Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:05

Tham khảo!

♦ Ngành công nghiệp

- Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế; nguồn tài nguyên và nguyên liệu tại chỗ phong phú; nguồn lao động dồi dào,...

- Sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế; cung cấp nguồn hàng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ của một số nước; giải quyết việc làm cho người lao động,...

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của khu vực.

 

- Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu trong khu vực là Băng Cốc (Thái Lan), Cuala Lămpơ (Malaixia), Giacácta (Inđônêxia), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)….

- Xu hướng phát triển:

+ Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao;

+ Phát triển ngành công nghiệp gắn với khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

- Một số ngành công nghiệp tiêu biểu là:

+ Công nghiệp khai thác rất phát triển, một số khoáng sản có sản lượng khai thác lớn là: than, thiếc, dầu mỏ và khí tự nhiên,…

+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển nhanh nhờ lợi thế về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chính sách ưu đãi của chính phủ,... Một số sản phẩm điện tử - tin học phổ biến là: máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,... Công nghiệp điện tử - tin học thường phân bố ở các thành phố lớn.

 

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có cơ cấu đa dạng, như dệt - may, da giày, văn phòng phẩm,... trong đó, ngành dệt - may giữ vai trò chủ đạo.

+ Công nghiệp thực phẩm:là ngành chủ đạo ở nhiều nước Đông Nam Á; hiện nay đang ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình chế biến và bảo quản. Ngành này phân bố ở khắp các quốc gia trong khu vực, nhất là ở các thành phố lớn hoặc gần các vùng nguyên liệu.

♦ Ngành nông nghiệp

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp như: sự đa dạng về các dạng địa hình, khí hậu; đất đai màu mỡ; diện tích mặt nước lớn; nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất;...

- Ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.

- Xu hướng phát triển:

+ Sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.

+ Sản xuất nông nghiệp hướng đến sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Một số ngành tiêu biểu

+ Ngành trồng trọt có cơ cấu cây trồng trong khu vực đa dạng, như: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả,...Hiện nay, các quốc gia trong khu vực đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học - công nghệ vào trồng trọt.

+ Ngành chăn nuôiđang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á.Các vật nuôi phổ biến trong khu vực là trâu, bò, lợn, gia cầm (gà, vịt). Hiện nay, ngành này đang phát triển theo xu hướng: ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ.

 

+ Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản: ở Đông Nam Á, hoạt động đánh bắt thuỷ sản đang chuyển từ các vùng biển gần bờ sang vùng biển xa bờ và tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác; ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển ở nhiều quốc gia. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản lớn là Inđônêxia, Thái Lan, Philíppin, Việt Nam, Malaixia,...

♦ Ngành dịch vụ

- Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành dịch vụ. Sự phát triển ngành dịch vụ đã: góp phần thúc đẩy phát triển và phân bố các ngành kinh tế khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; hội nhập kinh tế thế giới,…

- Ngành dịch vụ trong khu vực có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật từng bước được mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.

- Tỉ trọng GDP của khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2020, khu vực dịch vụ đã tăng tỉ trọng từ 47,2% lên 49,7%.

- Một số trung tâm dịch vụ hàng đầu, là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc,...

- Xu hướng phát triển: tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Một số ngành tiêu biểu:

+ Ngành giao thông vận tải: do đặc điểm địa hình đa dạng nên khu vực Đông Nam Á phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường sông, hồ, đường biển, đường hàng không,... Trong đó, giao thông vận tải đường biển và đường hàng không đóng vai trò quan trọng giúp kết nối khu vực với thế giới. Một số đầu mối giao thông quan trọng là: Xingapo, Cuala Lămpơ, Băng Cốc… Hiện nay, các thành tựu khoa học - công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành giao thông vận tải.

+ Ngành thương mại: nội thương ở khu vực có xu hướng phát triển do quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Ngoại thương rất phát triển, tổng trị giá xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á không ngừng gia tăng. Đông Nam Á có quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

 

+ Ngành du lịch: khu vực Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Các quốc gia dẫn đầu về số lượt khách du lịch quốc tế đến tham quan là: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam, Xingapo,... Hiện nay, ngành du lịch đang ứng dụng các công nghệ hiện đại trong phương thức quản lí và kinh doanh, phát triển du lịch theo hướng bền vững đồng thời hợp tác quốc tế về du lịch,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 22:43

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:42

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

- Cơ cấu kinh tế

Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế

Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.

Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 1 2019 lúc 17:19

-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của c nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ   m 3 khí/ năm)

-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)

-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyn cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch

-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cng Nhà Bè, cng Vũng Tàu

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 21:04

Tham khảo

- Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
21 tháng 7 2023 lúc 13:42

Tham khảo!!!

- Sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi

+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.

+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.

+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 10:25

Tham khảo:

- Kinh tế của Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn 1955 - 1972: Nhờ thành công của công cuộc tái thiết và phát triển kinh, nên tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao, bình quân khoảng 10%/ năm. Nhật Bản vươn lên trở thành một nước phát triển. Từ năm 1968, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Giai đoạn 1973 - 1992: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 và “thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991 đã dẫn đến kinh tế trì trệ kéo dài.

+ Giai đoạn 1992 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao từ năm 2002 đến năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 - 2008 cùng với thiên tai, dịch bệnh khiến tốc độ tăng GDP của Nhật Bản xuống thấp. Năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thành viên của G7 và G20.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (gần 70%), nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất (khoảng 1%).

+ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học - công nghệ.

- Kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai,...

- Để nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới, Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế số (rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo,...).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 17:04

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế

Các nước phát triển:

+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.

+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).

+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

♦ Sự khác biệt về xã hội

- Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.

+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.

Các nước đang phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2019 lúc 11:13

Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển:

- Cát Bà : nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển

- Côn Đảo: nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển

- Phú Quốc: nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, dịch vụ biển