Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 1:00

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều.

- Hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

Đất nước bị chia cắt.Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 1:02

Tham khảo

+ Năm 1558, trong bối cảnh xung đột Nam - Bắc triều, Nguyễn Hoàng được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam. Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận - Quảng ngày càng lớn.

- Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.

=> Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hóa, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672, hai bên ngừng chiến
- Hệ quả 
 

+ Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Cuộc xung đột cũng đã làm suy yếu quốc gia Đại Việt.

+ Tuy vậy, do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột, chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu đãi đối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

+ Mặt khác, trước sức ép tấn công của nhà Lê - Trịnh, chúa Nguyễn đã tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Thế mạnh nổi bật của môi trường thiên nhiên hoang mạc được người dân khai thác:

- Con người khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục.

- Tại các ốc đảo (nơi có mạch nước ngầm), người dân trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch,...

- Trong môi trường hoang mạc có 1 số khoáng sản với trữ lượng lớn, đặc biệt là dầu mỏ => Con người đã khai thác để xuất khẩu.

- Tận dụng sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều nước đầu tư hệ thống tưới tiêu, cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng để trồng trọt.

- Nhiều quốc gia tận dụng cảnh quan hấp dẫn để thu hút khác du lịch tới tham quan.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:19

Tham khảo:
- Một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,...
- Nguyên nhân làm cho công nghiệp Đông Nam Á phát triển:
Nguồn nguyên liệu dồi dào
Lao động đông
Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 0:52

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều.

- Hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

Đất nước bị chia cắt.Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp để tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Ví dụ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp hình thành và phát triển các khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, từ đó thu hút người dân đến lao động và làm việc, giải quyết vấn đề việc làm và tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 12:55

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò công nghiệp khai thác than:

+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,…

- Đặc điểm của công nghiệp khai thác than: Than được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,…

- Phân bố: Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước có trữ lượng lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

- Than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình sử dụng và khai thác làm cạn kiệt trữ lượng than và gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

=> Đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế than.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:37

Tham khảo!

(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi

- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.

- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.

- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
Phạm Đinh Quỳnh Trang
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 22:09

- Thành tựu thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề (dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc động, làm giây, nhuộm,...).

+ Nhiều nghề khác xuất hiện, như làm tranh sơn mài, làm giấy, khắc bản in,…

+ Thế kỉ XVI - XVII, đã xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước, như: dệt La Khê, gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),... với sản phẩm phong phú, đa dạng và tinh xảo

+ Thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng. Cục Bạch tác và các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước, vua, quan trong triều đình. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội,...

- Tác động: sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước, vừa tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài.