phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau a. Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun. b. Vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường. c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng có mực nên tôi chóng lớn lắm. d. Bằng những nỗ lực to lớn của cán bộ giáo viên toàn trường, trong năm học vừa qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
“Về mùa đông, lá cây bàng đỏ như màu đồng hun.” Thành phần trạng ngữ in đậm trong câu trên có công dụng gì?
A.
Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu.
B.
Làm cho nội dung của câu được chính xác.
C.
Góp phần làm cho đoạn văn trở nên mạch lạc.
D.
Để nhấn mạnh ý.
Đáp án của bạn:
A
B
C
D
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đv:
Mùa xuân lá vàng mới nảy trông như người ngon lửa xanh . Sang hè ,lá lên thật dày,ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu,lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu dụng xuống. Qua mùa đông,cây bàng trụi hết lá,những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục
Mùa xuân lá vàng mới nảy trông như người ngon lửa xanh . Sang hè ,lá lên thật dày,ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu,lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu dụng xuống. Qua mùa đông,cây bàng trụi hết lá,những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục
Lưu ý : Những phần mik gạch chân là TRẠNG NGỮ , in nghiêng là CHỦ NGỮ , in đậm là VỊ NGỮ nhé !
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả màu vàng đục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3. Trong đoạn trích trên sự vật nào được so sánh.
Câu 4. Tìm tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 1:
- Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt là: Tự sự và miêu tả.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là So sánh.
Câu 3:
- Sự vật được so sánh trong đoạn trích trên là:
+Những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng
+ Lá bàng mới nảy trông như ngọn lửa xanh.
+ Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun.
Câu 4:
- Tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:
+ xanh
+ thật dày
+ màu ngọc bích
+ màu vàng đục
+ đỏ
K cho mik nhé!
Chúc bn luôn hok giỏi!^^
Xác định chủ nhữ và vị ngữ trong câu sau:
1. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ngọn lửa xanh.
2. Sang hè, lá lên thật dày.
3. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng.
1. Mùa xuân//, lá bàng mới nảy// trông như ngọn lửa
Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ
xanh.
2. Sang hè//, lá // lên thật dày
Trạng ngữ Chủ Vị ngữ
3. Những lá bàng mùa đông// đỏ như đồng
Chủ. Vị
(1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy // trông như ngọn lửa xanh.
TN CN VN
(2) Sang hè, lá // lên thật dày xuyên qua chỉ là màu xanh ngọc bích.
TN CN VN
(3). Những lá bàng //mùa đông// đỏ như đồng.
CN TN VN1. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ngọn lửa xanh.
2. Sang hè, lá lên thật dày.
3. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng.
chữ mình in đậm là CN còn in nghiêng là VN nhé
2.Xác định;Cn;Vn;Tn trong các câu sau
a dế mèn trêu chị Cốc là dại
b về mùa thu,lá bàng đỏ như lá màu hông hun
c Dưới gốc tre,tua tủa những mầm măng
a, Dế Mèn trêu chị Cốc là dại
- CN : Dế Mèn
- VN : trêu chị Cốc là dại
b, Về mùa thu, lá bàng đỏ như lá màu hoàng hôn
- TN : Về mùa thu
- CN : lá bàng
- VN : đỏ như lá màu hoàng hôn
c, Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng
- TN : Dưới gốc tre
- CN : những mầm măng
- VN : tua tủa
a.CN:Dế Mèn
VN: Trêu chị Cốc là dại
b.TN:Về mùa thu
CN:Lá bàng
VN:Đỏ như lá màu hoàng hôn
c.TN:Dưới gốc tre
CN:Những mầm măng
VN:Tua tủa
Cuối đông, lá bàng giống như những tấm thiếp màu đỏ báo tin mùa đông đang tàn và mùa xuân sắp đến. Vậy màu xanh của lá biến đi đâu nhỉ? Có phải suốt hè, những tán bàng chăm chỉ che mát cho đường phố, chịu cái nắng gắt như lửa nên đến mùa đông, nắng đọng lại thành màu đỏ trên lá? Còn màu xanh của lá thì bay lên trời? Rồi mùa xuân đến, màu xanh ấy biến thành những hạt mưa li ti bay về trái đất, đậu xuống những cành bàng khẳng khiu và lớn dần lên thành những búp bàng ? Đầu tiên búp cũng có màu đỏ. Không phải màu đỏ chói mà tím hồng, rồi lại theo độ lớn, biến thành xanh non.Khi những trận mưa xuân đã hết, cây bàng lại xanh ròn màu xanh của lá mùa hè. a. đoạn văn trên tả gì? Tác giả đã miêu tả theo trình tự nào? b. Cách tả của tác giả có gì độc đáo? c. Nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn. ai giúp mik với
a. Đoạn văn trên tả cây bàng trong giai đoạn giao mùa từ đông sang xuân.
Tác giả đã miêu tả theo trình tự thời gian: đông – xuân – hạ – thu.
b. Cách tả của tác giả độc đáo là: miêu tả sự biến đổi của màu lá bằng biện pháp so sánh, nhân hoá. Tác giả miêu tả kết hợp với cách lí giải bằng trí tưởng tượng tạo ra những hình ảnh sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng với người đọc.
c. Cảm nghĩ của em: Em cảm thấy cây bàng mỗi mùa đều có mang một nét đẹp riêng khiến lòng người xao xuyến
A. Đoạn văn trên tả :
→→ Cây bàng
Tác giả đã miêu tả theo trình tự :
→→ Các mùa trong năm
B.Kiểu miêu tả này :
→→ Sự độc đáo ở chỗ : Miêu tả được tất cả hình dạng của cây bàng vào mỗi mùa. Khiến người đọc liên tưởng thấy
C.Cảm nghĩ :
→→ Hình ảnh cây bàng được miêu tả rất sinh động. Làm người đọc cảm thấy vui vẻ, hình dung được hình dạng cây bàng
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán
rồi sao bạn :))
Tìm và ghi lại các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau
sorry nha , mk quên ko viết đề
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn dưới đây, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ?
a) Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng [...].
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
b) Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
(Đoàn Giỏi)
a.
- Thường thường, vào khoảng đó
- Sáng dậy
- Trên giàn hoa lí
- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong
b. Về mùa đông
Nếu lược bỏ thành phần trạng ngữ trong các câu trên thì chúng ta không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào.
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc phải có trong câu nhưng nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Có khi, vì vắng mặt trạng ngữ nên ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định, ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun. Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian Về mùa đông, thì sắc đồng hun của lá bàng có vẻ là bất hợp lí bởi vì khi đó câu Lá bàng đỏ như màu đồng hun như là nhận định chung về màu sắc của lá bàng, mà sự thực thì lá bàng chỉ có thể có màu đồng hun vào mùa đông thôi.
Điều kì diệu của mùa đông
Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ :
– Con có thể thành hoa không hả mẹ ?
– Ồ không !
– Cây Bàng đu đưa tán lá
– Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.
– Nhưng con thích màu đỏ rực cơ !
– Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ… Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa… giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành… Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu… Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ… Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương… Nhưng kìa ! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng : mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ !
– Mẹ ơi !…
– Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.
Đóng vai chiếc lá, viết vào dòng trống những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. (Viết 2 – 3 câu)Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa,…): “Mùa đông, lá cây bàng rất đỏ.”ai nhanh , ai đúng mình tick2. Mùa đông lại đến thăm người bạn bàng già, những đứa con lá của bàng nay đã đỏ như những phong bao lì xì rực rỡ ngày tết xuân.
siuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu