Quan sát hình 5.2, hãy mô tả sự sắp xếp của các gene trên nhiễm sắc thể.
Quan sát hình 14.3, cho biết:
a) Giảm phân I có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kỉ đấu I?
b) Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau.
c) Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân.
d) Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bỏ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân 1 và giảm phân II.
a) Giảm phân I gồm 4 kì: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I và kì cuối I. Ở kì đầu I, NST tiếp hợp tương ứng với nhau theo từng vế và xảy ra sự trao đổi chéo.
b) Ở kì giữa I, các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng. Ở kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào.
c) Kết quả của giảm phân I là tạo ra 2 tế bào có bộ NST đơn bội kép (n NST kép). Như vậy, từ lúc bắt đầu giảm phân đến lúc kết thúc giảm phân, số NSt đã giảm đi một nửa, từ 2n NST kép thành n NST kép.
d) Kết quả của giảm phân II là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST). Như vậy, sau khi giảm phân II diễn ra, số lượng NST ở mỗi tế bào đã giảm đi một nửa so với sau giảm phân I, từ n NST kép thành n NST đơn.
Quan sát chương trình mô tả thuật toán sắp xếp chèn. Hãy thảo luận và đưa ra các lập luận để kiểm tra tính đúng của thuật toán sắp xếp chèn.
Tính đúng của thuật toán cần được chứng minh bằng lập luận toán học. Sử dụng các bộ dữ liệu kiểm thử có thể làm tăng độ tin cậy của chương trình nhưng chưa chứng minh được tính đúng của thuật toán.
Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST
4. Đột biến này không làm thay đổi nhóm liên kết gen.
5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận sai về trường hợp đột biến trên
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án B
Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
→ Thay đổi nhóm gen liên kết ( cd và 45 → c5 và 4de)
→ Có thể giảm khả năng sinh sản.
→ Có thể hình thành loài mới.
Các kết luận sai là : 1, 4.
Cho sơ đồ mô tả cơ chế của một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :
Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kết luận sau:
1. Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa các nhiễm sắc thể trong cặp NST tương đồng.
2. Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
3. Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST
4. Đột biến này làm thay đổi nhóm liên kết gen.
5. Cá thể mang đột biến này thường bị giảm khả năng sinh sản.
Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp đột biến trên?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Đáp án A
Sơ đồ trên mô tả hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST.
→ Đột biến này có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
→ Thay đổi nhóm gen liên kết ( cd và 45 → c5 và 4de)
→ Có thể giảm khả năng sinh sản.
→ Có thể hình thành loài mới.
Các kết luận đúng là : 2, 3, 4, 5
Quan sát ảnh chụp hiển vi sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể của quá trình nguyên phân ở một tế bào hãy xác định tên gọi các kì phân bào dựa vào đặc điểm bộ nhiễm sắc thể
Kỳ trung gian : 2n NST đơn tự nhân đôi -> kép
Kỳ đầu :2n NST kép bắt đầu đóng xoắn, đính vào thoi phân bào
Kỳ giữa ; 2n NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kỳ sau : 2n NST kép tách thành 2n NST đơn ở mỗi cực và phân li đống đều về 2 cực tế bào
Kỳ cuối : 2n NST đơn nằm gọn trong nhân mới , tế bào con được hình thành mang bộ NST giống nhau và giống hệt mẹ
Quan sát Hình 13.3, sắp xếp trình tự và mô tả các bước sơ cứu nạn nhân tại chỗ.
Quan sát hình 8.5 và mô tả cách sắp xếp các phân tử cellulose trong thành tế bào thực vật?
Cách sắp xếp các phân tử cellulose trong thành tế bào thực vật: Các phân tử cellulose liên kết với nhau tạo thành sợi cellulose dài. Các sợi cellulose tập hợp lại tạo thành bó sợi cellulose. Các bó sợi cellulose xếp sát nhau tạo thành thành tế bào vững chắc.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm
Chuẩn bị: 4 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của Li, Na, F, Cl theo mẫu mô tả trong Hình 4.4.
Quan sát các mô hình đã chuẩn bị, thảo luận và trả lời câu hỏi:
1. Hãy cho biết nguyên tử các nguyên tố nào có cùng số electron ở lớp ngoài cùng
2. Hãy so sánh số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự nhóm của các nguyên tố đó
1:
Nguyên tử Li, Na có cũng số electron ở lớp ngoài cùng
Nguyên tử F, Cl có cũng số electron ở lớp ngoài cùng
2: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố chính là số thứ tự nhóm của các nguyên tố
Quan sát hình 4 -1, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì
Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày bao phủ mặt ngoài cùng như mặt trong của cơ thể, có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích. Biểu mô bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô. Tuỳ theo hình dạng và chức năng của tế bào, biểu mô chia làm các loại khác nhau.
Quan sát hình vẽ sau:
Biết các chữ các in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấc trúc nhiễm sắc thể của hình trên ?
A. Dạng đột biến này giúp nhà chọn giống loại bỏ gen không mong muốn
B. Hình vẽ mô tả dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Dạng đột biến này không làm thay đổi trình tự gen trên nhiễm sắc thể
D. Dạng đột biến này làm dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen
Đáp án B
Thứ tự trên đoạn NST ban đầu: D – E – F
Sau đột biến đảo đoạn này trở thành: F – E – D
A sai, không dùng để loại bỏ gen
B đúng
C sai, làm thay đổi trình tự gen
D sai