Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khôi Nguyên (^人^...
Xem chi tiết
Hạ Hạ
Xem chi tiết
Trần Trí Đức Nguyễn
Xem chi tiết
TRAN QUOC AN
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 1 2017 lúc 11:50
a) Trong bài văn Chống
nạn thất học
, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:

– “Một trong
những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí

– “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc
những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn
nghị luận.

b) – Ở bài văn Chống nạn
thất học
, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì? – Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí
lẽ và dẫn chứng nào? Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có
các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này
khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc: – Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân,hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết
chữ
); – Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không
thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; – Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức
cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, ngườiăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư
gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình…, phụ nữ …, thanh niên
…) c) Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc,biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học
Linh Phương
12 tháng 1 2017 lúc 19:55

a, có rồi nên mk ko làm lại nhé!

b

- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) c,Dân ta 95 phần trăm mù chữ ==> muốn xây dựng đất nước thì ==> phải có kiến thức phải biết đọc, ==> biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết ==> phụ nữ càng phải học ==> thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học. nếu được nội dung và vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
Tiên Thủy Phạm
18 tháng 1 2017 lúc 17:48
a) Trong bài văn Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể: - "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí" - "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ." Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này. Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. 2. Luận cứ - Ở bài văn Chống nạn thất học, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì? - Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào? Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc: - Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ); - Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết; - Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...) 3. Lập luận Các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) trong bài Chống nạn thất học được trình bày như thế nào? Tác giả đã nêu, dẫn dắt từ luận cứ đến khẳng định luận điểm ra sao? Gợi ý: Chú ý trình tự trình bày các luận cứ: Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc, biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm được gọi là lập luận.hihi
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
Phong Thần
4 tháng 4 2021 lúc 20:21

*Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì: - Cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất không gì bằng .

  
Etermintrude💫
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 1 2021 lúc 10:45
Bạn tham khảo :Trăng cứ tròn vành vạnhKể chi người vô tìnhÁnh trăng im phăng phắcĐủ cho ta giật mình.Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? Vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
Lạnh Giá
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
19 tháng 4 2016 lúc 11:25

Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng.iờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...

Griselda Victoria
Xem chi tiết
Etermintrude💫
17 tháng 3 2021 lúc 5:20

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...).........Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....)Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ......Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.

Phạm Ngọc Bích
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
12 tháng 1 2018 lúc 15:44

- Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.

- hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. 

- Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. 

- tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không biết trước được.

- ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy.