Vì sao công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào hệ thống nuôi?
Em hãy quan sát hình 74 rồi điền vào vở bài tập các từ, cụm từ cho dưới đây vào chỗ trống sao cho phù hợp với tác dụng phòng bệnh của vắc xin:
Các từ và cụm từ: vắc xin, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch.
Khi đưa (1) vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra (2) chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi mầm bệnh xâm nhập trở lại, cơ thể vật nuôi có khả năng (3).Vật nuôi không bị mắc bệnh vì đã có khả năng (4).
1. Vắc xin.
2. Kháng thể.
3. Tiêu diệt mầm bệnh.
4. Miễn dich.
Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và hoành hành. Những bệnh kéo theo này được gọi chung là
A. bệnh cơ hội.
B. bệnh truyền nhiễm.
C. bệnh tự miễn.
D. bệnh di truyền.
Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập và hoành hành. Những bệnh kéo theo này được gọi chung là
A. bệnh cơ hội.
B. bệnh truyền nhiễm.
C. bệnh tự miễn.
D. bệnh di truyền
Đáp án A
Những bệnh mắc phải khi người bệnh bị AIDS gọi là bệnh cơ hội.
Câu1: Tại sao vắc xin có tác dụng phòng bệnh cho vật nuôi.sau khi tiêm vắc xin cho vật nuôi thì vắc xin có khả năng miễn dịch. Câu2: mục đích của vệ sinh trong chăn nuôi là. Câu3: Độ trong tốt nhất của tôm cá là: Khả năng hoà tan chất vô cơ của Nc có tác dụng khi nuôi thủy sản.Nên làm thế nào để giảm lượng khí cácbonic trong nước . Cho tôm cá ăn Ntn để tránh lãng phí thức ăn và ko gây ô nhiễm môi trường ao hồ. Câu4 vì sao phải bảo quản rau của quả trong ngăn lạnh . Đề cương cn7 mong ae giúp đỡ. xin lối hệ thống vì đưa câu hỏi môn khác vào, ai làm nhanh và đúng mình tick
Hiện tượng xâm nhập mặn vào đầu mùa khô trong năm vừa qua gây tổn thất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo em nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến việc xâm nhập mặn nêu trên? Em hiểu thế nào là biến đổi khí hậu? Giúp mình với, cần gấp ạ.
Nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn:
+, Trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng, lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra.
+, Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng, xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng nhiều.
+ Diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất.
+, Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động trực tiếp đến khí hậu, gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều địa phương, khiến cho lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn.
+, Do hoạt động kinh tế của con người làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.
+, Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
+, Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học,...
Biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu.
Vì sao sử dụng công nghệ lên men có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
Tham khảo:
- Chất thải chăn nuôi thường gây ra mùi hôi khó chịu và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình lên men, các vi khuẩn phân hủy chất thải chăn nuôi sẽ giảm thiểu mùi hôi khó chịu này.
- Sau khi qua quá trình lên men, chất thải chăn nuôi đã được phân hủy thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Phân bón này có thể được tái sử dụng để làm phân bón cho cây trồng, giúp giảm tác động của chăn nuôi đến môi trường.
- Chất thải chăn nuôi có thể chứa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Khi sử dụng công nghệ lên men, các vi khuẩn phân hủy sẽ giảm thiểu sự lây lan của các bệnh tật này, giúp bảo vệ sức khỏe cho người và động vật.
Vì sao cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi?
Tham khảo:
Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi vì ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh, quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp; vaccine thường có dáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.
Quan sát Hình 12.2 và cho biết hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những thành phần nào. Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các tác nhân đó bằng những cách nào?
Tham khảo:
Hàng rào bảo vệ cơ thể gồm:
- Hàng rào bảo vệ bên ngoài:
+ Da: Lớp sừng và các tế bào biểu bì chết ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và sự cạnh tranh giữa các vi khuẩn trên da với vi khuẩn gây bệnh.
+ Niêm mạc: Lớp dịch nhầy giúp ngăn chặn không cho tác nhân gây bệnh bám vào tế bào.
+ Các chất tiết: Chứa enzyme lysozyme, dịch tiêu hóa, dịch mật tiêu diệt vi khuẩn giúp niêm mạc thường xuyên được rửa sạch. Chất nhờn và mồ hôi ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật
- Hàng rào bảo vệ bên trong:
+ Các cơ quan: Tủy xương, tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết tạo ra các loại bạch cầu của cơ thể.
+ Các tế bào bạch cầu: Thực bào các tác nhân gây hại, tiết các chất kháng khuẩn, tiết enzyme tiêu diệt động vật kí sinh,..
nêu nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở vùng núi?
Tế bào gai của thủy tức có tác dụng gì
Tham khảo:
Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt
bệnh sốt rét thường xảy ra ở vùng núi vì : họ ko quen sử dụng màng, xung quanh nơi ở có nước đọng và nhiều bụi rậm .
tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi.
Tham khảo
Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt.
Đồng bào miền núi chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, một số nơi điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh.
Dinh dưỡngTua miệng thủy tức chứa nhiều tế bào gai có chức năng tự vệ và bắt mồi. Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng khắp xung quanh. Khi chạm phải mồi (chẳng hạn rận nước) thì lập tức tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.
vì vùng núi thường có nhiều cây xanh và khi ngủ không đắp chăn nên thường bị sốt rét
Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có tác dụng gì?
A. Bảo quản thức ăn tốt hơn
B. Tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn
C. Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
Giải thích: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có tác dụng:
+ Bảo quản thức ăn tốt hơn
+ Tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn
+ Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn – SGK trang 96, 97