và tôi yêu đất nước của mình, cũng như là yêu tiếng Việt – ngôn ngữ đẹp của một dân tộc anh hùng. Từ khi học những chứ cái a, b, c, ..., tôi đã thấy tiếng Việt thật là hay và kì diệu. Tới lúc học lớp 3, cũng là lúc tôi bắt đầu với ngôn ngữ tiếng Anh, trong tiếng Anh, chỉ có tôi và bạn, dù là anh em, cha con, ...thì cũng đều có nghĩa là tôi và bạn. Nhưng tiếng Việt không như vậy, tiếng Việt có phân biệt tôi, bạn; tao, mày; anh, em; chị, em; ông, cháu;....tất cả đều có thể nói lên cái vai vế, sự tôn trọng lẫn nhau, để khi gọi nhau, người khác vẫn sẽ biết chúng ta là bạn bè, máu mủ, vợ chồng,.... Và nó cũng mang rất nhiều ý nghĩa như là thể hiện tình cảm,... Ngôn từ của chúng ta cũng khác nhau, thanh điện cũng khác ở các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Bất kì ở đâu trên đất Việt, khi ta nói tiếng miền Bắc thì ngườu khác sẽ hiểu dù khác vùng miền. Nhưng dù như thế nào thì cái ngôn ngữ, thanh điệu của từng miền vẫn không thể lẫn vào đâu được. Dù vậy, tiếng Việt vẫn là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh, ý nghĩa của một dân tộc hào hùng đấu tranh vì đất nước, vì thứ tiếng quý báu này và để giành lại độc lập dân tộc và tiếng Việt giàu đẹp.
_Từ khi học nghững chữ cái a,b,c,d,..=> Trạng ngữ xđịnh thời gian.
_Tới lúc học lp => Trạng ngữ xđịnh thời gian. _Bất kì ở đâu trên đất nc Việt => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn._Ở các vùng miền Bắc,Trung,Nam => Trạng ngữ xđịnh nơi chốn.
Sau khi tìm về Văn Miếu Quốc Tử Giám em có cảm nghĩ gì về dân tộc Việt Nam
Tham khảo!
Cảm nghĩ:
+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức.
+ Những thông điệp xuyên thời gian mà cha ông ta gửi lại ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn còn nguyên giá trị, cả về giáo dục, đào tạo, trọng dụng trí thức và nghĩa vụ, trách nhiệm của trí thức đối với nhân dân, đối với đất nước.
Em có suy nghĩ và cảm xúc gì khi được là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
(GDCD 6)
Em cảm thấy tự hào khi được là công dân VN
Em cảm thấy rất tự hào khi được là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tự hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để xây dựng quê hương,đất nước ngày càng giàu đẹp hơn
Đầu tiên em cẩm thấy rất tự hòa về lịch sử dân tộc của nước mình và càng tự hào hơn nữa khi mình được sinh ra trên mảnh đất quê hương này. Mảnh đất nó chứa chan biết bao kỉ niệm từ thời bé thơ của mỗi con người và của chính em. Niềm tự hào này càng được dâng lên khi em là một công dân là một phần của đất nước VIỆT NAM tươi đẹp này. Em luôn tự nhủ trong mình một câu nói sau này khi đã trưởng thành em sẽ xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn và có thể ngang hàng với các nước khác vì vậy mỗi chúng ta cần phải cố gắng học tập từ bây giờ để sau này xây dựng lên một Việt Nam dân chủ cộng hòa hùng mạnh hơn nữa
chúc bạn học tốt nha
đây là những suy nghĩ của mình về đất nước việt nam ta
Qua các thông tin trên, em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
Việt Nam là một đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đã và đang thay đổi, phát triển từng ngày.
kể tên dân ca các vùng miền trên đất nước ta ?
kể tên bài hát dân ca em biết ?
mk cần gấp.nhờ mọi người nha!!
^.^ :) :)
vì k có môn âm nhạc nên viết tạm zô ''ngữ văn''
Dân ca Bắc bộ có những bài nổi tiếng như: "Bà Rằng bà Rí", "Bèo dạt mây trôi", "Cây trúc xinh", "Trống cơm", "Đi Cấy",...
Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: "Lý mười thương", "Hò đối đáp ", "Hát ví, Dặm.."...
Dân ca Nam bộ có những câu ca, bài nổi tiếng như: "Ru con", "Lý đất giồng",...
Đây là về nông thôn :
Hè năm học lớp hai, lần đầu tiên em theo ba về quê nội nhân ngày giỗ ông nội.
Xuống xe, ba đưa em đi trên cây cầu nhỏ rồi theo con đường đất vào làng. Hai bên đường, những đám ruộng lúa đang thì con gái nhấp nhô sóng gợn theo làn gió. Xa xa là gò Tú Lang, gò Dưa cao cao lô nhô đám trẻ mục đồng và đàn trâu bò đang được chăn thả. Trôn đường làng, thỉnh thoảng có một chiếc xe bò hay một chuyến xe ngựa chạy lộc cộc. Đi hết đoạn đường băng qua cánh đồng, trước mắt em hiện ra những mái nhà ngói đỏ lấp ló sau luỹ tre cao cong gọng vó. Nhà nội đây rồi. Mái nhà cổ kính, rêu phong ẩn trong hàng cau cao vút, toả hương thơm ngát. Giữa hàng râm bụt được cắt tỉa ngay ngắn, nhà nội rộng thoáng, ngoài sân đang phơi lúa vàng rực cả ngôi nhà.
Bà con trong họ và bà con lối xóm đang xúm xít trong bếp gói bánh cúng giỗ. Tiếng chào, gọi hai bố con mới về ấm áp, đầy tình quê vang lên ríu rít, tất bật, vui như tiếng chim bay về tổ ấm. Quê em thật đẹp, mộc mạc và chân tình.
Đây là thành thị :
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố biển, nơi có bãi tắm đẹp nhất vùng Duyên hải miền Trung: thành phố Nha Trang.
Nhà em ở đường Nguyễn Thái Học, con đường khá ngắn nối vùng đầm Xương Huân và phố Phan Bội Châu. Nhà cửa dọc hai bên phố đẹp hơn ở xóm Đầm. Cửa hiệu bày bán hàng hoá trong tủ kính sáng choang. Trên đường phố, người và xe đi lại tấp nập, đông như trẩy hội, nhất là khu vực chợ Đầm. Từ chợ Đầm, theo đường Lê Lợi, bạn sẽ hướng ra bãi biển. Gió biển thổi mát rượi,lồng lộng bốn mùa. Rặng dừa lao xao trong trong gió mời gọi khách đến thăm vùng thuỳ dương cát trắng, Đại lộ Trần Phú to và đẹp với viện Pasteur, hàng chục cao ốc, khách sạn tối tân, hiện đại. Trên bờ biển, các lều hóng gió mọc lên như nấm. Nổi bật nhất nơi đây là Đài tưởng niệm Liệt sĩ và cửa hàng mĩ nghệ xuất khẩu, lặng trong gió biển khoáng đạt, đài tưởng niệm Liệt sĩ trang nghiêm sừng sững giữa quảng trường 2 Tháng 4.
Đến Nha Trang, bạn chắc chắn sẽ hài lòng về cảnh đẹp và lòng hiếu khách, tính hiền hoà của người dân Khánh Hoà quê em.
Nếu các bn thấy hay thì cho mình một k nha
Mình nhầm người rồi cho mình xin lỗi
"Nước non ngàn dặm ra đi… cái tình chi... cái tình chi..." . Câu hát mở đầu trong làn điệu dân ca Nam Bình nổi tiếng của xứ Huế đưa chúng ta trở về vùng đất phía Nam của Tổ quốc vào khoảng những thế kỉ X-XVI. Thuở xa xưa đó, vùng đất từ Quảng Bình, Quảng Trị đến Mũi Cà Mau ngày nay, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá đã diễn biến như thế mào?
* Chính trị:
- Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên cùng đất thuộc vương quốc Chăm-pa chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với hai nước láng giềng là Đại Việt và Cam-pu-chia
- Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa cùng Đại Việt kháng chiến chống quân Mông - Nguyên và thiết lập mối quan hệ hòa hiếu
- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, những xung đột giữa hai nhà nước Chăm-pa và Đại Việt lại tái diễn
* Kinh tế:
- Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nghề chính nuôi sống người dân
- Nhờ kĩ thuật đóng thuyền, nghề đánh cá phát triển
- Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…
- Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài
* Văn hóa:
- Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa tín ngưỡng truyền thống của người Việt với tín ngưỡng của người Chăm xuất hiện
- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm
tham khảo
Câu hói :
Em có thể nói gì trong diễn đàn này?
Bài làm:Theo em, em đồng tình với ý kiến: "bên cạnh các bài hát mới, hiện đại phù hợp với lớp trẻ ngày nay, cần phải giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Việt Nam, như dân ca Quan họ Bắc Ninh, dân ca Trung Bộ, dân ca Nam Bộ,..."
Bởi theo em, đã là di sản văn hoá phi vật thể thì đều là tài sản tinh thần của quốc gia, cần phải được giữ gìn, lưu truyền từ đời này qua đời khác và phát huy ở các thế hệ sau. Làm như vậy là giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc