Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 4 2017 lúc 6:35

- Tình hình kinh tế:

     + Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.

     + Ngoại thương đường biển rất phát triển.

- Tình hình văn hóa

     + Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn

     + Phật giáo và Ba-la-môn giáo được sùng tín

     + Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển.

- Tình hình xã hội

Có sự phân hóa giàu nghèo hình thành các tầng lớp quý tộc, bình dân, nô lệ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:35

- Sự phát triển của kinh tế Mỹ La-tinh:

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động do: phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

- Điểm nổi bật của các ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa;

+ Công nghiệp phát triển mạnh về: công nghiệp chế biến, chế tạo,..

+ Các lĩnh vực dịch vụ quan trọng là: ngoại thương và du lịch

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:59

Tham khảo:
- Nét nổi bật về xã hội của Mỹ La-tinh: Có nền văn hóa độc đáo, được hình thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa bản địa và di cư. Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,... Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và du lịch. Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế ngày càng phát triển. Năm 2020, khu vực Mỹ La-tinh có tuổi thọ trung bình đạt khoảng 75 tuổi. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ chiếm 94,5% dân số. HDI khu vực Mỹ La-tinh khá cao, có xu hướng tăng và khác nhau giữa các nước.
- Ảnh hưởng của vấn đề xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội: sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới sự bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia.

Kiều Nguyệt Nguyễn Mai
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
22 tháng 3 2022 lúc 17:42

-Các ý bạnTham khảo#

* Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

-Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

-Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

-Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

 

-Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

 

-+ Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 1930 đến năm 1945.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 1945 đến năm 1954.

kodo sinichi
22 tháng 3 2022 lúc 21:14

Tham khảo#

* Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

-Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

-Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

-Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

 

-Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

 

-+ Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 1930 đến năm 1945.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 1945 đến năm 1954.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 16:20

*Đặc điểm

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Trung Quốc có diện tích đất khoảng 9,6 triệu km2.

+ Phần lãnh thổ trên đất liền của Trung Quốc kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến kinh độ 135°Đ.

+ Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông… thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.

- Vị trí địa lí:

+ Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á.

+ Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước (ở phía bắc, phía tây và phía nam) và có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21000 km.

+ Phía đông Trung Quốc tiếp giáp với biển.

Quoc Tran Anh Le
7 tháng 11 2023 lúc 16:21

*Phân tích ảnh hưởng

- Thuận lợi:

+ Đất nước rộng lớn, thiên nhiên có sự phân hóa giữa các vùng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng.

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng biển rộng lớn đã tạo thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, các nước trên thế giới và phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

- Khó khăn:

+ Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.

+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 13:32

Tham khảo:
- Nét nổi bật về dân cư Mỹ La-tinh:
Là khu vực đông dân (năm 2020 là 652,3 triệu người) và có dân số tăng nhanh.
Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin là quốc gia đông dân nhất khu vực, Mê-hi-cô đứng thứ hai.
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh qua các năm (năm 2020 là 0,94%) Có cơ cấu dân số trẻ
- Ảnh hưởng của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội:
Cơ cấu dân số trẻ.
Năm 2020, số dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm khoảng 67,2% tổng số dân. Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây ra áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Mật độ phân bố dân số không đồng đều, tập trung chủ yếu ở ven biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
20 tháng 7 2023 lúc 9:34

Tham khảo:

Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh

- Phạm vi lãnh thổ

+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;

+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

- Vị trí địa lí:

+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.

+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
mori
20 tháng 7 2023 lúc 11:46

Tham Khảo : 

 

- Tình hình chính trị:

+ Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

+ Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

- Tình hình kinh tế:

+ Thực dân phương Tây đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân bản xứ, không chú trọng mở mang công nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Mở rộng hệ thống đường giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Cướp đoạt ruộng đất đề lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,..

- Tình hình văn hoá:

+ Du nhập của văn hoá phương Tây làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước.

+ Thực hiện chính sách nô dịch nhằm đồng hoá và ngu dân để dễ bề cai trị.

- Tình hình xã hội: có sự phân hoá sâu sắc:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.

+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.

+ Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 20:47

Tham khảo:
- Phạm vi lãnh thổ của khu vực Mỹ La-tinh: dài từ khoảng vĩ độ 33oB đến khoảng vĩ độ 54oN; có diện tích 20 triệu km2; bao gồm Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong biển ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như đảo Co-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...
- Đặc điểm của vị trí địa lí: Tiếp giáp với Hoa Kỳ - nền kinh tế hàng đầu thế giới; với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các đại dương lớn. Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma Vùng biển phía Tây của khu vực nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương"
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Mỹ La-tinh:
Thuận lợi:
Thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển
Đa dạng các hoạt động sản xuất
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới Tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài
Khó khăn:
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:14

* Thuận lợi:

- Nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu

- Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.

* Khó khăn:

- Khai thác nhiều.

- Việc khai thác chưa mang lại nhiều lợi ích.