Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 9 2018 lúc 14:22

Đáp án là B.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 10 2019 lúc 16:27

Đáp án B

Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 15:53

- Tình hình kinh tế : 

  + Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu có sự ổn định và phát triển nhanh.

  + Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC -1957), sau trở thành Công đồng Châu Âu (EC -1967)

   + Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thàng 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

- Tình hình chính trị :

   + Nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển.

   + Trên chính trường nhiều nước trong khu vực này có những biến động đáng chú ý

- Chính sách đối ngoại : Nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

   

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 9 2023 lúc 22:01

(*) Tham khảo: Giới thiệu về máy kéo sợi Gien-ni

Trong những năm 1750, các nhà máy dệt may không để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến cuối năm 1764, kĩ sư Giêm Ha-gri-vơ đã phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này có cấu tạo như xe quay sợi bình thường nhưng lại chứa tới 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần một công nhân vận hành máy. Vì lượng cọc suốt nhiều hơn, máy có thể tạo ra nhiều sợi vải hơn khi vận hành, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Máy kéo sợi Gien-ni là phát minh quan trọng giúp cho sản lượng nguyên liệu ngành dệt may tại châu Âu tăng lên nhanh chóng. Phát minh này giúp nguồn cung sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, nó cũng giúp giá vải giảm xuống và người tiêu dùng có thể mua vải dễ dàng hơn. Máy kéo sợi Gien-ni mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt may Anh quốc lúc bấy giờ.

Hoàng Thị Tâm
Xem chi tiết
Hoàng Huệ Cẩm
29 tháng 2 2016 lúc 13:30

-Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Sau chiến tranh Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp đường giao thông bị tàn phá.

Về kinh tế : đến năm 1950, nền kinh tế đã được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, trong đó viện trợ Mĩ (kế hoạch Macsan) đóng vai trò quan trọng.

Về đ ối ngoại:

 Nhiều nước Tây Âu tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.

Nhiều nước trở lại xâm lược thuộc địa cũ (Pháp quay lại xâm lược Đông Dương)

-Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

Về kinh tế : nền kinh tế các nước Tây Âu có sự phát triển nhanh (Đức thư 3, Anh thứ 4, Phap thứ 5 TG) Tây Âu trở thành một TRONG 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Về đối ngoại: các nước Tây Âu vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời đa dạng hoá quan hệ ngoại giao. Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan.

-Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

 Về kinh tế : do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, Tây Âu đã diễn ra  sự xen kẽ tăng trưởng và suy thoái, khủng hoảng và ngày càng vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.

       Về đối ngoại: Tây Âu ngả dần theo xu thế hòa hoãn như Hiệp định 11-1972 giữa hai Nhà nước Tây Đức và Đông Đức, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), tháng 11-989, bức tường Béclin bị phá bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10-1990).

     - Tây Âu từ sau 1991 đến năm 2000

        Về kinh tế : Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới (giữa thập kỉ 90)

        Về đối ngoại : Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điều chỉnh quan trọng, chú ý đến cả với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Cam Ngoc Tu Minh
15 tháng 8 2023 lúc 21:11

Tham khảo

Charles Robert Darwin (1809 –  1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:51

Tham khảo:

Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập. Cuốc chiến đấu có ý nghĩa to lớp, giúp giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Không chỉ vậy, nó còn có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- La tinh.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.

Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Dat Do
16 tháng 8 2023 lúc 13:02

tham khảo

Leonardo da Vinci, tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, ... Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Ông còn có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 10:00

“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Phong trào đã lan sang nhiều nước tư bản chủ nghĩa.

Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm… Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…

Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.