Kể lại cách em đã điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
Thảo luận để xác định cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý.
– Điều chỉnh cảm xúc của bản thân (ví dụ: hít thở sâu; thả lỏng cơ thể; đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu...).
– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp (ví dụ: nói về cảm xúc mà bản thân đã trải qua với thái độ bình tĩnh và chân thành không đề cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử; thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau...).
Hướng dẫn:
- Điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng cách: hít thở thật sâu, xử lí với thật bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người khác,..
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
...
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
Xác định cảm xúc của em trong các tình huống giao tiếp khác nhau và cách ứng xử hợp lí trong các tình huống ấy.
Tham khảo
Cảm xúc | Tình huống làm nảy sinh cảm xúc | Cách ứng xử hợp lí |
Vui vẻ | Em được thầy cô ghi nhận những tiến bộ trong học tập | Thể hiện sự vui vẻ,Tự hào về bản thân,Nói lời cảm ơn |
Tức giận | Trong giờ ra chơi, cả nhóm bạn trêu em và cười ầm lên | Giữ bình tĩnh,Nói rõ rằng mình không thích,Đi ra chỗ khác |
Bất ngờ | Đi học về em thấy cả nhà tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ cho em | Thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc,Nói lời cảm ơn |
Buồn bã | Em nhận được bài kiểm tra điểm thấp | Giữ bình tĩnh,Tự nhủ phải cố gắng hơn |
Đóng vai thể hiện cách quản lí cảm xúc để ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp sau:
Tham khảo
Tình huống 1:
Hương: Sao cậu đến trễ thế?
Nga: Xin lỗi Hương, tớ đã đi sớm nhưng gặp phải một chút sự cố trên đường.
Hương: Có chuyện gì vậy?
Nga: Xe tớ bị hỏng, tớ phải đưa xe đi sửa khá lâu. Xin lỗi vì bắt cậu phải chờ. Giờ cũng muộn rồi, tớ nghĩ tớ phải về thôi.
Hương: Không sao mà, chúng ta có thể đi mua sách lần sau.
Nga: Cảm ơn cậu đã thông cảm nhé.
Hương: Không sao mà, lần sau có thời gian thì mình đi cũng được.
Tình huống 2:
Phương cần tập trung vào việc lắng nghe và hiểu những đề xuất của các thành viên trong nhóm để cải thiện kết quả trong các dự án sau này. Ngoài ra Phương cần giữ thái độ bình tĩnh và giải thích rằng mình đã cố gắng hết sức.
Tình huống 3:
Hùng nên nói chuyện với mẹ một cách dịu dàng và lịch sự rằng anh không thích khi ai đó vào phòng của mình mà không hỏi ý kiến trước. Sau đó hỏi mẹ tại sao lại đang xem cuốn nhật kí của mình, và giải thích tầm quan trọng của nó với bản thân. Tiếp đến, thảo luận cùng mẹ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, có thể là đồng ý trước với nhau về việc thông báo trước khi vào phòng của nhau hoặc thảo luận về quyền riêng tư của mỗi người. Bằng cách này, Hùng sẽ giữ được bình tĩnh và có thể giải quyết vấn đề một cách hợp lý và văn minh.
Tình huống 4:
Khang có thể yêu cầu thầy giáo giải thích về lỗi mà anh ta bị khiển trách trước lớp. Trong quá trình giải thích, Khang cần lắng nghe và giữ sự tôn trọng với thầy giáo, không cãi vã hoặc chỉ trích. Nếu việc giải thích của thầy giáo không giúp Khang hiểu rõ về tình huống, Khang có thể yêu cầu nói chuyện riêng với thầy giáo để giải quyết vấn đề. Trong quá trình nói chuyện, Khang nên giữ thái độ tôn trọng và lịch sự, cùng tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
câu 1. xử lí tình huống và thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc bản thân hợp lí trong các tình huống sau đây:
-Tình huống 1: sau giờ học, vì mải cùng các bạn chuẩn bị cho buổi thuyết trình của nhóm vào tuần sau nên em đã về muộn mà quên báo với gia đình. Bố chưa biết lí do nên đã mắng em mải chơi không về nhà đúng giờ.
-Tình huống 2: khi học nhóm cùng các bạn, một số nội dung em chưa hiểu nên hỏi lại nhiều lần. Một số bạn chê em học kém làm em rất xấu hổ.
-Tình huống 3: Em và Huy hẹn nhau đi hiệu sách chiều nay. Em chờ mãi mà không thấy Huy đến, cũng không nhận được lời nhắn là sẽ đến muộn. Em rất giận và bực bội.
tình huống 1Do thiết lập bảo mật của trình duyệt nên trình biên tập không thể truy cập trực tiếp vào nội dung đã sao chép. Bạn cần phải dán lại nội dung vào cửa sổ này.
- TRong tình huống này, em sẽ phải giải thích rõ với bố là do ở lại lớp để chuẩn bị buổi thuyết trình sắp tới nên chưa kịp báo cho ba mẹ biết, trong trường hợp này ta cần xin lỗi bố mẹ và rút kinh nghiệm cho bữa sau chứ không phải gắt gào lên với bố mẹ.
Thực hành các cách phù hợp để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Tham khảo:
Có một số cách để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày, bao gồm: Tránh phản ứng ngay lập tức Sử dụng lời nói và ngôn ngữ cơ thể tích cực, như cười và thở dài, có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo ra một môi trường tích cực.
Chia sẻ tình huống thực tế và cách em đã quản lí cảm xúc để ứng xử phù hợp trong tình huống đó.
Tham khảo
Cô giáo giao cho lớp xử lí một tình huống và làm việc theo nhóm. Chúng em có quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề. Mỗi lần thảo luận, chúng em đều có một góc nhìn và ý kiến riêng, và chúng em thường có những cuộc tranh luận nảy lửa. Ban đầu, em rất căng thẳng vì em thấy mình đang bị bạn chèn ép và cố tình không đồng ý với em. Tuy nhiên, sau đó em nhận ra rằng em cũng đang bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc. Em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với bạn mình.
Để quản lý cảm xúc của mình, em đã thực hiện một số hành động như sau:
- Em đảm bảo rằng em nghe kỹ ý kiến của bạn và không gián đoạn hoặc phá đám khi họ đang nói.
- Em đã biểu hiện sự tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của bạn bằng cách gật đầu và đưa ra lời khuyên khi cần thiết.
- Em đã tìm kiếm điểm chung giữa quan điểm của em và của bạn để chúng em có thể tiếp cận vấn đề một cách chung nhất.
- Cuối cùng, em đã đề xuất một giải pháp mới dựa trên quan điểm của cả hai bên.
Đánh giá kết quả thức hiện các nhiệm vụ của chủ đề:
1. Xác định được cách quản lí cảm xúc để ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
2. Quản lí được cảm xúc và ứng xử hợp lí trong giao tiếp.
3. Chỉ ra được biểu hiện của làm chủ và kiểm soát cảm xúc trong các mối quan hệ bạn bè.
4. Chủ động thực hiện các biện pháp cụ thể để làfm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè ở trường và qua mạng xã hội.
1. Hoàn thành
2. Chưa hoàn thành
3. Hoàn thành
4. Hoàn thành
Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp.
Tham khảo
Em gái 3 tuổi làm hỏng chiếc váy yêu thích của em, em rất tức giận, muốn mắng và đánh em gái một trận, nhưng em đã kiềm chế cảm xúc, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng rằng không được đụng vào đồ của mình nữa
Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Gợi ý:
- Tình huống xảy ra như thế nào?
- Cảm xúc khi đó của em là gì?
- Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?
- Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc của mình?
- Lúc em nhận được 10 điểm bài kiểm tra, em vui đến mức không tin nó là thật, từ một cảm xúc bồi hồi lo lắng, em đã vờ oà và phải hít thở sâu nhiều lần để bình tĩn lại