Đọc cho bạn nghe đoạn thơ, đoạn truyện mà em thích.
Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích.
Ta đi... bản đồ không còn nhìn nữa...
Sáng trời thu lại còn bướm với trời xanh
Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh
Ta cởi áo lội dòng sông ta hát
Mê Kông chảy Mê Kông cũng hát
Rừng núi lùi xa
Đất phẳng thở chan hoà.
Sóng toả chân trời buồm trắng.
Nam Bộ
Nam Bộ
Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngập thuyền
Sầu riêng thơm dậy đất Thủ Biên
Suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả.
Cửu Long ơi (Nguyên Hồng)
1. Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã nghe, đã đọc.
2. Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.
3. Nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn.
4. Cùng bạn trưng bày và bình chọn đoạn văn em thích.
1. Đọc xong Câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Các yêu cầu còn lại em tự thực hiện.
Đọc lại cho bạn nghe đoạn thơ, bài thơ, bài ca dao và trao đổi với bạn cảm nghĩ của em.
Tham khảo!
Bài thơ:
Lòng biết ơn
Tác giả: Tú Yên
Xin cảm ơn buổi sớm mai thức dậy
Ta có thêm một ngày mới để yêu thương.
Xin mang ơn những buổi hoàng hôn vươn
Ta có được bữa cơm gia đình hạnh phúc.
Xin biết ơn giấc mộng đầy cảm xúc
Ta có thể rèn tâm thức được bình yên.
Nếu một mai ra đi trong an nhiên
Ta sẽ mỉm cười với lòng đầy cảm kích.
Cảm nghĩ: Tác giả đã thể hiện lòng biết ơn với cuộc đời vì đã cho con người thêm một ngày để được sống, được làm những điều nhỏ bé.
Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc đoạn thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy.
Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.
Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
Em hãy đọc đoạn 2, 3, 4 của truyện.
Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động sau của bạn mình:
- Bạn lấy vai hích đổ hòn đá chắn ngang lối đi.
- Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy trốn khỏi con Hổ hung dữ đang rình mồi sau bụi cây.
- Lao vào Sói, dùng gạc húc Sói ngã ngửa để cứu Dê Non.
Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?
Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời nói của bạn gái.
Bạn gái nghe thấy mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi ! hãy bỏ tôi vào sọt rác !”
Trần Đăng Khoa (khi nghe thầy đọc thơ) có viết: Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. Nếu em nghe thầy (cô) đọc đoạn thơ sau đây thì em có đồng ý với ý của nhà thơ Trần Đăng Khoa không? Vì sao?
Các bạn giúp mình với
1. Mỗi khi nghe truyện 'Tấm Cám ' đến đoạn kết , em bé của em ko thích nghe nữa và nó bảo : em sợ lắm . rồi một hôm , em đã làm cho nó thích nghe đến hết truyện vì em đã thay đổi đoạn kết . hãy kể lại tryện theo cách đó .
em đã cho em của em ngủ rồi em kể thế là nó ko sợ nữa
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe. Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe. |
1. Chuẩn bị.
- Em thích câu chuyện nào? Câu chuyện đó em đã đọc hay được nghe kể?
- Vì sao em thích câu chuyện đó? (Câu chuyện có nội dung gì hấp dẫn? Nhân vật nào thú vị? Chi tiết nào ấn tượng,...
2. Tìm ý:
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy dủ.
- Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.
Câu 1:
Đề 1.
- Em thích câu chuyện Sự tích cây vú sữa, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì câu chuyện nói về tình cảm mẹ con, chi tiết gây ấn tượng là chi tiết cây vú sữa cuối câu chuyện.
Đề 2
- Em thích câu chuyện Câu chuyện Rùa và thỏ, câu chuyện em đã được đọc.
- Em thích câu chuyện đó vì nói về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ, nhân vật rùa tuy chậm chạp nhưng chăm chỉ về đích trước, nhân vật thỏ tuy chạy nhanh nhưng coi thường rùa nên về đích sau,…
Câu 2:
Đề 1.
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” vè nêu ý kiến chung đây là câu chuyện nổi tiếng viết về tình cảm gia đình. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về tình mẹ con sâu nặng. Cậu con trai ham chơi ngỗ ngược bỏ đi khiến mẹ buồn lòng và ngóng trông từng ngày. Khi cậu hối hận trở về thì mẹ đã biến thành cây vú sữa. Người mẹ thương con, dù biến thành cây nhưng vẫn cho ra những trái vú sữa ngọt ngào như dòng sữa mẹ cho con. - Câu chuyện sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hấp dẫn. |
Kết thúc | - Câu chuyện khiến em rưng rưng xúc động. - Bài học: Là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ. |
Đề 2
Mở đầu | Giới thiệu tên câu chuyện “Rùa và Thỏ” và nêu ý kiến chung đây là câu chuyện viết về các con vật. |
Triển khai | - Câu chuyện kể về cuộc thi chạy đưa giữa Thỏ và Rùa. Thỏ kiêu căng, ngạo mạn, chủ quan; Rùa chậm rãi, khiêm tốn, đầy tự tin. Cuối cùng Rùa đã thắng thỏ. - Cách kể sinh động, con vật có suy nghĩ, hành động, nói năng như con người. |
Kết thúc | Câu chuyện đưa ra bài học: Trong cuộc sống, không được chủ quan, kiêu ngạo. Kiên trì, nhẫn nại thì sẽ thành công. |
Câu 3:
- Cả 2 đề đã thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin trong câu chuyện.
- Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, dẫn chứng rất đầy đủ, phong phú.
Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.
Học sinh tự tìm đọc đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ yêu thích và luyện đọc diễn cảm.