Đọc thông tin, em hãy:
- Kể lại câu chuyện về kim tự tháp và Nữ hoàng Cờ-lê-ô pát (Cleopatra).
- Chia sẻ với bạn về cảm nghĩ của em về một trong hai câu chuyện đó.
Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy kể lại một câu chuyện về Địa đạo Củ Chi. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.Kể lại cho người thân nghe câu chuyện về Bác Hồ mà em đã đọc và chia sẻ suy nghĩ của em về câu chuyện đó.
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.
Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy kể lại câu chuyện về Hoàng Diệu chống thực dân Pháp.
THAM KHẢO
- Kể lại câu chuyện:
+ Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để đem quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
+ Sáng ngày 25/4/1882, người Pháp đưa tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng và ngay sau đó đã tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu lên mặt thành đốc quân chiến đấu quyết liệt.
+ Mặc dù Hoàng Diệu và quân đội triều đình quyết tâm bảo vệ, nhưng trước sức tấn công của quân Pháp thành Hà Nội thất thủ. Để giữ trọn khí tiết, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.
- Sưu tầm tranh, ảnh hoặc thông tin trên sách, báo về những câu chuyện, việc làm của những người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.
- Chia sẻ với bạn về những thông tin đó và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em.
Ví dụ 1:
Nhằm giúp Việt Nam cải thiện môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
Ví dụ 2:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi đầu trong phong trào “ Trồng cây, gây rừng”, Bác phát động phong trào Tết trồng cây được nhân dân cả nước hưởng ứng hàng năm.
Đọc thông tin, em hãy kể lại câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dữ dạy con và câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng.
Tham khảo:
- Câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con: Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế”.
- Câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng: Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất và trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chảy Vôi. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).
Tham khảo
- Câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con: Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế”.
- Câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng: Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất và trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chảy Vôi. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).
Kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh và chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện.
Tham khảo
- Em kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh
- Chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện: Câu chuyện đã cho chúng ta bài học rất hay về cách nói năng và ứng xử với những người xung quanh. Không nên nói trống không, cằn nhằn mà nên lễ phép để trở thành một cậu bé/cô bé ngoan.
1/Kể lại 1 câu chuyện người thực việc thực về tì nh yêu thương mà em đã đọc.
2/Hãy kể 1 câu chuyện về sức mạnh củaý chí và niềm tin đã giúp con người vượt qua hoàn cảnh khó khăn thử thách.
3/Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình mà em biết.
Em hãy sưu tầm câu chuyện hoặc hình ảnh về một tấm gương biết cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Câu chuyện "10 năm cõng bạn đi học" của đôi bạn trẻ Hiếu Và Minh.
Minh là người bị dị tật bẩm sinh, chân không đi lại được, suốt 10 năm qua, không kể nắng mưa, Hiếu đều đặn cõng Minh đến trường trên đôi chân của mình. Tình bạn này đẹp đến nỗi được ví như là chuyện cổ tích giữa đời thường, ai ai cũng phải thán phục. Và còn ngạc nhiên hơn, đôi bạn thân này đã cùng nhau bước vào đại học.
Từ câu chuyện người ăn xin, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng ½ trang) trình bày suy nghĩ của em về sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống
Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể.
Tham khảo
Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.
Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.
Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.
Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.
Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.
Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.