Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là:

- Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật - công nghệ cao.

- Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp (như Cách mạng công nghiệp lần thứ tư) tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.

- Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:22

Tham khảo!

- Một số nước phát triển:

+ Ở khu vực châu Mỹ, có: Hoa Kì, Canađa,…

+ Khu vực châu Âu, có: Anh, Pháp, Đức, Ailen, Thụy Điển, Liên bang Nga,…

+ Khu vực châu Á có: Nhật Bản…

+ Khu vực châu Đại Dương có: Ôxtrâylia, Niu-Di-lân,…

- Các nước đang phát triển:

+ Khu vực châu Mỹ có: Braxin, Côlômbia, Pêru…

+ Ở khu vực châu Á, có: Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia…

+ Ở khu vực châu Phi, có: Cộng hòa Nam Phi, Nigiêria, Xu đăng, Êtiôpia…

Minh Lệ
Xem chi tiết

Phát triển nông nghiệp bền vững thể hiện qua một số định hướng sau:

- Nông nghiệp xanh

+ Là cách thức phát triển ngành nông nghiệp, tối đa hóa cơ hội khai thác các nguồn tài nguyên sạch, mô hình nông nghiệp tăng trưởng bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

+ Nông nghiệp xanh hay nông nghiệp hữu cơ đảm bảo bốn nguyên tắc (sức khoẻ, sinh thái, công bằng, cẩn trọng) dần trở thành hướng đi mới nhằm xây dựng một nền nông nghiệp văn minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

+ Các công nghệ mới không những góp phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tăng năng suất và sản lượng nông sản mà còn hạn chế sức lao động của con người.

+ Các công nghệ phức hợp giúp quản lí chính xác hoạt động sản xuất nhằm tăng sinh lợi, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường hơn.

Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:30

Tham khảo!

 

- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng gần 30% trong cơ cấu GDP của Liên bang Nga (năm 2020).

- Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao, cơ sở hạ tầng, khoa học - kĩ thuật hiện đại nên ngành công nghiệp Liên bang Nga phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung chủ yếu ở phía tây lãnh thổ.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia này đứng hàng đầu thế giới.

- Một số ngành công nghiệp nổi bật của Liên bang Nga là: khai thác khoáng sản, chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, công nghiệp quốc phòng, cơ khí,...

+ Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngành này tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, khu vực dãy U-ran,...

+ Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu, chiếm gần 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp; ngành này tập trung chủ yếu ở Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua, Ê-ca-tê-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.

+ Liên bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử. Các ngành công nghiệp này được phát triển ở nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:39

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản

- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...

+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.

+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp

- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…

Mang Huỳnh Thùy Dương
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 7 2023 lúc 21:09

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong hàng đầu tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đạt mức độ tăng trưởng cao, GPA công nghệp năm 2020 tăng gấp 10 lần so với năm 2010.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Công nghiệp sản xuất ô tô phát triển rất nhanh. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân boos chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng Duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, thượng Hải,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:52

Tham khảo!

- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%,  năm 2004  chiếm 19,7% GDP.

- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến

+ Công nghiệp điện lực

+ Công nghiệp khai khoáng

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử

- Phân bố công nghiệp thay đổi

+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...

+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...

- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.