Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam thể hiện rõ nét về khí hậu và cảnh quan:

- Đới khí hậu xích đạo cận xích đạo:

+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na,  đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.

+ Nóng ẩm quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm và xa van.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Phần lớn: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.

+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông; cảnh quan cũng thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.

+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm; ven biển phía đông có mưa nhiều hơn, thảm thực vật điển hình là rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Phân bố: phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.

+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh. Cảnh quan điển hình là rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

♦ Đặc điểm:

- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.

- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:

+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;

+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;

+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;

+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;

+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.

♦ Phân bố:

- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.

- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.

+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.

♦ Giá trị sử dụng:

- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.

+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.

+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.

- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam:

- Thiên nhiên khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa.

- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.

+ Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng – ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng rậm rạp.

+ Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.

- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa:

+ Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển.

+ Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:41

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số núi ở vùng Nam Bộ là: núi Chứa Chan; núi Bà Rá; núi Bà Đen.
- Hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ đều bị ngập nước vào mùa lũ
 • Yêu cầu số 2: Đặc điểm địa hình
- Khu vực Đông Nam Bộ:
+ Có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ.
+ Ở Đông Nam Bộ, đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Ngoài ra còn có một số núi như: núi Bà Đen, núi Chứa Chan,...
- Khu vực Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long):
+ Có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:

* Ở Trung Mỹ

- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. 

- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

 * Ở Nam Mỹ

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình: 

- Phía đông là các sơn nguyên:

+ Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.

+ Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).

+ Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.

+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam Mỹ theo chiều đông – tây:

- Trung Mỹ: 

+ Phía đông Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có lượng mưa nhiều nên rừng rậm nhiệt đới phát triển. 

+ Phía tây ít mưa nên phát triển xavan.

- Lục địa Nam Mỹ (tự nhiên phân hóa từ đông sang tây theo các khu vực địa hình):

+ Phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng.

 

+ Ở giữa là các đồng bằng như: La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.

+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mỹ (Thiên nhiên thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 22:37

Tham khảo

- Đặc điểm:

+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.

+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.

- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:08

Tham khảo!

♦ Nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ hình thành và phát triển ở lưu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Một số thành tựu tiêu biểu là: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,...

Nhà nước:

+ Cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra quốc gia Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội ngày nay).

+ Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Giúp việc cho Vua là lạc hầu, lạc tướng.

Trống đồng Đông Sơn: trống đồng Đông Sơn vừa là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, vừa làm hiệu lệnh sử dụng trong chiến đấu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 6:03

THAM KHẢO
• Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng là: sự ra đời nhà nước, thành Cổ Loa, trống đồng Đông Sơn,....
- Sự ra đời của nhà nước:
+ Nhà nước Văn Lang (ra đời cách ngày nay khoảng 2700 năm) và nhà nước Âu Lạc (ra đời cách ngày nay khoảng 2300 năm).
+ Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng vườn; đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Cả nước được chia làm nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu.
- Thời Âu Lạc, người Việt cổ đã xây dựng được thành Cổ Loa và biết chế tạo nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên đồng.
- Trống đồng Đông Sơn là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn được dùng trong lễ hội, làm hiệu lệnh chiến đấu....

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:57

- Một số sông lớn ở khu vực Nam Bộ, là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
- Đặc điểm chính của sông ngòi:
+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với nhiều sông lớn là: sông Đồng Nai (ở Đông Nam Bộ), sông Tiền, sông Hậu (ở đồng bằng sông Cửu Long),...
+ Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thuỷ sản và là đường giao thông quan trọng của vùng.