Dựa vào thông tin và hình 28.1, hãy trình bày khái quát về biển Đông.
Dựa vào hình 4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày khái quát về Liên minh châu Âu.
- Trình bày khái quát về Liên minh châu Âu: Tiền thân là cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Được thành lập năm 1957 với 6 thành viên có tên viết tắt là EU. Đến năm 2020 có 27 quốc gia thành viên, diện tích 4,1 triệu km2, dân số 447,7 triệu người.
Dựa vào hình 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm về sóng biển.
- Giải thích nguyên nhân hình thành sóng biển.
- Khái niệm: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân hình thành sóng biển: chủ yếu do gió. Ngoài ra, hiện tượng sóng thần do động đất ở ngoài biển và đại dương gây ra.
Đọc thông tin và dựa vào các bảng 30.1, 30.2, hãy trình bày khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo
- Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:
+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.
+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.
Dựa vào hình 13.4 và thông tin trong bài, em hãy trình bày:
- Khái niệm dòng biển (hải lưu).
- Nguồn gốc xuất phát, hướng di chuyển của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Khái niệm: Dòng biển là dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông trong lục địa.
- Nguồn gốc xuất phát của các dòng biển:
+ Dòng biển nóng: xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
- Hướng di chuyển của các dòng biển:
+ Dòng biển nóng: chảy từ Xích đạo về phía 2 cực.
+ Dòng biển lạnh: chảy từ khoảng 40o (Bắc và Nam) về phía Xích đạo.
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày khái quát sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo!!!
- Sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi
+ Là một trong ba nền kinh tế lớn nhất châu Phi, là quốc gia duy nhất của châu Phi thuộc thành viên của G20.
+ Có trình độ khoa học - công nghệ phát triển nhất châu Phi, có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho các ngành kinh tế.
+ Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản,... Tổng FDI đầu tư vào Cộng hòa Nam Phi đạt 3 tỉ USD năm 2020, lớn thứ ba châu Phi (sau Ai Cập và Cộng hòa Công-gô).
Dựa vào hình 14.4 và thông tin trong bài, em hãy nêu khái niệm các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông.
Tham khảo
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở: thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Phân biệt đất và vỏ phong hóa.
- Khái niệm: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Phân biệt đất và vỏ phong hóa:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm 2 tầng trên cùng của vỏ phong hóa (tầng đất mặt và tầng tích tụ).
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa đá gốc; gồm cả tầng đất (trong đó có tầng đất mặt, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
Dựa vào bảng 30.1, hình 30.1 và thông tin trong bài hãy trình bày khái quát sự phát triển kinh tế cộng hòa Nam Phi thông qua nhận xét về:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của cộng hòa Nam Phi, giai đoạn 2000-2021.
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2021.
Tham khảo!
Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:
+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.
+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.
+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động
+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%
+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.
+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất.
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
Dựa vào hình 4.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái quát nội dung thuyết kiến tạo mảng.
- Kể tên các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển.- Cho biết vì sao các mảng kiến tạo có thể di chuyển.
* Nội dung thuyết kiến tạo mảng
- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).
- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.
- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.
* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.
* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.