Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
Trình bày việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta. Tại sao các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển ?
a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.
- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :
+ Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.
+ Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- Khai thác tài nguyên khoáng sản :
+ Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao
+ Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu và nhà máy lọc dầu trong nước.
+ Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)
+ Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí
b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :
- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.
- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo
Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân
Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam là như nhau. Bất cứ công dân nào cũng cần nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định của nhà nước, nâng cao ý thức của bản thân để góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường sinh sống hiện tại
Để bảo vệ tài nguyên, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, mỗi học sinh cần:
Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.Chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.Tuy chỉ mới ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường nhưng các em cũng có thể tham gia vào những hoạt động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường tại địa phương. Điều này sẽ mang tính lan tỏa và gây ảnh hưởng tích cực đến tất cả mọi người đấy!
Các dự án đang được triển khai làm nhẹ thiên tai của vùng Bắc Trung Bộ A. Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn B. Xây dựng các công trình thủy điện C. Xây dựng hồ chứa nước cải tạo đất nhiễm mặn D. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Nêu ý nghĩa của việc khai thác bảo vệ nguồn lợi hải sản Trình bày các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Ý nghĩa :
+Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương
+ Góp phần cải thiện đời sống ng lao động
+ Những nông dân trở thành tỉ phú ngờ vc nuôi đv th.sản có giá trị xuất khẩu
+ Tạo vc lm cho ng lao động
+Tận dụng đc nguồn th.ăn tự nhiên
Nêu ý nghĩa của việc khai thác bảo vệ nguồn lợi hải sản
Trình bày các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
TL:
Ý nghĩa :
+Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương
+ Góp phần cải thiện đời sống ng lao động
+ Những nông dân trở thành tỉ phú ngờ vc nuôi đv th.sản có giá trị xuất khẩu
+ Tạo vc lm cho ng lao động
+Tận dụng đc nguồn th.ăn tự nhiên
Việc nên làm | Việc không nên làm |
Hạn chế đánh bắt hải sản | Phá hủy nơi sinh sống của các loài hải sản |
Thiết lập các khu bảo tồn hải sản | Đánh bắt hải sản quá mức |
Nghiêm cấm đánh bắt hải sản | Thải các chất bẩn, phóng xạ xa biển |
Khai thác hải sản đúng quy định | Khai thác hải sản không đúng quy định |
+> Ý nghĩa của việc khai thác bảo vệ nguồn hải sản là :
- Cung cấp thực phẩm cho con người.
- Làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Làm sạch môi trường nước.
- Làm thức ăn chăn nuôi.
- Tạo việc làm cho những người lao động.
+> Các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường trong nuôi trồng thủy sản :
- Bớt việc đánh bắt thủy sản không hợp lí
- Phải biết khi thác hợp lí , đúng quy định.
- Không nổ nom , mìn để đánh bắt thủy sản.
- Không vứt rác xuống sông , hồ , biển ..............
Nêu ý nghĩa của việc khai thác bảo vệ nguồn lợi hải sản Trình bày các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Mk vừa trả lời cho bạn Bảo Ngọc rồi đó vào xem nhé
Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý, cần tiến hành các biện pháp nào?
Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lý cần tiến hành các biện pháp :
- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản.
- Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản.
- Chọn những loại cá có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp.
- Có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Câu 28.
Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên? Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Câu 29.
Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 30.
Dựa vào Át lát địa lí xác định các dãy núi cách cung vùng núi Đông Bắc? Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ? Đặc điểm đó ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào?
Tham khảo :
Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?* Thuận lợi
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...
=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.
- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.
* Khó khăn:
- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.
- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 29.
Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...
- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác và nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...
Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
a) Khai thác, chế biến khoáng sản
* Thuận lợi :
- Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
- Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) : Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu
- Khoáng sản kim loại :
+ Sắt (Yên Bái)
+ Đồng - niken ( Sơn La)
+ Đất hiếm (Lai Châu)
+ Kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kan)
+ Đồng - vàng ( Lào Cai)
+ Thiếc và booxxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc
- Khoáng sản phi kim loại : apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân
* Khó khăn :
Đa số mỏ quặng ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại
b) Thủy điện
* Thuận lợi
- Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu KW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Dadf chiếm gần 6 triệu KW
- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Thác Bà trên sông Chảy ( 110KW), Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342MW)
- Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông
* Khó khăn :
Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh
trình bày hiểu biết của em về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
a. Thực trạng:
- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi.
- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.
- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường
b. Biện pháp bảo vệ:
- Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
- Cần thực hiện nghiêm Luật khoáng sản của Nhà nước ta.
Trình bày những hành động tiêu cực và tích cực của con người đến địa hình nước ta B) việc khai thác rừng bừa bãi lá tác động đến địa hình nước ta như thế nào C) vấn đề trồng và bảo vệ rừng có quan trọng ý nghĩa như thế nào
A) # Tích cực:
+ Khai thác rừng bừa bãi.
+ Săn bắt động vật hoang dã.
+ Đổ rác thài, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.
+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc hại,...
+ ...
# Tiêu cực:
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.
+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân sô' hợp lí.
+ Sử dụng đât hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.
+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.
+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.
+ ....
B) - Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.
- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng
- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên
- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.
- Ngoài ra cũng là những nguyên nhân dẫn đến sạt lỡ đất,...
C) - Rừng góp phần hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, làm trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.
- Rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát.
- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với những nơi đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng vì thiếu nước vào mùa khô.
- Góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài sinh vật trong rừng.
__________________________________________
Có gì không đúng thì nhắn mình nha :))