Nêu nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật Bản.
Nêu những nét chính về tình hình chính trị Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Tham khảo
- Trong quá trình đô hộ Đông Nam Á. Các nước thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách cai trị thâm độc trên lĩnh vực chính trị, như:
+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)
+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.
+ Cử quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và người bản xứ chỉ nắm quyền cai quản ở địa phương.
- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã đưa đến nhiều chuyển biến ở Đông Nam Á, như:
+ Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.
+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.
Tham khảo
- Trong quá trình đô hộ Đông Nam Á. Các nước thực dân phương Tây đã thi hành nhiều chính sách cai trị thâm độc trên lĩnh vực chính trị, như:
+ “Chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chính sách cai trị khác nhau)
+ Mua chuộc, khống chế bộ phận phong kiến đầu hàng.
+ Cử quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và người bản xứ chỉ nắm quyền cai quản ở địa phương.
- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã đưa đến nhiều chuyển biến ở Đông Nam Á, như:
+ Ở các quốc gia, triều đình phong kiến đã đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.
+ Sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nội bộ từng nước và tạo nên khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?
A. Có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
B. Có thái độ kiên định với Pháp.
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Cấu kết với thực dân Pháp.
Đáp án A
Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam ít nhiều có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc dân chủ. Tuy nhiên, khi được Pháp nhượng cho một số quyền lợi như cho tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kì thì lại thỏa hiệp với chúng.
Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Tham Khảo :
- Tình hình chính trị:
+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
- Tình hình kinh tế:
+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,..
- Tình hình văn hoá:
+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.
+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.
- Tình hình xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:
+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.
+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt nam như thế nào ?
B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh
B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh
Mình chọn B. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh
Dựa vào sơ đồ hình 17.2, nêu nét chính về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.
Tham khảo
- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):
+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):
+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.
+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.
+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…
Cho biết nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
Tham khảo
- Về chính trị: các Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa phương Tây. Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước và làm tay sai cho chính quyền thực dân.
- Về kinh tế: kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây và trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp nguyên liệu rẻ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,.... được xây dựng nhằm phục vụ cho khai thác thuộc địa.
- Về văn hóa: văn hóa phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới.
- Về xã hội: Các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa. Vẫn còn tồn tại các gia cấp cũ.
Nét nổi bật của tình hình nước ta dưới ách thống trị của Pháp - Nhật là
A. nhân dân ta chịu cảnh áp bức “một cổ hai tròng”.
B. nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng.
C. cuối năm 1944 đầu năm 1945 gần 2 triệu người chết đói.
D. mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể điều hoà được
Đáp án D
Nét nổi bật của tình hình nước ta dưới ách thống trị của Pháp - Nhật là mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể điều hoà được
Nét nổi bật của tình hình nước ta dưới ách thống trị của Pháp - Nhật là
A. nhân dân ta chịu cảnh áp bức “một cổ hai tròng”
B. nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng
C. cuối năm 1944 đầu năm 1945 gần 2 triệu người chết đói
D. mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể điều hoà được
Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây theo mẫu dưới đây vào vở:
Sau khi buộc Triều Nguyễn kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Pháp dù đã cơ bản đặt được ách thống trị trên toàn bộ Việt Nam nhưng quân Pháp còn phải mất thêm hơn 10 năm liên tục, hao quân, tốn của, dùng quân sự hòng đàn áp các cuộc phản kháng của nhân dân Việt Nam. Vậy, phong trào yêu nước chống Pháp những năm cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?
Tham khảo
- Cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã diễn ra phong trào Cần vương (1885 - 1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913). Đây là các phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nhưng các cuộc đấu tranh này chưa đi đến thắng lợi cuối cùng.