Tìm những tên riêng được nhắc đến trong bài.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
a. Xếp tên các bài đọc trên những chiếc khinh khí cầu vào hai chủ điểm Niềm vui sáng tạo và Chắp cánh ước mơ.
b. Kể tên những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên.
a. Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Bầu trời mùa thu; Đồng cỏ nở hoa; Bức tường có nhiều phép lạ.
Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Ở vương quốc tương lai; Nếu em có một khu vườn;Anh Ba.
b. Những bài đọc chưa được nhắc đến trong hai chủ điểm trên:
- Chủ điểm Niềm vui sáng tạo: Vẽ màu; Thanh âm của núi; Làm thỏ con bằng giấy; Bét-tô-ven và bản-xô-nát Ánh trăng; Người tìm đường lên các vì sao.
- Chủ điểm Chắp cánh ước mơ: Bay cùng ước mơ; Con trai người làm vườn; Bốn mùa mơ ước; Cánh chim nhỏ; Nếu chúng mình có phép lạ
Nghe hoặc hát bài hát Lớn lên em sẽ làm gì của nhạc sĩ Trần Hữu Pháp và trả lời câu hỏi.
Em hãy kể tên những nghề nghiệp được nhắc đến trong bài hát.
Những nghề nghiệp được nhắc tới trong bài hát là: công nhân, nông dân, lái tàu, kỹ sư.
Tên mọt loại nhạc cụ được nhắc đến trong bài hát ánh trăng là:
A.Song lan
B.Sáo
C.Trống
D.Phách tiền
NHỮNG CÂU HÁT DÂN GIAN VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
Bài ca dao số 1:
+ Trong bài ca dao, những con phố nào được nhắc đến? Cách đặt tên phố ở Thăng Long xưa có gì đặc biệt?
+ Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Nêu tác dụng?
+ Tình cảm của “người về” được thể hiện như thế nào?
Tìm tên riêng trong bài chính tả. Tên riêng đó được viết như thế nào ?
Tên riêng là: Cô-rét-ti
Tên riêng đó được viết hoa và có dấu gạch ngang.
Những " cổ tục " được nhắc đến trong bài trong lòng mẹ
Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê gốc ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, trong một xóm lao động nhỏ nên được tận mắt chứng kiến những cảnh đời cơ cực. Nguyên Hồng là nhà văn của lớp người “dưới đáy” xã hội. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông thường bày tỏ niềm yêu thương sâu sắc và thái độ trân trọng những nét đáng quý trong phẩm chất của họ. Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình. Đó là tiếng nói chân thành của một trái tim nhạy cảm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.
Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ bất hạnh của chính nhà văn. Tác phẩm gồm 9 chương, lần lượt đăng trên báo từ năm 1938 và được in thành sách năm 1940. Trong lòng mẹ là chương 4. Bằng lời văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã kể lại nỗi cay đắng tủi cực về tình yêu thương cháy bỏng đối với mẹ của đứa con sớm mồ côi cha. Thông qua cảnh ngộ éo le và tâm sự đau khổ của chú bé Hồng, tác giả còn cho ta thấy bộ mặt vô cảm lạnh lùng của loài người nhỏ nhen, đố kị đến mức độc ác trong xã hội phong kiến tư sản chỉ trọng đồng tiền. Những thành kiến cổ hủ của dân tiểu tư sản đã cố tình cắt đứt tình mẫu tử thiêng liêng.
Đoạn trích này có thể chia làm hai phần. Phần 1 là cuộc đối thoại giữa bà cô cay độc và chú bé Hồng. Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé về người mẹ đáng thương. Phần 2 là cuộc gặp gỡ bất ngờ với mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.
Chú bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép, không có tình yêu. Người cha lớn tuổi và ốm yếu quanh năm lặng lẽ u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Người mẹ trẻ trung, xinh đẹp luôn khao khát yêu thương song đành phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập. Gia đình bé Hồng lúc đầu sung túc, đầy đủ về vật chất nhưng lạnh lẽo, thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.
Rồi người cha chết vì bệnh. Người mẹ không chịu nổi sự o ép khắc nghiệt của nhà chồng nên đành bỏ lại con thơ, dứt áo ra đi. Để Hồng phải sống với bà cô nghiệt ngã, thâm hiểm. Như mọi đứa trẻ khác, bé yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng, chỉ thỉnh thoảng mới hé lộ ra. Vì thế, lòng thương yêu mẹ của bé Hồng lại càng da diết.
Mở đầu đoạn trích, qua giọng kể mộc mạc, tự nhiên, tác giả giúp người đọc hình dung ra cảnh ngộ thương tâm của bé Hồng: Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tôi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen. Tiếp theo, nhà văn kể về thời gian xảy ra câu chuyện và hoàn cảnh sống của người mẹ tội nghiệp:
Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ tỉnh còn bán cả vàng hương nữa. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
Câu chuyện đã được khơi nguồn. Nhân vật bà cô xuất hiện và tâm địa độc ác của bà ta càng về sau càng lộ rõ. Bà ta cố tình nói cho bé Hồng biết cảnh ngộ thảm thương của mẹ cậu để rồi cười cợt, nhạo báng, thoả mãn trên nỗi đau của người khác:
Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Nụ cười giả tạo của bà cô chứa đựng ác ý rõ ràng. Nó như một mũi dao nhọn cố tình xoáy vào trái tim non nớt đang rớm máu của đứa cháu vừa mới mồ côi cha, lại phải chịu cảnh xa lìa mẹ. Lẽ ra, bé Hồng sẽ trả lời rằng muốn vì bé đang thiếu thốn tình mẫu tử, nhưng vốn nhạy cảm, bé lập tức nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của người cô. Vì thế, bé cúi đầu không đáp.
Viết vào chỗ trống tên riêng của các nhân vật trong những bài tâp đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái:
Tên bài tập đọc (có nhân vật mang tên riêng) | Tên riêng nhân vật xếp theo thứ tự bảng chữ cái |
---|---|
.................................................... | .................................................... |
.................................................... | .................................................... |
.................................................... | .................................................... |
Gợi ý: Từ những bài tập đọc đã học ở tuần 7, 8, em tìm tên riêng của các nhân vật và sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong bảng chữ cái.
Tên bài tập đọc (có nhân vật mang tên riêng) | Tên riêng nhân vật xếp theo thứ tự bảng chữ cái |
---|---|
- Bàn tay dịu dàng | 1 - An |
- Người thầy cũ | 2 - Dũng, Khánh |
- Người mẹ hiền | 3 - Minh, Nam |
Tìm các tên riêng trong những đoạn trích và cho biết các tên riêng đó được viết như thế nào.
Các tên riêng trong đoạn trích:
Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Ét-môn Hin-la-ri, Ten-sing, No-rơ-gay.
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-ret, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
Giải thích cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của một bộ phận tạo thành tên riêng đó.
Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dáu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp.
Giải thích các viết: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. (Viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.
hãy kể tên những bài hát có nhắc đến thầy cô ai nhanh mình tink
thầy cô cho em mùa xuân , bông hồng tặng cô ,bụi phấn , bài hok đầu tiên ,
~HT~
Ngày đầu tiên đi học
Bông hồng tặng cô
Tập chép :
Chuyện quả bầu
Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
? Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng ấy được viết như thế nào ?
- Các tên riêng trong bài chính tả là : Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Các tên riêng ấy viết hoa chữ đầu tiên.